Khóa học trực tuyến của WHO về đào tạo lâm sàng n.hiễm t.rùng hô hấp cấp nặng

Khóa học này của WHO dành cho các bác sĩ lâm sàng làm việc ở các khoa hồi sức tích cực ở các nước thu nhập thấp và trung bình trong tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp.

Theo thông tin trên website của WHO, cơ quan này đang cung cấp các khóa học ngắn đào tạo lâm sàng n.hiễm t.rùng hô hấp cấp nặng bằng 19 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt.

Mọi người quan tâm có thể truy cập theo địa chỉ https://openwho.org/courses/severe-acute-respiratory-infection-VI để tìm hiểu thông tin học.

Khóa học ngắn về Đào tạo lâm sàng n.hiễm t.rùng hô hấp cấp nặng (SARI) của WHO bao gồm các nội dung về xử trí lâm sàng bệnh nhân có n.hiễm t.rùng hô hấp cấp nặng.

Khóa học này được dành cho các bác sĩ lâm sàng là người đang làm việc tại các đơn vị hồi sức tích cực (ICU) ở các nước thu nhập thấp đến trung bình và xử trí bệnh nhân người lớn và t.rẻ e.m có các dạng nặng của n.hiễm t.rùng hô hấp cấp (SARI), bao gồm viêm phổi nặng, hội chứng nguy ngập hô hấp cấp (ARDS); Sepsis và sốc n.hiễm t.rùng.

Đây là một hướng dẫn thực hành cầm tay cho nhân viên y tế liên quan tới chăm sóc tích cực trong vụ dịch cúm ( cúm mùa), cúm gia cầm ở người (H5N1, H7N9, MERS-CoV, COVID-19 hoặc các dịch virus hô hấp mới nổi khác.

Đến cuối khóa học, người học sẽ nắm được các kiến thức cần thiết có thể dùng để chăm sóc bệnh nhân nguy kịch từ khi nhập viện đến khi ra viện.

khoa hoc truc tuyen cua who ve dao tao lam sang nhiem trung ho hap cap nang 0e2 4778640

Khóa đào tạo sẽ được thực hiện trong khoảng 10 giờ, bằng hình thức dạy trực tuyến.

14 Module của Khóa đào tạo cho 10 giờ học theo giới thiệu gồm:

Module 1: Giới thiệu về COVID-19 và chống nhiễm khuẩn: Module này bao gồm các cập nhật lâm sàng về COVID-19 tính tới 30.01.2020 và phòng chống nhiễm khuẩn (IPC) cho bệnh nhân có n.hiễm t.rùng hô hấp cấp nặng (SARI).

Module 2: Các hội chứng lâm sàng và sinh lý bệnh của sepsis và ARDS: Module này bao gồm các hội chứng lâm sàng và sinh lý bệnh của sepsis và ARDS.

Module 3: Phân loại bệnh nhân: Module này bao gồm việc phân loại và nhận biết sớm bệnh nhân SARI, bao gồm 2 tình huống đóng vai.

Module 4: Theo dõi: Trong module này, người học sẽ học về việc theo dõi bệnh nhân SARI.

Module 5: Chẩn đoán: Trong module này, người học sẽ học về chẩn đoán phân biệt, lấy bệnh phẩm và các xét nghiệm chẩn đoán SARI.

Module 6: Oxy liệu pháp: Module này gồm điều trị oxy.

Module 7: Các thuốc kháng vi sinh vật: Module này bao gồm việc điều trị kháng kháng sinh và việc thay đổi phác đồ sau khi phiên giải xét nghiệm chẩn đoán.

Module 8: Sepsis: Trong module này, người học sẽ học cách hồi sức theo mục tiêu cho sepsis và sốc nhiễm khuẩn.

Module 9: Thông khí cơ học: Trong module này, người học sẽ học cách thực hiện chiến lược thông khí bảo vệ phổi trong thở máy cho Hội chứng nguy ngập hô hấp (ARDS).

Module 10: An thần: Module này bao gồm thở máy xâm nhập cho ARDS, quản lý đau và tình trạng kích động và sảng.

Module 11: ực hành tốt nhất để phòng các biến chứng: Module này tổ chức các thực hành tốt nhất để phòng biến chứng.

Module 12: Cai thở máy: Trong module này, người tham gia sẽ học về thở khí nhân tạo.

Module 13: Chất lượng trong chăm sóc tích cực: Module này gồm các vấn đề về chất lượng trong điều trị tích cực.

Module 14: Chuẩn bị cho đại dịch và các vấn đề cân nhắc về y đức: Trong module này, người học sẽ học về tình trạng ứng phó với dịch bệnh và các chuẩn bị cho đại dịch và các vấn đề đạo đức.

P.Anh

Cứu sống người bệnh ngưng tim, ngưng thở

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long và Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang vừa phối hợp cấp cứu thành công một ca bệnh hy hữu.

Người bệnh đã đột ngột ngưng tim ngưng thở và được cứu sống sau khi được cấp cứu liên tục trong 30 phút.

cuu song nguoi benh ngung tim ngung tho 39b 4777984

Bệnh nhân đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long

Theo đó, người bệnh là anh H.V.T (51 t.uổi), ngụ tại Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Theo thông tin từ gia đình, anh T. là một người khỏe mạnh, chưa từng có dấu hiệu bệnh tim. Vào lúc 8h sáng ngày 11/03, anh T. cảm thấy mệt, lạnh người sau đó đột ngột ngất. Gia đình lập tức đưa anh vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang.

Khi nhập viện, người bệnh đã ngừng tuần hoàn, ngừng thở, mạch và huyết áp bằng 0. Nhờ sự xử trí kịp thời của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang, người bệnh đã có nhịp tim trở lại nhưng tình trạng bệnh rất nặng, tiên lượng t.ử v.ong cao.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang đã hội chẩn với Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long ở Thành phố Cần Thơ và quyết định chuyển người bệnh đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long để tiếp tục điều trị với sự đồng ý của gia đình người bệnh.

Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, đang dùng thuốc trợ tim liều cao, ekip cấp cứu gồm các bác sĩ chuyên khoa Hồi sức, Tim mạch cùng phối hợp hội chẩn khẩn và chẩn đoán là bệnh lý mạch vành cấp cần can thiệp khẩn. Người bệnh được hồi sức tạm thời, chụp mạch vành, được kết luận tắc động mạch vành trái, phải và được tiến hành can thiệp đặt stent mạch vành. Toàn bộ quá trình được diễn ra trong vòng 45 phút kể từ khi người bệnh nhập viện.

Sau can thiệp, mạch và huyết áp người bệnh dần ổn định và được chuyển qua Khoa Hồi sức tích cực chống độc để tiếp tục điều trị. 3 ngày sau can thiệp, người bệnh tỉnh, ngưng thuốc trợ tim, có thể tự ăn uống. Hiện sức khỏe bệnh nhân diễn tiến ổn và đang được các bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tiếp tục chăm sóc./.

Tấn Phong/VOV-ĐBSCL

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *