Vì sao tỷ lệ t.ử v.ong do Covid-19 ở nam giới cao hơn nữ giới?

Một xu hướng đang nổi lên tại những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 đó là tỷ lệ t.ử v.ong ở nam giới cao hơn nữ giới.

Trong bối cảnh đại dịch ngày càng bùng phát mạnh mẽ, các nhà dịch tễ học và các cơ quan y tế công cộng đang tranh luận để hiểu rõ đối tượng nào dễ bị tổn thương nhất và làm cách nào để bảo vệ họ.

vi sao ty le tu vong do covid19 o nam gioi cao hon nu gioi 40d 4776611

Nữ giới có tỉ lệ t.ử v.ong do Covid-19 thấp hơn nam giới. Ảnh minh họa: Reuters.

Nam giới có nguy cơ rủi ro cao hơn

Với hơn 200.000 ca mắc Covid-19 và hàng nghìn ca t.ử v.ong trên toàn thế giới, một xu hướng đang nổi lên tại những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh đó là: Tỷ lệ t.ử v.ong ở nam giới cao hơn nữ giới.

Những dữ liệu thu được từ Italy và Hàn Quốc, Trung Quốc cho thấy dịch bệnh dù diễn ra theo các chiều hướng khác nhau những vẫn có một điểm chung đó là nam giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nữ giới.

Không nơi nào xu hướng này thể hiện rõ rệt như ở Italy. Theo cơ quan nghiên cứu y tế công cộng Italy, nam giới chiếm gần 60% số ca được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2 và hơn 70% số ca t.ử v.ong. Italy là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Tính đến ngày 20/3, nước này đã ghi nhận 3.405 ca t.ử v.ong và 18.407 ca mắc. Điều đó đồng nghĩa với việc 8,2% số người nhiễm bệnh không qua khỏi. Tỷ lệ này lớn gấp đôi so với tỷ lệ trên toàn cầu mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố. Sở dĩ số ca nhiễm tại Italy cao như vậy một phần là bởi quốc gia này có dân số già thứ 5 trên thế giới, với độ t.uổi trung bình 46,5, theo CIA World Factbook.

Thậm chí ngay cả trước khi dịch Covid-19 lan tới Italy, Trung Quốc đã có những báo cáo về việc nam giới có nguy cơ rủi ro cao hơn nữ giới. Một nghiên cứu mới đây tiến hành với 99 bệnh nhân tại một bệnh viện ở Vũ Hán cho thấy nam giới chiếm 2/3 số ca bệnh và chiếm một nửa số bệnh nhân phải nhập viện vì tiểu đường hoặc tim mạch. Những số liệu gần đây từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Trung Quốc, căn cứ vào hàng chục nghìn trường hợp mắc Covid-19, cũng cho thấy sự chênh lệch mạnh mẽ về giới tính, trong đó 64% ca mắc là nam giới.

Còn tại Hàn Quốc, dù số ca t.ử v.ong đã giảm rõ rệt, nhưng nam giới vẫn chiếm phần lớn với 54% ca. “Sự khác biệt về tỉ lệ t.ử v.ong này đang gây ra rất nhiều lo lắng”, Tiến sĩ Carlos Del Rio, giáo sư y khoa và sức khỏe toàn cầu tại Đại học Emory cho biết.

“Như vậy thì ngoài t.uổi già, việc bạn là nam giới cũng là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ rủi ro có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và công chúng nên nhận thức điều đó”, giáo sư Sabra Klein tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) nhận định.

Đâu là nguyên nhân chính?

Angela Rasmussen, nhà virus học tại Đại học Columbia cho biết, sự chênh lệnh về tỷ lệ t.ử v.ong liên quan đến giới tính cũng được thấy rõ trong đợt bùng phát dịch SARS và MERS. “Điều này xảy ra tương tự với virus corona chủng mới. Việc tìm hiểu nguyên nhân có thể giúp cung cấp các biện pháp lâm sàng, cải thiện kết quả điều trị của bệnh nhân và chắc chắn đây là vấn đề rất đáng để nghiên cứu”, bà Angela Rasmussen nói.

Theo các nhà khoa học, sự khác biệt nói trên có thể là sản phẩm của hành vi, đặc điểm sinh học hoặc cả 2. Tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Italy, phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn nam giới, WHO cho biết. Nam giới uống rượu và hút thuốc nhiều hơn nữ giới tại 3 quốc gia này. Riêng ở Trung Quốc, có tới 48% nam giới trên độ t.uổi 15 hút thuốc trong khi con số này ở nữ giới chỉ chiếm 2%. Bên cạnh đó, nam giới ở những quốc gia này cũng có xu hướng t.ử v.ong cao hơn vì các bệnh tim mạch, tiểu đường ung thư và bệnh hô hấp trong độ t.uổi từ 30 đến 70.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác cho rằng, sự khác biệt về đặc điểm sinh học giữa nam và nữ cũng có thể khiến 2 giới chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau trước Covid-19. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Human Genomics cho biết, nhìn chung nữ giới có hệ thống miễn dịch tốt hơn và có sức đề kháng trước các bệnh truyền nhiễm cao hơn nam giới.

Nhiễm sắc thể X chứa một lượng lớn gen liên quan đến miễn dịch và do nữ giới có tới 2 nhiễm sắc thể này nên họ có lợi thế trong việc chống lại các căn bệnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng estrogen có tác dụng bảo vệ những con chuột cái chống lại virus gây ra đại dịch SARS năm 2003. “Do không có khả năng kiểm soát n.hiễm t.rùng một cách nhanh chóng, những con đực trưởng thành thường chịu ảnh hưởng tồi tệ hơn những con cái”, giáo sư Sabra Klein viết.

Andrew Pekosz, một nhà virus học tại Đại học Johns Hopkins đ.ánh giá, sự khác biệt về t.uổi tác và giới tính có thể mang lại những hiểu biết quan trọng về cách thức virus SARS-CoV-2 tác động đến hệ thống miễn dịch của con người. Các triệu chứng như ho nặng và sốt cao cho thấy virus SARS-CoV-2 gây viêm nhiễm rất nặng và cơ thể cố gắng chống lại cuộc tấn công này bằng một “đội quân các tế bào phòng thủ”. “Đôi khi đó là những tế bào đ.ánh đuổi virus này. Điều đó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn”, ông Pekosz cho biết./.

Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)

Theo Washington Post

Làm gì để phòng ngừa bệnh thận mãn tính?

Trước khi có nghiên cứu chỉ ra nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính vì ô nhiễm không khí, giới nghiên cứu từ lâu đã chứng thực thận rất dễ tổn thương bởi rất nhiều yếu tố, do đó cần được chăm sóc và bảo vệ tốt.

Theo các chuyên gia, thận là một trong những cơ quan thiết yếu và chịu trách nhiệm lọc, đào thải chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể. Không chỉ dễ bị tác động xấu do nhiễm vi khuẩn hoặc virus, thuốc, độc tố từ thực phẩm và môi trường (chì, thủy ngân và cadmium), thận còn có nguy cơ bị tổn thương vĩnh viễn bởi một số bệnh, như tiểu đường và cao huyết áp, chiếm khoảng 2/3 trường hợp.

Các yếu tố khác dẫn đến bệnh thận mãn tính bao gồm béo phì, hút thuốc, mỡ trong m.áu (cholesterol) cao, t.iền sử gia đình mắc bệnh thận và t.uổi già. Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao hơn nam giới (trung bình 14% so với 12%). Và những người bị bệnh này có nguy cơ t.ử v.ong do tim mạch cao gấp 8 lần.

Những dấu hiệu mắc bệnh thận bao gồm nước tiểu lẫn m.áu, tăng hoặc giảm tần suất đi tiểu, sưng chân hoặc mắt cá chân, cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, mất ngủ hoặc khó ngủ, da khô và ngứa, buồn nôn… Triệu chứng bệnh thận mãn tính không đặc hiệu và phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm, nhiều người thậm chí không có triệu chứng cho đến khi nó trở nặng.

Vậy chúng ta cần làm gì để giữ cho thận khỏe mạnh? Theo các chuyên gia, áp dụng 6 “bí quyết” đơn giản sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh thận:

Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bổ sung nước đầy đủ (từ đồ ăn, thức uống) vừa tốt cho sức khỏe tổng thể vừa giúp thận hoạt động trơn tru. Cơ thể đủ nước hỗ trợ thận đào thải lượng muối dư thừa, urê và các độc tố ra khỏi cơ thể. Những người bị sỏi thận nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để giảm nguy cơ hình thành sỏi mới.

Chú ý dinh dưỡng. Ưu tiên ăn nhiều trái cây và rau củ tươi cũng như ngũ cốc nguyên hạt, nhưng cắt giảm thực phẩm mặn, béo. Điều này giúp giảm gánh nặng cho thận, đồng thời làm giảm huyết áp và kiểm soát cân nặng.

Sử dụng quá mức một số loại vitamin và chiết xuất thảo dược có thể gây hại cho thận. Do đó, luôn hỏi bác sĩ nếu bạn có kế hoạch bổ sung bất kỳ vitamin và thảo dược nào.

Kiểm soát cân nặng. Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao, hai nguyên nhân chính dẫn tới bệnh thận và suy thận. Do đó, hãy duy trì tập thể dục như thói quen hằng ngày để giữ dáng và duy trì cân nặng khỏe mạnh (đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội khoảng 150 phút/tuần).

Tránh xa t.huốc l.á và đồ uống có cồn. Cả hút thuốc và uống rượu đều làm tăng huyết áp – yếu tố nguy cơ chính dẫn tới bệnh thận. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy từng bước từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.

Theo dõi kỹ huyết áp. Kiểm tra huyết áp thường xuyên rất quan trọng vì huyết áp cao, nếu không được kiểm soát, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, đột quỵ và các vấn đề về tim.

Xét nghiệm chức năng thận thường xuyên. Mọi người nên kiểm tra chức năng thận thường xuyên, đặc biệt là những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao như mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, t.iền sử gia đình mắc bệnh thận.

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính

lam gi de phong ngua benh than man tinh 318 4727983

Nghiên cứu mới đây của các chuyên gia tại Trường Y thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) phát hiện, những người sống ở nơi bị ô nhiễm không khí nặng có nguy cơ cao mắc bệnh thận mãn tính, khiến cơ quan lọc m.áu và thải độc này của cơ thể bị suy giảm chức năng nghiêm trọng.

Với tỷ lệ bệnh thận mãn tính ngày một tăng cao trên toàn thế giới, các chuyên gia cho rằng cần xem xét ô nhiễm không khí tác động thế nào đến căn bệnh này. Vì vậy, họ tiến hành phân tích thông tin của 10.997 người trưởng thành sinh sống tại 4 địa điểm rải rác khắp xứ cờ hoa, được theo dõi sức khỏe trong khoảng 20 năm. Họ ước tính hàm lượng bụi mịn gây ô nhiễm trong không khí (trung bình hàng tháng) do đốt nhiên liệu hóa thạch, sản xuất công nghiệp và các nguồn tự nhiên dựa trên địa chỉ của những người tham gia.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, việc tiếp xúc với hàm lượng cao các hạt bụi siêu mịn có liên quan đến chứng tăng albumin niệu – dấu hiệu rối loạn chức năng thận – cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính theo thời gian. Sắp tới, họ sẽ tiếp tục tìm hiểu xem nỗ lực cải thiện chất lượng không khí có giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh thận mãn tính hay không.

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hít thở không khí ô nhiễm rất hại sức khỏe, đặc biệt là phổi, song nghiên cứu chỉ ra tác hại của ô nhiễm không khí đối với thận thì rất ít. Do vậy, nghiên cứu mới có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt ở những nơi bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng, như Ấn Độ và Trung Quốc – hai nước có hàm lượng hạt bụi mịn cao gấp 5-10 lần so với Mỹ.

HOÀNG NAM (Theo Times of India)

OÀNG ĐIỂU

Theo Science Daily, Business Insider/Báo Cần Thơ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *