Phòng dịch COVID-19: 6 cách giữ bình tĩnh, xua tan lo lắng mùa dịch

Internet tràn ngập tin tức về virus SARS-CoV-2, và những tin đồn về đại dịch COVID-19 cũng đang lan truyền trên mạng xã hội.

phong dich covid 19 6 cach giu binh tinh xua tan lo lang mua dich 6cf 4781902

Nếu bạn quá lo lắng, chỉ cần nhớ rằng bạn không hề đơn độc trong “cuộc chiến” này – Ảnh minh họa: Shutterstock

Bạn cũng có thể nhận được những lời khuyên, khuyến cáo từ những người xung quanh. Với việc tâm trí của bạn bị quá tải với quá nhiều thông tin trong thời gian này, lo lắng và căng thẳng là điều không thể tránh khỏi.

Sau đây là một số cách giúp bạn tham khảo, để bạn có thể giữ được bình tĩnh, đồng thời dập tắt sự lo lắng về đại dịch đang lan tràn khắp thế giới, theo The Health Site.

1. Hãy nhớ rằng bạn không đơn độc

Về phương diện cảm xúc, đại dịch có tác động rộng lớn đến gần như tất cả mọi người. Trong cơn đại dịch, bạn có thể cảm thấy không an toàn, khó ngủ, trải qua những cảm xúc đau khổ hoặc sự cô lập xã hội, và phải vật lộn với tình trạng mất cân bằng giữa các vấn đề cuộc sống và công việc của bạn. Nếu bạn quá lo lắng, chỉ cần nhớ rằng bạn không hề đơn độc trong “cuộc chiến” này, theo The Health Site.

2. Đọc những thông tin chính thống

Được thông báo về tình hình là tốt cho sự an toàn của bạn, nhưng đừng mất thời giờ với những tin tức không đáng tin cậy, đặc biệt là từ mạng xã hội với vô số tin đồn không đúng sự thật. Thay vào đó hãy dựa vào các nguồn tin đáng tin cậy, chẳng hạn như trang web chính thức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế, các báo chính thống…, theo The Health Site.

3. Đặt thói quen và tuân thủ nó

Nếu bạn làm việc tại nhà, lịch trình thông thường của bạn có thể thay đổi. Đặt một thói quen mới theo lịch trình làm việc mới của bạn. Hãy cho bản thân đủ thời gian để thư giãn giữa công việc và ngủ đủ giấc.

Ngoài ra, tập thể dục và ăn thực phẩm lành mạnh. Cố gắng tránh caffeine và rượu vì những thứ này có thể làm tăng sự lo lắng của bạn.

4. Quan tâm đến người khác

Ngay lúc này, bạn có thể cảm thấy như cuộc sống của mình vượt khỏi tầm kiểm soát, vì vậy điều quan trọng là phải tập trung tâm trí và nỗ lực vào những việc nằm trong tầm kiểm soát của bạn, chẳng hạn như rửa tay, tránh tiếp xúc gần và giữ an toàn cho những người thân yêu.

Vì lý do đó, việc quan tâm đến gia đình hàng xóm, bạn bè và đồng nghiệp của bạn cũng có thể mang lại cho bạn chút khuây khỏa, theo đài CNBC.

5. Tập chuyên tâm

Không biết tương lai sẽ ra sao là một trong những lý do chính khiến mọi người cảm thấy lo lắng về dịch COVID-19, vì thế hãy tập trung vào hiện tại. Một cách tuyệt vời để làm điều đó là thiền, điều này khuyến khích bạn chú ý những gì xảy ra với cảm xúc của bạn trong lúc này theo cách không phán xét, đồng thời sẵn sàng tâm thế cho những gì sẽ tới, theo The Health Site.

Thiền có thể giúp bạn bắt đầu ngày mới một cách bình tĩnh và dễ chịu. Những người khó ngủ cũng có thể được hưởng lợi từ thiền.

6. Tìm những thứ khác để nói

Trong những lúc lo lắng như thế này, việc tận dụng mạng lưới hỗ trợ có thể rất hữu ích, chỉ cần chắc chắn rằng bạn tiếp cận với những người sẽ hỗ trợ bạn thay vì khuếch đại căng thẳng của bạn. Giữ liên lạc với bạn bè và nói về các chủ đề khác (chẳng hạn như thời trang, nhạc pop…) để các bạn không trao đổi và khuếch đại những lo lắng của nhau, theo The Health Site.

Tại sao phải tuân thủ cách ly xã hội để chống dịch Covid-19?

Một bộ ảnh hài hước nhưng đầy tính giáo dục để trả lời câu hỏi tại sao phải tuân thủ cách ly xã hội của bác sĩ Anita Sircar tại Los Angeles (Mỹ) đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và chia sẻ của cộng đồng.

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 0fa 4779577

Bộ ảnh đã được Trung tâm Chuẩn đoán y khoa V- LAB dịch và đăng tải lại

Trung tâm chuẩn đoán y khoa V-LAB

Bộ ảnh này được tác giả thể hiện bằng những hình ảnh minh họa vô cùng hài hước để kể về một bệnh nhân “giả định” tên Joe đã lây bệnh cho 56 người chỉ trong 2 ngày. Từ đó khẳng định “Dù việc cách ly có chán đến mấy, thì chán còn hơn c.hết. Hãy chịu khó tuân thủ cách ly xã hội”.

Mới đây Trung tâm Chuẩn đoán y khoa V-LAB (TP.HCM) đã dịch lại với mong muốn giáo dục ý thức thực hiện cách ly xã hội , nhất là trong tình hình dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Dưới đây là toàn bộ về bộ ảnh truyền tải những thông điệp vô cùng ý nghĩa này:

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 611 4779577

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 489 4779577

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 b6e 4779577

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 d14 4779577

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 5e5 4779577

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 efd 4779577

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 c0e 4779577

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 75e 4779577

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 f21 4779577

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 444 4779577

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 3ba 4779577

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 9bf 4779577

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 9f6 4779577

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 9cc 4779577

tai sao phai tuan thu cach ly xa hoi de chong dich covid19 b74 4779577

Chia sẻ về lý do chọn dịch và đăng bộ ảnh này, Phan Minh Thái đại diện truyền thông trung tâm nói trên cho biết với Việt Nam thì đây là những lời khuyên vô cùng hữu ích, nhất là khi dịch Covid- 19 đang lan rộng. Trước đó, hành trình của bệnh nhân thứ 17, hay bệnh nhân thứ 34 với nhiều mối quan hệ chồng chéo cũng khiến dịch bệnh trở nên khó kiểm soát.

Nhận thấy sự cần thiết của thông tin này, trung tâm đã dịch toàn bộ bài viết của bác sĩ Anita sang tiếng Việt. Cùng với phong trào #stayhome, với mong muốn người dân hiểu đúng và tuân thủ việc cách ly xã hội để bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *