Cấp cứu thành công một trường hợp túi phình động mạch não bị vỡ

Việc cấp cứu thành công ca bệnh mang lại niềm tin cho nhân dân khu vực ĐBSCL trong việc giải quyết bệnh lý cấp cứu.

Sáng 20/3, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ Khoa Ngoại Thần kinh của bệnh viện vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân bị phình mạch não vỡ dẫn đến xuất huyết trong não và đây cũng là trường hợp đầu tiên tại ĐBSCL.

cap cuu thanh cong mot truong hop tui phinh dong mach nao bi vo da1 4775876

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân.

Trường hợp này xảy ra đối với bệnh nhân Mai Thanh D. (SN 1972, ở thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang). Trước đó, bệnh nhân đi khám điều trị nhiều nơi không giảm nên nhập viện Đa khoa Hậu Giang, sau đó được chuyển đến Đa khoa Trung ương Cần Thơ ngày 11/3.

Sau 1 ngày nhập viện với bệnh cảnh đột quỵ, được xử trí cấp cứu ban đầu, đến chiều cùng ngày, bệnh nhân bắt đầu giảm tri giác. Các bác sĩ hội chẩn khẩn và xác định bệnh nhân có túi phình động mạch thông trước đã vỡ gây xuất huyết não trán trái và có nguy cơ t.ử v.ong cao do túi phình đã bị vỡ.

cap cuu thanh cong mot truong hop tui phinh dong mach nao bi vo 039 4775876

CT san mạch m.áu trước mổ.

Ngay sau đó, bệnh nhân được chỉ định sử dụng vi phẫu kẹp cổ túi phình, sau 4 giờ phẫu thuật căng thẳng, các bác sĩ của Khoa Ngoại Thần kinh đã bóc tách và bộc lộ được cổ túi phình và loại bỏ túi phình ra khỏi vòng tuần hoàn đa giác Willis.

Sau phẫu thuật ngày thứ 2, tình trạng bệnh nhân đã ổn định. Qua khảo sát mạch m.áu não sau mổ, bệnh nhân đã được loại bỏ hoàn toàn túi phình nhưng vẫn bảo toàn được các cấu trúc mạch m.áu quan trọng. Đến sáng nay (20/3) bệnh nhân tỉnh táo, không sốt, thực hiện y lệnh chính xác.

cap cuu thanh cong mot truong hop tui phinh dong mach nao bi vo a71 4775876

Tái tạo 3D sau mổ.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Chương Chấn Phước -Trưởng Khoa Ngoại thần kinh, phình mạch não có thể xảy ra ở tất cả các lứa t.uổi, vỡ phình mạch thường gặp nhất ở lứa t.uổi 50-60. Nữ có tỷ lệ cao hơn nam giới.

Bác sĩ Phước nhấn mạnh, việc thực hiện kỹ thuật vi phẫu kẹp cổ túi phình thành công, giúp giải quyết các bệnh nhân có bệnh lý cấp cứu túi phình mạch não vỡ và mang lại niềm tin cho nhân dân khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trong việc giải quyết bệnh lý cấp cứu./.

Thanh Tú/VOV-ĐBSCL

Sản phụ có bệnh tim hiếm gặp “mẹ tròn con vuông”

Sáng 15-1, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết, BV vừa phẫu thuật thành công lấy thai cho một sản phụ mắc bệnh rối loạn nhịp tim chậm mức độ nặng.

Sản phụ N.T.TA, 25 t.uổi, ỡ xã Hoà An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Trước đó, sản phụ được BV Đa khoa số 10 chuyển đến BVĐKTƯCT. Lúc vào viện điện tâm đồ block nhĩ thất độ 3, nhịp tim chậm 40-48lần/phút (nhịp tim ở người bình thường khoảng 60-80lần/phút).

Theo bác sĩ Trần Huỳnh Đào, Trưởng khoa Phẫu thuật- Gây mê hồi sức, block nhĩ thất độ 3 là mức độ cao nhất trong các rối loạn dẫn truyền nhịp tim, làm cho tim không thể bóp đủ tần số nhằm cung cấp đủ m.áu đến các cơ quan khác, dễ dẫn đến ngất và t.ử v.ong. Đặt máy tạo nhịp tim là một lựa chọn điều trị tối ưu. Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh nhân có nguy cơ bị đột tử ngưng tim bất cứ lúc nào.

Tình trạng block nhĩ thất độ 3 với nhịp tim chậm nếu tiến hành phẫu thuật cấp cứu như trường hợp của sản phụ A. thì nguy cơ trụy mạch và ngưng tim trên bàn mổ rất cao. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân, các bác sĩ quyết định đặt máy tạo nhịp tạm thời cấp cứu trước và sau đó tiến hành phẫu thuật cho sản phụ.

Sau khi thực hiện đặt máy tạo nhịp tạm thời, nhịp tim bệnh nhân tăng lên 60 lần/phút, đảm bảo an toàn cho cuộc phẫu thuật. Ê kíp phẫu thuật đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân, một b.é t.rai 2,6kg chào đời. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, nhịp tim ổn định 60 lần/phút.

san phu co benh tim hiem gap me tron con vuong 925b12

Sản phụ đang được các thầy thuốc tích cực theo dõi.

Theo bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn BV, Block nhĩ thất độ 3 là một dạng rối loạn nhịp hiếm gặp. Việc khởi phát block nhĩ thất độ 3 trong thai kỳ lại càng hiếm gặp. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, điều này có thể liên quan đến các bất thường bẩm sinh về tim sẵn có, nhồi m.áu cơ tim cấp, bệnh cơ tim, thuốc hoặc các rối loạn chuyển hóa hay rối loạn miễn dịch. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp gồm có mệt mỏi, nặng đầu, đau đầu, đ.ánh trống ngực, khó thở và ngất. Nếu có thai có thể bị sẩy thai, thai c.hết lưu hoặc dị tật bẩm sinh cho thai, tăng nguy cơ t.ử v.ong khi chuyển dạ cho cả mẹ và con. Đáng lưu ý là có gần 1/3 người bị block nhĩ thất độ 3 không có triệu chứng lâm sàng, dẫn đến việc bệnh nhân không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán trễ.

H.Hoa

Theo baocantho

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *