Thời gian gần đây, rất nhiều sản phẩm như mũ chống vi-rút, ngăn giọt b.ắn; thẻ đeo diệt vi-rút; bút diệt khuẩn… đều được quảng cáo sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo cần cẩn trọng, đừng quá tin vào tác dụng “thần kỳ” của sản phẩm để không phải “t.iền mất, tật mang”.
Nhiều người chọn mua mũ chống giọt b.ắn để phòng dịch Covid-19.
Những ngày gần đây, tầm 19 giờ trên nhiều tuyến đường tại TP Hồ Chí Minh như: 3-2, Thành Thái (quận 10), Nguyễn Trãi (quận 5), An Dương Vương (quận Bình Tân)… xuất hiện sạp hàng bán mũ chống dịch, ngăn giọt b.ắn.
Chị Thu Dung, chủ một quầy hàng bán mũ chống giọt b.ắn trên đường Nguyễn Trãi (quận 5) cho biết: “Mũ này xuất xứ từ Hàn Quốc. Tôi thấy hay hay nên đặt một xưởng may ở quận 12 gia công theo mẫu. Sau vài chỉnh sửa mẫu mã, tấm chống dịch, tôi đem sản phẩm ra bán thử không ngờ khách đến xem và mua rất đông. Trung bình một ngày bán được vài trăm cái”.
Lựa năm cái mũ cho các thành viên trong gia đình, chị Nguyễn Hoài Anh (nhân viên văn phòng, ngụ quận Bình Thạnh) kể: “Từ lúc bùng phát dịch Covid-19 đến giờ hễ đi ra đường là mình đều đem theo khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, nước súc miệng. Giờ có thêm mũ ngăn dịch, ngăn giọt b.ắn này lại càng thêm yên tâm khi đi chợ, đi làm, tiếp xúc với mọi người”.
Thoạt nhìn các loại mũ kính này cũng giống như những chiếc mũ bình thường khác, ngoại trừ miếng nhựa được thiết kế bao trùm vùng mắt hoặc che toàn bộ gương mặt ngăn giọt b.ắn. Giá sản phẩm từ 40.000 đến 179.000 đồng/chiếc. Về nguồn gốc của sản phẩm, đa số chủ cửa hàng bán loại mũ này đều khẳng định hàng Việt Nam sản xuất và gia công, bởi hiện tại tình hình dịch bệnh phức tạp, không thể nhập được hàng từ nước ngoài về.
Trên nhiều trang thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến, các sản phẩm quảng cáo có tác dụng ngừa vi-rút xuất hiện ngày càng nhiều. Đơn cử như thẻ đeo diệt vi-rút được nhiều phụ huynh tìm mua cho con trong thời gian gần đây. Với lời rao “có cánh”: Sản phẩm diệt khuẩn có thể mang theo bên người, thay thế vắc-xin kháng khuẩn, thuốc kháng sinh, khẩu trang chống khuẩn; chỉ cần đeo thẻ có thể đ.ánh bay 99,99% vi-rút, vi khuẩn lây bệnh, diệt khuẩn, khử mùi, chống ẩm mốc, siêu tiện lợi, mang theo bên người mọi lúc mọi nơi và tự tin giao tiếp…
Những loại sản phẩm kiểu này được chỉ dẫn là chỉ cần đeo ở cổ, cài vào quần áo, ba-lô là phát huy hiệu quả phòng, chống bệnh, có giá từ 120.000 đến 390.000 đồng/sản phẩm, thời gian sử dụng từ 30 đến 90 ngày (tùy loại). Hay sản phẩm xịt kháng khuẩn vào khẩu trang, có tác dụng ngăn vi-rút, vi khuẩn đến 24 giờ. Hàng Nhật Bản sản xuất, giá chỉ 357.000 đồng.
Cụ thể, sau khi xịt nó sẽ tạo thành một lớp trên bề mặt khẩu trang, chống bám dính hoàn toàn của vi-rút, vi khuẩn, nấm mốc, phấn hoa, bụi mịn… Mỗi chai xịt dùng được 230 lần. Có lọ này thì hai ngày mới cần thay khẩu trang – người bán chào mời. Cửa hàng trực tuyến Hangnhat247 tung bút diệt khuẩn, diệt vi-rút có giá 356.000 đồng. Theo quảng cáo, đây là sản phẩm của Nhật Bản. Đối tượng được sử dụng thường là trẻ nhỏ vốn không chịu đeo khẩu trang. Chỉ cần ghim cây bút này ngay trước áo, bảo đảm sẽ không sợ nhiễm vi-rút.
Trên mạng xã hội còn xuất hiện những lời tư vấn, loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ, sản phẩm chống vi-rút được ví như những “thần dược” chống lại Covid-19. Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe t.rẻ e.m cũng nhiều vô kể như thuốc tăng đề kháng, sữa tắm “chống cảm cúm, phòng ốm vặt”, sữa tắm “ngừa cảm lạnh” của Nga…
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 khẳng định: Những chiếc mũ hay kính có miếng nhựa trong suốt trước mặt không có khả năng chống được vi-rút. Trong y học, việc nhân viên y tế dùng các sản phẩm mũ có nhựa chắn trước mắt trong phẫu thuật để tránh dịch tiết từ bệnh nhân vào mặt khi điều trị, tuy nhiên những sản phẩm này thường có những thông số theo tiêu chuẩn riêng của ngành y tế.
Cũng theo bác sĩ Khanh, việc đội những chiếc mũ có miếng nhựa chắn trước mặt cũng khá cản trở khi ra ngoài, đặc biệt trong văn hóa giao tiếp cộng đồng. Thế nên, để phòng, chống dịch hiệu quả nhất trong thời điểm này, theo bác sĩ Khanh, cần rửa tay thường xuyên và sử dụng khẩu trang khi cần thiết như: mang ở những nơi công cộng hoặc cá nhân có dấu hiệu bệnh nên mang để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Tiến sĩ Phan Thế Đồng, Bộ môn Công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng Trường đại học Hoa Sen khuyến cáo, người dân nên thận trọng khi sử dụng loại thẻ đeo ngừa vi-rút này. Theo TS Đồng, thẻ đeo được quảng cáo chứa chất chlorine dioxide (Clo2) và sẽ từ từ phát tán ra môi trường, bán kính 1 m giúp diệt khuẩn. Thực tế, hợp chất Clo chỉ diệt khuẩn tốt nếu ở dạng dung dịch. Còn ở dạng không khí thì tác dụng rất ít, thậm chí không có nếu người đeo túi ở trong môi trường có gió.
Ngược lại, nếu hít phải khí Clo nhiều còn có khả năng gây kích ứng, giống như hít phải nhiều nước tẩy javen – vốn là loại có nồng độ Clo cao. Với người hen suyễn, hít phải Clo sẽ gây khó thở, thậm chí khởi phát cơn hen. Người dân cần thận trọng, không nên tin vào những lời chia sẻ trên mạng xã hội để tránh “t.iền mất, tật mang” – TS Phan Thế Đồng lưu ý.
Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA) Bộ Công thương cảnh báo về việc một số đối tượng lợi dụng dịch Covid-19 để l.ừa đ.ảo. Trong đó, Cục lưu ý người dân không nên mua và sử dụng các loại thẻ “chống vi-rút Covid-19″ có khả năng kháng khuẩn, làm sạch không khí và vắc-xin có khả năng phòng, chống dịch. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã phát hiện và đưa ra lời cảnh báo đối với nhiều trang web quảng cáo thực phẩm chức năng có nội dung lừa dối hoặc gây hiểu lầm là có tác dụng chữa bệnh.
Bài và ảnh: PHƯƠNG VY
Tọa đàm dinh dưỡng tăng đề kháng phòng Covid-19
Các bác sĩ tư vấn cách ăn uống khoa học cho mọi người để cơ thể tăng đề kháng, phòng bệnh, lúc 14h ngày 19/2, phát trực tiếp trên VnExpress.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Nội Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM, Covid-19 lây lan nhanh, chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng. Tính đến ngày 18/2, viêm phổi do virus corona lan đến 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Bác sĩ Khanh chia sẻ thêm, người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người cao t.uổi, có t.iền sử mắc bệnh mạn tính là đối tượng dễ nhiễm Covid-19. Để phòng bệnh, mọi người nên rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người… và quan trọng là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể qua chế độ dinh dưỡng.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, khi cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, các cơ quan, trong đó có hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn để chống lại tác nhân gây bệnh. Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cần tập trung vào cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất bột đường; kiểm soát chất béo; tăng cường vitamin A, E, D, C; kẽm, selen, sắt và probiotic. Để nâng cao sức đề kháng nhất thiết phải phối hợp đồng bộ dinh dưỡng với thực hành giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, hạn chế bia rượu, vận động thể lực hàng ngày, ngủ đủ giấc và tiêm phòng.
Bác sĩ Diệp cho biết thêm, năng lượng cần cho cơ thể mỗi ngày với người trưởng thành khoảng 1.800-2.200 kcal, bà bầu tăng thêm khoảng 350-500 kcal, bậc cao niên là 1.700-1.900 kcal. Bữa ăn cần cân đối các nhóm thực phẩm chính là đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm là nguyên liệu tạo kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Đạm đến từ các loại thịt heo, thịt bò, cá, trứng… cần khoảng 15-20% tổng khẩu phần ăn mỗi ngày.
Gia đình nên chọn các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin như bưởi, thanh long, đu đủ, cam, quýt, dâu, sơ ri, kiwi, bông cải xanh, cà rốt… Thực phẩm chứa kẽm, sắt, selen… có tác động đến hệ miễn dịch như các loại thủy hải sản, thịt gia súc và gia cầm, trứng, nấm, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn, các loại hạt… Mỗi ngày nên có ba bữa chính, thêm khoảng hai đến ba bữa phụ với trẻ nhỏ, người cao t.uổi. Uống đủ lượng nước cần thiết.
Bác sĩ Ngọc Diệp tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho các độ t.uổi phòng dịch bệnh.
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng chung, tùy từng đối tượng mà có chế độ ăn phù hợp. Người cao t.uổi, có mắc thêm các bệnh mạn tính, ví dụ đái tháo đường cần hạn chế thực phẩm tăng đường huyết, bệnh nhân tim mạch nên tránh thực phẩm chứa nhiều muối… Trẻ nhỏ nên duy trì uống sữa mẹ hoàn toàn ít nhất sáu tháng vì sữa mẹ có chứa dưỡng chất tốt cho sức khỏe đường ruột, hỗ trợ hệ miễn dịch.
“Để tăng sức đề kháng trong mùa dịch nên ăn chín uống sôi, dùng thực phẩm sạch. Vì ăn sạch mới giúp dưỡng sinh mà không dưỡng bệnh. Gia đình nên cân nhắc chọn nguồn thực phẩm, nhất là các loại thịt, có quy trình đóng gói khép kín giúp ngăn vi khuẩn bên ngoài, nguồn gốc rõ ràng, đến từ thương hiệu uy tín”, bác sĩ Diệp nói.
Làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng cường sức đề kháng phòng Covid-19 sẽ được bác sĩ Diệp và bác sĩ Khanh giải đáp trong buổi tọa đàm phát trực tiếp lúc 14h ngày 19/2 trên VnExpress. Chương trình có sự đồng hành của nhãn hàng Meat Deli.
Bác sĩ Hữu Khanh chia sẻ về một số biện pháp để phòng Covid-19.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh từng tham gia nghiên cứu, giảng dạy và chữa trị các loại bệnh n.hiễm t.rùng có tỷ lệ t.ử v.ong cao như viêm màng não, viêm não, thương hàn, lao, HIV… Nhiều đề tài nghiên cứu của ông được giới khoa học trong và ngoài nước đ.ánh giá cao. Bác sĩ Khanh hiện là Trưởng khoa Nhiễm – Nội Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp tốt nghiệp chuyên ngành Nhi khoa tại Đại học Y dược TP HCM năm 1986, bác sĩ chuyên khoa II Nhi khoa năm 2002, có hơn 60 nghiên cứu khoa học và tham gia biên soạn tài liệu chuyên ngành trong lĩnh vực dinh dưỡng, thực phẩm…
Bác sĩ Diệp từng đảm nhiệm Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, Phó chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng Thực phẩm – Đại học Y dược TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam.
Kim Uyên
Theo VNE