Vừa mới khỏi bệnh cúm đã có thai, nguy hiểm đến đâu?

Tôi vừa trải qua một đợt bệnh cúm khá nặng, vừa hết bệnh được 3 tuần thì kiểm tra phát hiện mình mang thai…

vua moi khoi benh cum da co thai nguy hiem den dau 243 4777356

Ảnh minh họa

Bạn đọc Nguyễn Thị H.V (nữ, 27 t.uổi, TP HCM), hỏi: Tôi biết mình có thai vì test bằng que thử thai nhiều lần, đều 2 vạch. Theo tôi tính thì do lần quan hệ cách đó khoảng 10 ngày. Tôi rất lo lắng không biết đợt bệnh trước có thể nào ảnh hưởng đến thai nhi không? Tôi có phải bỏ thai không thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Phòng khám Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trả lời:

Theo lý thuyết thì virus cúm có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi khi mắc bệnh cúm trong giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối (3 tháng đầu và 3 tháng cuối), tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu, dị tật thai, sanh non.

Tuy nhiên, nếu thật sự chính xác như bạn mô tả thì có nghĩa là bạn đã thụ thai trong khoảng thời gian đã khỏi bệnh cúm, bạn không còn các triệu chứng sốt, ho, đã ngưng dùng thuốc điều trị… Sau khi đã khỏi bệnh thì ảnh hưởng này chỉ là do tình trạng cơ thể suy yếu sau một đợt bệnh kéo dài (cơ thể mẹ bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng…) có thể khiến bạn mệt mỏi hơn người khác khi có thai, nhưng nếu được chăm sóc tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì cũng không ảnh hưởng gì.

Trường hợp của bạn không có chỉ định phải bỏ thai vì chưa có bằng chứng nào cho thấy thai nhi bị tổn thương. Để yên tâm hơn, bạn cần nhanh chóng đến các bệnh viện chuyên khoa để được khám thai, báo cho bác sĩ biết t.iền sử bệnh lý của mình để được chỉ định các biện pháp xét nghiệm, tầm soát hợp lý.

Nên nhớ rằng dù không bị mắc bệnh trước đó hoặc ngay trong thai kỳ thì vẫn có một tỷ lệ thai nhi và mẹ mắc một số bệnh lý khác, thai nhi vẫn có tỷ lệ dị tật do nguyên nhân khác hoặc không rõ nguyên nhân. Do vậy mà việc khám thai theo đúng hẹn, theo dõi và xét nghiệm sàng lọc, tầm soát trong khi mang thai là hết sức cần thiết cho tất cả các thai phụ.

Vì vậy, dù đã khỏi bệnh cúm từ trước nhưng trong khi mang thai bạn vẫn phải tiếp tục thực hành việc phòng bệnh vì vẫn có khả năng mắc các loại siêu vi nguy hiểm khác, nếu chưa chích ngừa. Khi có bệnh, không nên tự ý dùng thuốc mà nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và kê đơn phù hợp với tình trạng thai nghén.

Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Anh Thư ghi

Thời tiết nóng lên có thực sự khiến virus SARS-CoV-2 biến mất?

Thời tiết nóng lên sẽ có tác dụng ức chế virus, tuy nhiên khó phân định rõ việc virus suy yếu là do thời tiết hay do các biện pháp phòng chống.

Việc các loại virus gây bệnh cúm nói chung thường phát triển mạnh trong môi trường lạnh, không khí khô và ít lây lan trong môi trường nóng khiến nhiều người hy vọng thời tiết nóng lên sẽ khiến virus SARS-CoV-2 biến mất. Tuy nhiên theo một số chuyên gia của Trung Quốc và nước ngoài, không nên quá kỳ vọng vào nhận định này.

thoi tiet nong len co thuc su khien virus sarscov2 bien mat 947 4732919

Ảnh minh họa: CNN.

Trả lời phỏng vấn các cơ quan truyền thông sáng nay (5/3), bác sỹ Trương Văn Hồng – Tổ trưởng tổ chuyên gia điều trị dịch Covid-19 của Thượng Hải cho rằng, hiện tại rất khó có thể khẳng định thời tiết nóng lên có làm virus SARS-CoV-2 biến mất hay không. Theo bác sỹ Trương, thời tiết nóng lên sẽ có tác dụng ức chế virus, tuy nhiên sẽ khó phân định rõ việc virus suy yếu hay biến mất là do thời tiết hay do các biện pháp phòng chống.

Trước đó, ông Marc Lipsitch – giáo sư dịch tễ học của trường đại học Havard, Mỹ cho rằng virus corona xuất hiện theo mùa tuy nhiên không thể khẳng định virus SARS-CoV-2 có những đặc tính tương tự. Ông Marc Lipsitch cho biết, việc mọi người cho rằng virus gây dịch SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng) năm 2003 biến mất vào mùa hè là hoàn toàn sai lầm. SARS được kiểm soát nhờ những nỗ lực y tế cộng đồng quyết liệt, chưa từng có của nhiều quốc gia, ông khẳng định dịch bệnh này không tự biến mất.

Trong khi đó, bà Jenifer Rohn – chuyên gia tế bào sinh vật của trường đại học London, Anh cho rằng, virus SARS-CoV-2 là loại virus hoàn toàn mới, do đó rất khó có thể khẳng định yếu tố thời tiết có liên quan đến sự phát triển của dịch bệnh, nếu muốn đưa ra kết luận chúng ta cần cần phải tiếp tục theo dõi diễn biến của dịch trong thời gian tới.

Bà Jenifer Rohn nói: “Chúng ta không biết mùa hè sẽ xảy ra những gì, mặc dù có rất nhiều dự đoán nhưng chúng ta không thể khẳng định mùa hè tình hình dịch bệnh sẽ khả quan hơn. Chúng ta hy vọng vì một số bệnh hô hấp cũng tiến triển tốt khi thời tiết nóng lên. Tuy nhiên điều này không phải là tuyệt đối”.

Mặc dù xuất hiện từ đầu tháng 12/2019, tuy nhiên đến nay giới khoa học vẫn chưa xác định được nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 cũng như tìm ra thuốc đặc trị hay vaccine đối với loại virus này. Trong quá trình giải mã trình tự gen các mẫu bệnh phẩm viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra, các nhà khoa học đã phát hiện virus SARS-CoV-2 rất giống với chủng virus corona gây bệnh SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) giai đoạn 2002-2003 vốn có nguồn gốc từ loài dơi. Tuy nhiên mức gắn kết của virus mới này với thụ thể ACE2 cao hơn 10-20 lần so với virus gây ra dịch SARS- nguyên nhân khiến virus SARS-CoV-2 dễ lây truyền từ người sang người hơn./.

Theo VOV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *