Khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi có thể báo hiệu sức khỏe có vấn đề, thường liên quan đến bệnh tim hoặc phổi, bạn nên đi đến các cơ sở y tế để khám ngay nếu thấy tình trạng này kéo dài!
Nếu cảm thấy khó thở khi nằm ngửa, và dễ chịu hơn khi ngồi hoặc đứng, bạn có thể bị chứng khó thở khi nằm – orthopnea – Ảnh minh họa: Shutterstock
Biết được nguyên nhân gây khó thở sẽ dễ khắc phục được chứng bệnh khó chịu này, theo Natural News.
Chứng khó thở khi nằm là gì?
Nếu cảm thấy khó thở khi nằm ngửa, và dễ chịu hơn khi ngồi hoặc đứng, bạn có thể bị chứng khó thở khi nằm – orthopnea.
Chứng khó thở khi nằm thường bắt đầu trong vòng một phút hoặc lâu hơn sau khi nằm xuống.
Ngược lại, khi ngồi lên hoặc ngẩng đầu cao lên một chút, chứng khó thở nhanh chóng biến mất.
Mọi người thường có cảm giác chứng khó thở khi nằm thường kèm với cảm giác căng tức ở ngực khiến cảm thấy khó chịu khi thở và thậm chí rất khó thở.
Có người thỉnh thoảng cũng bị đau ngực, ho hoặc thở khò khè.
Thường có thể khắc phục bằng cách kê gối cao để ngủ, theo Natural News.
Những nguyên nhân có thể gây ra chứng khó thở khi nằm
Chứng khó thở khi nằm có thể do các nguyên nhân sau, theo Natural News.
Béo phì
Những người thừa cân có thể cảm thấy khó thở khi nằm vì tác động đè nén của trọng lượng lên bụng.
Béo phì còn là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.
Giảm cân bằng việc tập thể dục thường xuyên và một chế độ ăn uống cân bằng là một trong những cách tốt nhất để giảm bớt chứng khó thở, theo Natural News.
Chế độ ăn uống nên bao gồm nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein lành mạnh.
Rối loạn lo âu hoặc hoảng loạn
Một người có thể trải qua các cơn hoảng loạn và lo lắng bất cứ lúc nào, và đó có thể là một trải nghiệm cực kỳ căng thẳng, cũng có thể gây khó thở khi nằm.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một loại rối loạn giấc ngủ gây khó thở khi ngủ. Nguyên nhân do lưỡi tụt trở lại vào vòm miệng, sau đó tụt vào sau cổ họng và bịt kín đường thở. Chứng này thường dẫn đến ngáy và thậm chí là ngừng thở.
Suy tim
Suy tim là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó thở. Trong trường hợp này, tim gặp khó khăn khi bơm m.áu đến phần còn lại của cơ thể, làm tăng áp lực trong các mạch m.áu. Áp lực tăng này có thể khiến chất dịch rò rỉ vào phổi, bụng và thậm chí là chân, theo Natural News.
Suy tim cũng có thể dẫn đến mệt mỏi, khó thở và sưng phù chân – điều này khiến cho những hoạt động thường ngày như đi bộ và leo cầu thang trở nên khó khăn hơn so với bình thường.
Có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và hợp lý, ăn thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho tim và thường xuyên hoạt động thể chất vừa phải.
Khí phế thủng
Đây là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Chứng bệnh này xảy ra khi túi khí hoặc phế nang trong phổi bị tổn thương, không thể đẩy hết không khí cũ ra khỏi phổi để bơm không khí mới giàu ô xy vào phổi. Nó cũng làm cho các ống thở hẹp hơn, gây khó thở hơn rất nhiều.
Hút t.huốc l.á là nguyên nhân chính gây ra khí phế thủng. Ngoài khói thuốc, ô nhiễm môi trường cũng có thể góp phần dẫn đến khí phế thủng.
Tốt nhất là nên bỏ t.huốc l.á trước khi bệnh trở nên nặng hơn.
Nếu bạn thấy tình trạng kéo dài không giảm bớt, bạn nên đi đến các cơ sở y tế gần nhất để khám ngay, theo Natural News.
Nhận biết dấu hiệu của bệnh từ những đốm trắng trên móng tay
Những đốm trắng trên móng tay không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể cho chúng ta biết được một số vấn đề về sức khỏe của mình.
Móng được cấu tạo từ keratin – một thành phần protein được tìm thấy trong da và cả tóc. Cấu tạo bộ móng gồm rất nhiều phần: lớp sừng là phần cứng nhất bên ngoài cùng của móng với tác dụng bảo vệ; lớp da bao quanh móng; lớp da bên dưới lớp sừng, lớp biểu bì… Móng tay xuất hiện đốm trắng có thể là dấu hiệu của một số bệnh:
Nếu xuất hiện đốm trắng trên móng tay có thể cảnh báo cơ thể thiếu hụt một số yếu tố vi lượng
Thiếu hụt khoáng chất
Khi cơ thể chúng ta ăn với chế độ cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng thì móng tay, móng chân chắc khỏe. Nếu xuất hiện đốm trắng trên móng tay có thể cảnh báo cơ thể thiếu hụt một số yếu tố vi lượng như kẽm, canxi, vitamin C trầm trọng. Các biểu hiện trên móng tay có thể phản ánh tình trạng thiếu một số loại dinh dưỡng, chẳng hạn như: chất sắt, biotin và protein.
Dấu hiệu bệnh gan, phổi
Các nghiên cứu cho thấy, khi sức khỏe yếu, thiếu vitamin biểu hiện dễ nhận thấy trên phần móng đó là sự xuất hiện của các nốt nhỏ màu trắng trên lớp sừng của móng. Các dấu hiệu móng tay có các vết, nốt màu trắng trên phần móng có thể là dấu hiệu của bệnh gan; màu nửa trắng, nửa hồng là dấu hiệu của bệnh thận và màu tím là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu như: móng có màu vàng, dày, phát triển chậm có thể là dấu hiệu của chứng bệnh phổi. Do chức năng phổi bị suy kém, nên khiến cho nồng độ ôxy trong m.áu xuống thấp, dẫn tới sự phát triển bất thường của móng. Ban đầu chúng vô hại, song móng càng mọc dài ra, thì các nốt trắng này cũng lớn dần lên và khiến móng trở nên yếu, dễ gãy.
Nhiễm nấm
Các đốm trắng trên móng tay có thể chỉ đơn thuần là do những chấn thương nhẹ, do thói quen hay cắt khóe làm tổn thương móng… và cũng có thể các bệnh da liễu như nhiễm nấm.
Biện pháp khắc phục
Nếu đốm trắng do nguyên nhân cắt khóe thì cần tránh cắt khóe sâu, để móng tay dài tự nhiên, sau đó cắt bỏ dần để loại bỏ những đốm trắng. Đối với đốm trắng do sang chấn lên móng thì trong quá trình tiếp xúc với môi trường, hóa chất thì cần sử dụng găng tay để bảo vệ da vừa tránh các sang chấn lên móng và tránh bị nhiễm các loại nấm.
Để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất thì cần bổ sung thêm sữa vì sữa chứa nhiều canxi, protein giúp cho móng cứng và khỏe. Tăng cường vitamin C có trong rau quả vào chế độ ăn hằng ngày. Rau quả tươi là thức n chủ yếu cung cấp vitamin C như rau cải, rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, các loại rau thơm…
Vitamin C dễ hòa tan trong nước, dễ bị phân rã ở nhiệt độ cao, vì vậy cần chú ý khi rửa và nấu nướng. Nên rửa rau cả lá to rồi mới thái, cho vào nấu khi nước đã sôi và ăn ngay sau khi chín sẽ giảm được tỷ lệ mất vitamin C. Chú ý vệ sinh khi sử dụng rau: Rau cần được ngâm, rửa nhiều lần bằng nước sạch trước khi chế biến để tránh thuốc trừ sâu, các hóa chất và các nguồn gây bệnh khác.
Theo anninhthudo