Tiến trình tìm cách đo ngưỡng đau con người

ĐỨC – Để đo lường cảm giác đau của con người, các nhà khoa học ban đầu đơn giản chỉ dùng chiếc lông ngựa, sau đó phát minh máy đo.

Đo ngưỡng đau là một phần quan trọng của việc chẩn đoán và điều trị y tế, cũng là biện pháp hỗ trợ bác sĩ theo dõi tình hình hồi phục của bệnh nhân. Hiệp hội Cơn đau Mỹ đ.ánh giá đây là “dấu hiệu quan trọng thứ năm” trong điều trị bệnh.

Vào thế kỷ 19, nhà khoa học Maximilian von Frey, người Đức tạo ra phương pháp Schmerzpunkte, xác định độ nhạy cảm của da bằng lông ngựa. Ông sử dụng những sợi lông có độ cứng khác nhau, gắn lên một chiếc kẹp và nhấn vào da người, thay đổi kích thước sợi tóc và lực nhấn cần thiết trên da.

tien trinh tim cach do nguong dau con nguoi 6ade09

Thí nghiệm đo ngưỡng đau của Von Frey. Ảnh: Scientific Image Competition.

Phương pháp này giúp Von Frey ghi lại thời điểm mà một người bắt đầu cảm thấy đau. Nhà khoa học cũng chỉ ra các điểm nhạy cảm với áp lực và nhiệt độ của cơ thể người.

Đây là t.iền đề cho sự phát triển của nghiên cứu vào năm 1940 được thực hiện bởi ba nhà khoa học Mỹ James Hardy, Helen Goodell và Harold Wolff. Các nhà nghiên cứu đã phát minh ra “dolorimeter”, loại máy đo ngưỡng đau bằng nhiệt từ sức nóng của bóng đèn 100 watt. Kết quả cho thấy cơ thể người bắt đầu có cảm giác đau khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 45 độ C.

Cuối năm 1940, “dolorimeter” được thử nghiệm trên phụ nữ có thai. Các nhà khoa học dùng thiết bị chiếu tia nóng vào ngón tay của bệnh nhân bắt đầu chuyển dạ và yêu cầu họ so sánh với cơn co thắt. Thí nghiệm vấp phải nhiều sự chỉ trích, cho rằng điều này là vô nghĩa và quá tàn nhẫn.

Từ thử nghiệm, các nhà khoa học đề ra một thang thang điểm đau “Hardy-Wolff-Goodell” 10 cấp độ. Từ năm 1950, bảng mức độ đau dần trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi và nhân đạo.

Thang điểm đau được sử dụng cho cả t.rẻ e.m và người lớn, đặc biệt là phụ nữ trong quá trình chuyển dạ.

Thục Linh

Theo History/VNEE

Xem phim câm mà vẫn nghe thấy tiếng động, có thể bạn có giác quan thứ 7

Việc có thể nghe được khi chỉ nhìn thấy hình ảnh của tiếng động có thể coi là một siêu năng lực, giác quan thứ 7, giống như việc b.ắn ra tia laser từ mắt hay thần giao cách cảm của siêu nhân.

Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học lại chỉ ra rằng, điều này hoàn toàn có thể xảy ra ở thực tế.

Trong thực tế, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cortex tháng 6/2018 chỉ ra rằng cứ 5 người thì có 1 người sở hữu được khả năng nghe được tiếng động thật khi mà họ chỉ nhìn thấy hình ảnh tạo ra tiếng động ấy.

Khả năng đặc biệt này được gọi là vEAR (tạm dịch: cảm nhận thính giác thông qua thị giác), một khả năng thiên bẩm và có tính bản năng, tự bộc phát khi gặp thời cơ phù hợp. Bởi vậy khi bạn xem những video không có tiếng động hoặc hình ảnh động (gif) mà vẫn có thể nghe thấy rõ nét tiếng động trong video hoặc gif đó, chắc chắn bạn đã sở hữu vEAR.

xem phim cam ma van nghe thay tieng dong co the ban co giac quan thu 7 b2435a

vEAR được coi là giác quan thứ 7, giác quan thứ cấp (một vấn đề liên quan đến thần kinh nhưng không gây ảnh hưởng đến khả năng con người. Ngoài tạo ra vEAR, giác quan thứ cấp có thể khiến người ta cảm giác được màu sắc của chữ cái và những con số hoặc nghe thấy hương vị của các món ăn).

Quay trở lại nghiên cứu nêu trên, các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát hơn 4 nghìn người tình nguyện đến từ Bắc Mỹ, Tây Âu và Vương quốc Anh. Những người tình nguyện được cho xem những video mô tả các chuyển động đơn giản và không có tiếng động, chẳng hạn như một người bất ngờ hét lên, một quả bóng tennis đ.ập mạnh vào lưới vợt hoặc những hình ảnh trừu tượng như các đốm ánh sáng lấp lánh di chuyển và va vào nhau.

xem phim cam ma van nghe thay tieng dong co the ban co giac quan thu 7 221253

xem phim cam ma van nghe thay tieng dong co the ban co giac quan thu 7 0d6d40

Bạn có nghe thấy tiếng động gì đó từ những hình ảnh này hay không?

Sau khi xem mỗi video, người tham gia được yêu cầu đưa ra tỷ lệ cảm nhận thấy âm thanh từ video theo thang điểm từ 0 đến 5, trong đó điểm 5 tượng trưng cho “âm thanh rất rõ ràng và sôi động”. Kết quả cho thấy điều đáng ngạc nhiên rằng có tới 12% người tham gia có giác quan thứ cấp và 21% đã từng có vEAR. Nếu so sánh với những báo cáo trước đây với chỉ 2-4% người có giác quan thứ cấp thì kết quả nêu trên là một con số cao bất thường.

xem phim cam ma van nghe thay tieng dong co the ban co giac quan thu 7 0a588d

“Bạn có nghe thấy Taylor Swift hét gì không?”

Theo đó, những người có vEAR cho rằng họ đã nghe rất rõ tiếng hét có trong video một người bất ngờ hét lên nhưng với video trừu tượng nêu trên thì âm thanh lại rất êm, có chút khơi gợi. Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng những người đã từng có vEAR đều có cảm giác ù tai, nghe thấy âm thanh gợi lên hình ảnh ánh sáng nhấp nháy trong bóng tối hoặc khi họ nhắm mắt đi ngủ trong đầu họ và có cả những biểu hiện khác nữa của giác quan thứ cấp.

Hãy thử xem những video câm hoặc hình ảnh động xem bạn có nghe thấy gì không, biết đâu bạn lại có giác quan thứ 7.

Nguồn: Howstuffworks

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *