Bác sĩ khuyên người cao t.uổi những việc nên làm để chống COVID-19

T.uổi già không hẳn sức yếu, điều quan trọng là cần tuân thủ hướng dẫn phòng bệnh, áp dụng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, đảm bảo giấc ngủ ngon, tinh thần lạc quan cùng lối sống lành mạnh sẽ tránh được bệnh.

bac si khuyen nguoi cao tuoi nhung viec nen lam de chong covid 19 c4a 4785565

Ảnh minh họa: Internet

Theo bác sĩ Nguyễn Vũ Linh, việc đầu tiên là cần tuân thủ hướng dẫn phòng COVID-19

Bộ Y tế hướng dẫn cách giảm nguy cơ lây nhiễm virus là vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên với xà phòng, nhất là trước khi ăn, sau khi ra khỏi nhà hay tiếp xúc với nhiều người, tránh sờ tay chưa được rửa sạch lên vùng mặt, mắt, mũi, miệng vì sẽ khiến virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Ra khỏi nhà, cần đeo khẩu trang đúng cách, không sờ lên mặt ngoài khẩu trang, không nên dùng một chiếc khẩu trang nhiều lần. Khẩu trang vải cần giặt sạch, phơi nắng cho khô sau mỗi lần sử dụng. Người cao t.uổi có hệ miễn dịch yếu nên cần hạn chế đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với nguồn có nguy cơ lây nhiễm. Khi ho hoặc hắt hơi nên che kín mũi, miệng bằng khăn tay, khăn giấy, khẩu trang hoặc khuỷu tay để bảo vệ sức khoẻ người xung quanh.

Do dễ bị mầm bệnh tấn công, bậc cao niên cần giữ nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, dùng quạt thay cho điều hòa. Nhà cửa nên thường xuyên vệ sinh, khử trùng, nhất là các nơi, bề mặt vật dụng tiếp xúc thường xuyên như phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, tay nắm cửa…

bac si khuyen nguoi cao tuoi nhung viec nen lam de chong covid 19 c28 4785565

Ảnh minh họa: Internet

Người thân trong gia đình cũng phải làm theo các hướng dẫn trên để vừa bảo vệ bản thân mình, vừa bảo vệ cha mẹ cao t.uổi.

Việc cần làm thứ hai, theo bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, chế độ dinh dưỡng cho người cao t.uổi có nhiều khác biệt so với t.rẻ e.m, trẻ v.ị t.hành n.iên, người trưởng thành và là một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi chăm sóc sức khỏe người cao t.uổi.

Chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu có thể giúp người cao t.uổi ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe phổ biến như táo bón, vấn đề về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, thừa cholesterol… Các thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng giúp người cao t.uổi có sức khoẻ tốt, tăng cường khả năng miễn dịch.

Trong mùa dịch bệnh, thực đơn cho người cao t.uổi cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm (protein), chất béo, chất bột đường, nhóm rau xanh quả chín.

Trong đó, cần lưu ý nên bổ sung các loại thực phẩm: chất béo lành mạnh, chất béo tốt cho sức khỏe như các loại hạt, quả bơ, cá béo và dầu thực vật…, đặc biệt là dầu ôliu. Cần hạn chế tối đa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa; các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt…) rất giàu chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho tim.

bac si khuyen nguoi cao tuoi nhung viec nen lam de chong covid 19 402 4785565

Ảnh minh họa: Internet

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, hoa quả giúp ngăn ngừa táo bón, cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ cần thiết cho cơ thể, duy trì cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hoặc protein từ các loại đậu, trứng, thịt gà, cá và thịt nạc cũng như các loại hạt để cung cấp năng lượng cho cơ thể, bác sĩ Lâm cho biết thêm.

Ngoài ra, nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp nâng cao miễn dịch bao gồm: vitamin A, C, E, một số vi chất sắt, kẽm, vitamin D. Các vi chất dinh dưỡng này có trong rau củ, trái cây như: bưởi, cam, chanh, đu đủ… Vitamin D thường ít có trong thực phẩm, mà phải bổ sung dạng chế phẩm hay tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

ThS. BS Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng) khuyên nên đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày, ăn nóng, thức ăn nên luộc, hấp nấu chín mềm. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày, BS Tiến nhấn mạnh.

Cũng theo BS Tiến, những người đang mắc các bệnh mạn tính: như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh gout,… cần thực hiện nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sỹ điều trị và bác sĩ dinh dưỡng về sử dụng thuốc điều trị thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng bệnh lý.

Ngoài ra, người cao t.uổi nên chú ý đến giấc ngủ. Mỗi đêm, người cao t.uổi cần ngủ 7-8 tiếng. Người cao t.uổi thường dậy sớm nên thời điểm đi ngủ tốt nhất là khoảng 21 – 22h, giấc ngủ muộn sẽ không đủ thời gian cho cơ thể hồi phục. Phòng ngủ nên yên tĩnh, tắt đèn hoặc ánh sáng nhẹ. Nhiệt độ phòng khoảng 26 – 27 độ C và thoáng khí. Người cao t.uổi nên thư giãn nhẹ nhàng, tránh nghĩ đến chuyện phiền muộn để giấc ngủ ngon hơn. Trước khi ngủ 1-2 tiếng không nên ăn no, có thể uống một ly sữa ấm giúp giấc ngủ sâu hơn.

bac si khuyen nguoi cao tuoi nhung viec nen lam de chong covid 19 926 4785565

Ảnh minh họa: Internet

Vận động thường xuyên cũng là cách rất tốt để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.

Người lớn t.uổi thường hay bị mệt mỏi khiến ngại vận động. Đây là dấu hiệu bình thường khi cơ thể đã bước vào giai đoạn lão hoá. Để năng vận động, đôi khi cần có sự hỗ trợ, động viên từ người bạn đời, bạn bè hoặc từ con cháu. Hai hay nhiều người cùng tập luyện sẽ có thêm động lực và niềm vui. Ngoài tập dưỡng sinh, đi bộ, bậc cao niên có thể tập các môn có cường độ thể lực trung bình thấp như đạp xe, chạy bộ, đ.ánh cầu lông, bơi lội… một cách nhẹ nhàng. Quan trọng là phải lượng sức mình mà luyện tập và không thể sánh với thanh niên được.

Mỗi ngày, người cao t.uổi nên vận động cơ thể nhẹ nhàng 30 – 45 phút sẽ giúp cơ thể giải phóng năng lượng, xương khớp chắc khoẻ, dẻo dai, góp phần cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Người cao t.uổi dễ bị tổn thương bởi Covid-19

Người cao t.uổi đặc biệt dễ bị tổn thương trong đại dịch toàn cầu Covid-19 và các quan chức y tế đang tăng cường kêu gọi các biện pháp tích cực để bảo vệ họ. Trên toàn cầu, các quan chức cảnh báo nghiêm ngặt đối với những người có nguy cơ nhiễm virus nên tránh gặp cha mẹ và ông bà của họ.

nguoi cao tuoi de bi ton thuong boi covid19 669 4779505

Bà Grace Dowell, 63 t.uổi, tự cách ly tại nhà ở bang Maryland, Mỹ

Tự cách ly

Bà Grace Dowell, 63 t.uổi, đã ngừng mua sắm hàng tạp hóa và hủy tất cả các cuộc hẹn với bác sĩ. Không ai được phép vào nhà của bà ở vùng nông thôn bang Maryland, Mỹ. Mọi thứ trong nhà bà đều được khử trùng.

Theo Reuters, tuần trước, bà Dowell đã quyết định tự cô lập nghiêm ngặt là cách duy nhất để bảo vệ bản thân, chồng và mẹ bà khỏi dịch Covid-19. Dịch đã làm c.hết hơn 11.300 người và làm hơn 270.000 ca nhiễm bệnh trên toàn cầu, đặc biệt nguy hiểm đối với người cao t.uổi. Bà Dowell là nhân viên đã nghỉ hưu, bị viêm khớp dạng thấp và hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Chồng bà, ông Donald, 74 t.uổi, bị khí phế thũng. Mẹ của bà, Margaret Hildebrandt, cụ bà 93 t.uổi, cũng bị bệnh phổi và cần oxy. Bà Dowell đã chăm sóc mẹ thay vì mời y tá vì bà lo lắng người ngoài có thể lây nhiễm Covid-19 cho mẹ bà.

Các nghiên cứu cho thấy mức độ nghiêm trọng của Covid-19 tăng theo t.uổi. Theo một nghiên cứu của Viện Sức khỏe quốc gia Italy, ở nước này, nơi có số người c.hết cao nhất thế giới, t.uổi trung bình của những người c.hết vì Covid-19 là 80 t.uổi. Tại Trung Quốc, nơi đại dịch bắt đầu, những người từ 70 t.uổi trở lên chỉ chiếm 12% tổng số ca nhiễm nhưng chiếm hơn một nửa số ca t.ử v.ong, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc. Tại Mỹ, những người từ 65 t.uổi trở lên đã chiếm tới 31% các trường hợp mắc bệnh và 80% trong số đó đã t.ử v.ong, theo dữ liệu của Chính phủ Mỹ.

Tại Cuba, nơi có dân số già nhất Mỹ Latinh, nhiều người vẫn phải làm việc sau t.uổi nghỉ hưu và họ đã ý thức cao về tự chăm sóc và bảo vệ bản thân trước dịch Covid-19. Họ bằng lòng với việc “tự chăm sóc bản thân mình”.

Tín hiệu tích cực

Tuy người già là đối tượng dễ bị tổn thương nhưng không phải tất cả đều không qua khỏi. Tại Iran, một cụ bà (không tiết lộ danh tính) 103 t.uổi mắc Covid-19 được điều trị 1 tuần tại bệnh viện thành phố Semnan (tỉnh Semnan). Sau khi tiến triển tốt, cụ bà đã hồi phục hoàn toàn và được xuất viện hôm 17-3. Đây là trường hợp cao t.uổi thứ 2 tại Iran “chiến thắng” được dịch Covid-19. Trước đó, một cụ ông 91 t.uổi ở Kerman đã được điều trị thành công dù có các bệnh nền gồm cao huyết áp và hen suyễn. Một cụ ông 80 t.uổi người Pháp ngày 20-3 cũng đã bình phục sau khi được chữa trị do mắc Covid-19. Trước đó, một bệnh nhân 100 t.uổi mắc Covid-19 ở Trung Quốc đã phục hồi và được ra viện hôm 7-3.

Ngoài ra, đã xuất hiện nhiều cách làm mới trong việc chăm sóc người cao t.uổi trong thời dịch Covid-19. Ở Tây Ban Nha, một nhân viên nhà trẻ đã tạo một video trên Facebook để người dân có thể trấn an người thân của họ, nhất là người cao t.uổi đang cách ly tại nhà. Và tại Colombia – chính phủ đã ra lệnh cho công dân từ 70 t.uổi trở lên ở trong nhà cho đến ngày 31-5.

Người cao t.uổi đã dự trữ thực phẩm cần thiết trong 2 tháng ở trong nhà. Tại Nhật Bản, cụ Yutaka Kobayashi, 85 t.uổi, được nhiều người biết vì từ chối đeo khẩu trang khi làm việc trong cửa hàng giày ở Tokyo. Cụ nói: “Tôi không lo lắng về Covid-19. Những người thuộc thế hệ của tôi đã được mẹ và bà dạy cách rửa tay từ nhỏ”.

Để tăng tinh thần cho người cao t.uổi cách ly tại nhà, thị trấn San Casciano ở Val di Pesa, Italy đã đưa ra sáng kiến có tên là “Ciao Nonna, come stai?” (Xin chào ạ, ông bà có khỏe không?) kêu gọi tất cả những người trẻ t.uổi gọi điện cho người thân cao t.uổi, thậm chí những người già mà họ không quen biết để động viên tinh thần.

Một viện dưỡng lão mang tên Nuestra Casa La Grande ở Navares de Enmedio, Tây Ban Nha, đã ghi hình 24 người già và đăng lên Facebook. Trong đoạn clip, những người già thổi những nụ hôn gió gửi người thân yêu của họ. Ở Kibera, một khu dân cư đông đúc thuộc thủ đô Nairobi, Kenya, các tình nguyện viên đã gõ cửa từng nhà để thông tin cho mọi người, nhất là người già về Covid-19 sau đó cấp thuốc khử trùng.

KHÁNH MINH tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *