“Săn” thuốc sốt rét Chloroquine mong trị Covid-19: coi chừng m.ất m.ạng

Sau phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến việc thử nghiệm Chloroquine nhằm điều trị bệnh nhân Covid-19, dân mạng bắt đầu hỏi nhau tìm mua thuốc này.

Tuy nhiên, đây là loại thuốc nếu tự ý dùng sẽ hại gan, thận, thậm chí dễ ngộ độc, t.ử v.ong.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã nhanh chóng đăng tải trên mạng xã hội Facebook những dòng trạng thái về sự nguy hiểm liên quan đến việc một số người dân có nhu cầu mua trữ Choroquine, thậm chí có ý mua uống sẵn để mong phòng Covid-19, vì hiểu sai về các nghiên cứu mới liên quan đến thuốc này.

Trao đổi với Báo Người Lao Động sáng 21-3, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh Chloroquine, với ứng dụng phổ biến nhất là điều trị sốt rét, là thuốc chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ và khi dùng phải thật đúng liều. “Ở thuốc này, điều trị và liều ngộ độc rất gần nhau, chỉ cần dùng quá liều một chút đã nguy hiểm. Uống sai chỉ định, tự ý uống với hy vọng phòng bệnh Covid-19 chẳng những không có kết quả mà còn hại gan, thận. Uống quá liều có thể gây ngộ độc, nặng nề nhất là ngừng tìm, t.ử v.ong” – ông cảnh báo.

san thuoc sot ret chloroquine mong tri covid19 coi chung mat mang f78 4778030

Khu cách ly – điều trị của Bệnh viện Chợ Rẫy – ảnh: HOÀNG TRIỀU

Việc tích trữ Chlorequine càng nguy hiểm nếu trong nhà có t.rẻ e.m, người già bị lẫn, dễ uống lầm thuốc. Nhất là trẻ nhỏ: có khi chỉ cần uống 2 viên lớn đã đủ mức ngộ độc, nguy hiểm tính mạng. Nếu mua với mục đích… uống sẵn cho chắc ăn thì không những không có tác dụng gì mà còn gây hại lớn đến gan, thận.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng cho biết việc Chloroquine hay các thuốc virus khác được các nước nghiên cứu nhắm tới bệnh Covid-19 phải hiểu như sau:

Thứ nhất, đây chỉ là thuốc đang trong quá trình thử nghiệm. Có hiệu quả ở mức độ tế bào (trong phòng thí nghiệm) chỉ là bước đầu của một cuộc thí nghiệm thuốc. Sau đó còn phải thí nghiệm trên động vật rồi thử nghiệm lâm sàng, trong thử nghiệm lâm sàng cũng phải nhiều đợt, ban đầu trên số lượng bệnh nhân ít, rồi mới tiến đến các nhóm lớn hơn… Tất cả thuốc đang trong quá trình thử nghiệm thì hiệu quả và độ an toàn đều chưa chắc chắn, không tự ý dùng cho bệnh nhân được.

Thứ hai, nếu mai này có một thuốc kháng virus nào được thử nghiệm thành công, thì cũng chỉ áp dụng cho một số bệnh nhân đặc biệt, chứ với người bệnh nhẹ (vốn chiếm đa số) thì không cần. Mà nếu mai này cần đến chloroquine, bệnh viện cũng không thiếu.

Vì vậy, việc cố gắng tự tìm mua theo cách nào đó trong thời điểm này chỉ có hại, vì để trong nhà vô cùng nguy hiểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.

Anh Thư

Người già, bệnh mãn tính càng cẩn trọng với Covid-19

Số người dương tính với Covid-19 tại nước ta đang tăng nhanh, nhưng hiện chưa ghi nhận trường hợp nào t.ử v.ong do căn bệnh nguy hiểm này.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo, với những người cao t.uổi có các bệnh lý mãn tính kèm theo, nếu bị mắc Covid-19, bệnh thường diễn biến nặng và nhanh, nếu không được điều trị tích cực, kịp thời, nguy cơ t.ử v.ong là không hề nhỏ.

Kích hoạt toàn bộ hệ thống

Theo Bộ Y tế, trong số hơn 40 người mắc Covid-19 đang được điều trị tại nhiều bệnh viện trong cả nước, phần lớn đều ổn định sức khỏe. Chỉ có trường hợp bệnh nhân người Anh (69 t.uổi), với nhiều bệnh lý nền phải điều trị thở máy tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội).

Nữ bệnh nhân người Việt (64 t.uổi), có bệnh lý nền là rối loạn t.iền đình, biểu hiện suy hô hấp tăng. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã chỉ định đặt ống khí quản, thở máy, đặt Catheter tĩnh mạch trong T, chuyển bệnh nhân tới khoa Hồi sức tích cực, lọc m.áu, theo dõi điều trị. Các bác sĩ cho biết, hiện hai bệnh nhân vẫn giữ được mạch, huyết áp, oxy m.áu ổn định và đang điều trị tích cực.

Trước ca bệnh của bệnh nhân cao t.uổi người Anh, với nhiều yếu tố nguy hiểm tới sức khỏe, sau khi các chuyên gia đầu ngành hội chẩn qua Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán và điều trị Covid-19, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Trưởng tiểu ban Điều trị đã đề nghị Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tập trung tối đa mọi nguồn lực để điều trị, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.

Đồng thời, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 điều động Bệnh viện Bạch Mai cử ngay 1 đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch Covid-19 sang hỗ trợ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. PGS-TS Đào Xuân Cơ, Trưởng khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai đã trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân cao t.uổi người Anh này.

Cùng với đó, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán, điều trị Covid-19, các giáo sư đầu ngành chuyên khoa hô hấp, truyền nhiễm, lọc m.áu tiếp tục hội chẩn chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Qua đó, các chuyên gia xác định bệnh nhân người Anh có các bệnh nền đi kèm như: tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh thận mãn tính… cần tập trung bác sĩ giỏi nhất thuộc các lĩnh vực hồi sức cấp cứu, lọc m.áu, dinh dưỡng để điều trị.

nguoi gia benh man tinh cang can trong voi covid19 fe0 4765379

Người già có các bệnh lý nền, khi bị mắc Covid-19 thường nguy hiểm sức khỏe. Ảnh: HOÀNG HÙNG

TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết thêm, hiện nay, các bác sĩ đang nỗ lực cao nhất để điều trị tích cực cho bệnh nhân. Dù bệnh nhân vẫn đang phải đặt nội khí quản, thở máy, lọc m.áu nhưng đã tỉnh táo và không còn sốt nhiều.

Yếu ớt trước tấn công của virus

Giải thích về vấn đề người cao t.uổi dễ bị bệnh nặng hơn khi bị mắc Covid-19, PGS-TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn Y học gia đình, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, ngoài việc phải uống nhiều loại thuốc điều trị bệnh nền, cơ thể của người cao t.uổi cũng suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc thêm các bệnh khác.

Khi người cao t.uổi bị nhiễm virus, thường bị rất nặng do tương tác của bệnh mới với bệnh nền, cũng như tương tác của nhiều loại thuốc; cơ thể không đủ sức chống lại, đồng thời lại khởi động một chuỗi rối loạn kèm theo trên nền bệnh mãn tính như: suy gan, suy thận, suy đa tạng khiến việc điều trị phức tạp và khó khăn hơn.

Trong khi đó, TS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, thống kê mới đây về dịch Covid-19 cho thấy, nhóm người cao t.uổi nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất và tỷ lệ t.ử v.ong cũng cao nhất. Người cao t.uổi bị Covid-19 sẽ làm cho các bệnh mãn tính có sẵn thúc đẩy chuyển thành giai đoạn cấp hoặc đợt cấp, nên rất dễ t.ử v.ong nếu không được tập trung điều trị tích cực, kịp thời.

Trước sự lây lan nhanh của dịch Covid-19, khi chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên bình tĩnh, chủ động thực hiện những biện pháp phòng bệnh như: tránh tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang và vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên.

PGS-TS Hồ Thị Kim Thanh nhấn mạnh, người cao t.uổi thường ít uống nước, nhất là khi thời tiết lạnh nên trong mỗi gia đình nên chủ động đặt nước ấm, nước hoa quả, trà ấm tại các vị trí thuận lợi và thường xuyên nhắc người cao t.uổi uống nước định kỳ, ngay cả khi không khát để tăng sức đề kháng.

Người cao t.uổi, đặc biệt là những người mắc bệnh mãn tính, tăng huyết áp và đái tháo đường dễ có nguy cơ cao mắc các biến chứng viêm nhiễm, nên ngoài việc duy trì điều trị, cần tránh xa các nguồn lây nhiễm, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ; giữ đường mũi, họng sạch; giữ ấm, đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc ở chỗ đông người…

Theo sggp.org.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *