Đường lây nhiễm của COVID-19 là qua các giọt b.ắn, và qua tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus. Nếu người bệnh lây cho người lành thì gọi là lây nhiễm chéo.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay Nội Bài – Ảnh: NAM TRẦN
Sự lây nhiễm chéo có thể xảy ra trong bệnh viện, như giữa người bệnh COVID-19 với người bệnh bình thường, giữa người bệnh COVID-19 với thầy thuốc, giữa thầy thuốc mắc COVID-19 với thầy thuốc không có bệnh, giữa thầy thuốc và bệnh nhân… Tóm lại, đó là sự lây truyền vi khuẩn hoặc virus giữa người với người, từ các dụng cụ, thiết bị y tế sang người lành.
Nguy cơ lây nhiễm chéo đáng sợ nhất có thể kể đến khi người bệnh vào bệnh viện mà không được phát hiện, kiểm soát triệt để. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như bệnh viện (khu cách ly) hoặc nhân viên y tế quá tải, thiếu thốn về dụng cụ bảo hộ, trang thiết bị y tế trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Để phòng lây nhiễm chéo, ngành y tế đã có những quy định rất chặt chẽ về vấn đề này.
Đối với nhân viên y tế, điều kiện bắt buộc phải tiếp xúc khi khám bệnh, chích thuốc, can thiệp phẫu thuật, thủ thuật, chăm sóc vệ sinh cho bệnh nhân thì phải có biện pháp phòng hộ cá nhân nghiêm ngặt.
Phải rửa tay bằng xà phòng và nước trước, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc môi trường nhiễm bẩn. Nếu tiếp xúc trực tiếp với m.áu, chất tiết, chất thải, niêm mạc và vùng da không lành lặn của bệnh nhân thì bắt buộc phải mang găng tay, rửa tay ngay lập tức.
Nếu có nguy cơ chất bẩn b.ắn dịch vào người nhân viên y tế thì phải mang găng tay, mặc áo choàng, rửa tay. Nếu có nguy cơ b.ị b.ắn chất dịch vào người hoặc vào mặt phải mang găng tay, áo choàng, khẩu trang y tế, kính mắt và rửa tay. Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nặng phải dùng khẩu trang y tế hoặc N95.
Ngoài ra còn áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân thông thường khác như không chạm tay vào mắt mũi miệng, bố trí nơi ăn nghỉ riêng cho nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân COVID-19. Tương lai sử dụng robot trong việc theo dõi và vận chuyển thuốc, thức ăn cho bệnh nhân có thể tự sinh hoạt được sẽ hạn chế lây nhiễm cho nhân viên y tế.
Đối với bệnh nhân nên có phòng riêng (trong điều kiện cơ sở vật chất của bệnh viện có thể đáp ứng), bố trí giường cách giường ít nhất 2m. Hạn chế di chuyển ra khỏi buồng bệnh, đeo khẩu trang y tế thường xuyên. Phân luồng khám bệnh khi bệnh nhân vào viện, cách ly riêng, tránh để bệnh nhân COVID-19 lây cho bệnh nhân không mắc COVID-19.
Một trong hai điều dưỡng ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) sau khi điều tra kỹ về yếu tố dịch tễ thì xác định một điều dưỡng bị lây từ nguồn chưa rõ, bị lây theo đường lây thông thường từ cộng đồng, không phải lây chéo trong bệnh viện. Còn trường hợp bác sĩ bị nhiễm bệnh có khả năng nhiều nhất là lây chéo trong bệnh viện.
Để hạn chế lây nhiễm chéo, bệnh viện phải kiểm soát “đầu vào” của người nhập viện. Việc này đang được thực hiện tốt trong mùa dịch COVID-19, như đo thân nhiệt, lấy mẫu xét nghiệm nhanh ở sân bay, khai báo thông tin y tế…
Giải pháp cách ly tập trung là rất kịp thời. Điều vô cùng quan trọng là phải cung cấp đầy đủ các dụng cụ bảo hộ, trang thiết bị y tế cho nhân viên y tế.
Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm từ người sang người, mỗi người đều phải có ý thức bảo vệ bản thân, cộng đồng. COVID-19 có thể lây truyền qua dịch tiết hầu họng khi tiếp xúc gần người bệnh.
Hiện tại, ai mắc COVID-19 sẽ được cách ly để điều trị, không được ở nơi đang cách ly tập trung. Nếu mắc COVID-19 thì không chỉ cá nhân người bệnh mà cả người tiếp xúc gần (F1, F2, F3) đều phải được cách ly xét nghiệm theo quy định.
Bệnh nhân cần tuân thủ phòng bệnh
Trong một môi trường điều trị các bệnh nhân dương tính, nồng độ virus luôn ở ngưỡng cao, đặc biệt ở những nơi có bệnh nhân nặng. Việc sử dụng các đồ bảo hộ tuân thủ đúng nguyên tắc, chất lượng đồ bảo hộ cần được đảm bảo tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết.
Ngoài ra cần có chế độ khử khuẩn trước khi thay, tháo đồ bảo hộ. Các nhân viên y tế cũng cần có kỹ năng sử dụng, hạn chế tiếp xúc với nhau, cách ly theo đúng quy định.
Mặt khác, rất cần sự hợp tác của các bệnh nhân trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ nguyên tắc phòng bệnh, tránh phát tán mầm bệnh trong quá trình điều trị gây ảnh hưởng rất lớn đến nhân viên y tế.
BS Nguyễn Đăng Khiêm
Thực đơn cho người cao t.uổi trong mùa dịch
Khi cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, các cơ quan, trong đó có hệ miễn dịch, sẽ hoạt động hiệu quả hơn để chống lại tác nhân gây bệnh
Người lớn t.uổi có bệnh nền, hệ miễn dịch suy yếu, cần phải chú trọng chế độ ăn đủ dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh để phòng chống hiệu quả dịch bệnh Covid-19.
Ăn chín, uống sôi, dùng thực phẩm sạch
Theo BS chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, năng lượng cần cho cơ thể mỗi ngày với người trưởng thành khoảng 1.800-2.200 kcal, bậc cao niên là 1.700-1.900 kcal. Bữa ăn cần cân đối các nhóm thực phẩm chính là đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm là nguyên liệu tạo kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Đạm đến từ các loại thịt heo, thịt bò, cá, trứng… cần khoảng 15%-20% tổng khẩu phần ăn mỗi ngày.
Khi cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, các cơ quan, trong đó có hệ miễn dịch, hoạt động hiệu quả hơn để chống lại tác nhân gây bệnh. Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cần tập trung vào cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất bột đường; kiểm soát chất béo; tăng cường vitamin A, E, D, C; kẽm, selen, sắt và probiotic.
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng chung, tùy từng đối tượng mà có chế độ ăn phù hợp. Người cao t.uổi có mắc thêm các bệnh mạn tính, ví dụ bệnh đái tháo đường cần hạn chế thực phẩm tăng đường huyết, ăn trái cây cần chọn trái cây ít ngọt; bệnh nhân tim mạch nên tránh thực phẩm chứa nhiều muối… “Để tăng sức đề kháng trong mùa dịch, nên ăn chín, uống sôi, dùng thực phẩm sạch. Cân nhắc chọn nguồn thực phẩm, nhất là các loại thịt, có quy trình đóng gói khép kín giúp ngăn vi khuẩn bên ngoài, nguồn gốc rõ ràng, đến từ thương hiệu uy tín” – bác sĩ Diệp khuyên.
Việc cung cấp đủ dưỡng chất dinh dưỡng hằng ngày không đồng nghĩa với việc hoàn toàn có thể phòng ngừa được dịch Covid-19. Quan trọng hơn cả là cần tránh nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh bằng cách tuân thủ những khuyến cáo của Bộ Y tế. Trường hợp có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp như ho, sốt, khó thở, nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị sớm.
Các bệnh viện hiện nay đều tăng cường công tác vệ sinh, sát khuẩn – nhất là khâu sàng lọc, cách ly dịch bệnh Covid-19
Tăng miễn dịch
TS-BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết cùng với nhiều biện pháp được khuyến cáo như: tránh tới nơi đông người, thường xuyên rửa tay hay đeo khẩu trang… thì phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn virus lạ xâm nhập cơ thể là một biện pháp hữu ích.
BS Minh Hạnh cho biết thêm vitamin C là chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, bởi dưỡng chất này hỗ trợ tạo bạch cầu và giúp tăng khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Các loại trái cây họ cam quýt, đu đủ, dâu, cà chua, bông cải xanh… là những nguồn thực phẩm giàu vitamin C. Mỗi ngày nên ăn khoảng 300 g rau xanh, 2-3 phần hoa quả tươi (một phần tương đương 1 trái cam cỡ vừa hoặc 1 trái táo, 2-3 múi bưởi, 1 trái ổi, 1/2 trái bơ, 6 trái dâu tây, 1 ly đu đủ xắt miếng…) thì sẽ nhận đủ nhu cầu vitamin C cho cơ thể.
BS chuyên khoa II Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM, chia sẻ các loại nguyên liệu gần gũi như: trà, tỏi, hành, mật ong, chanh, sả… rất tốt cho người cao t.uổi. Nghiên cứu cho thấy những nguyên liệu này giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng ức chế các loại virus như cúm mùa (A và B), rhinovirus, herpes…
Đối với người già do khả năng ăn kém, hoạt động của hệ tiêu hóa cũng kém nên dễ thiếu chất; cảm giác khát kém nhạy nên dễ bị thiếu nước. Vì vậy, cần chú ý cung cấp đủ dưỡng chất và đủ nước cho cơ thể. Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp thải độc tố, cũng là một cách hỗ trợ hệ miễn dịch.
Lối sống lành mạnh và nghỉ ngơi, thư giãn sẽ là liều thuốc bổ vô cùng quan trọng nhằm củng cố hệ miễn dịch. Hạn chế thức quá khuya hay thức đêm, ăn uống thất thường. Ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh cytokine – một loại protein có khả năng kháng viêm và chống n.hiễm t.rùng – nên sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh.
Mối nguy bỏ tái khám, dùng toa thuốc cũ
ThS-BS Trương Hồ Tường Vi, Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, khuyến cáo người mắc bệnh mạn tính phải uống thuốc suốt đời như bệnh cao huyết áp, đái tháo đường… nếu bỏ giữa chừng, huyết áp sẽ tăng, đường huyết không kiểm soát được nguy cơ dẫn đến biến chứng về mắt, suy thận, suy tim… Có bệnh nhân do ngại đi tái khám đã mua lại thuốc theo toa cũ, việc này là không nên vì toa thuốc cũ chỉ phù hợp thời điểm nhất định. Chẳng hạn với bệnh đái tháo đường, nếu chỉ dùng lại toa thuốc cũ, không làm xét nghiệm m.áu sẽ không kiểm soát được đường huyết, nguy cơ tụt đường huyết có thể dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu tuân thủ đúng những khuyến cáo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế, người cao t.uổi hoàn toàn yên tâm đến bệnh viện khám bệnh. Tại các bệnh viện hiện nay đều tăng cường công tác vệ sinh, sát khuẩn – nhất là khâu sàng lọc, cách ly dịch bệnh Covid-19, vì vậy không nên quá lo lắng khi đi khám bệnh.
Bài và ảnh: Nguyễn Thạnh