Không ít trẻ uống 3 – 4 hộp sữa tươi mỗi ngày, thậm chí còn nhiều hơn và bố mẹ vẫn an tâm rằng con uống nhiều sữa sẽ tốt cho sức khỏe.
“ Lạm dụng sữa tươi” có lẽ đang là vấn đề to lớn đối với dinh dưỡng t.rẻ e.m Việt Nam hiện nay. Bạn có biết rằng việc lạm dụng sữa cũng khiến con bạn suy dinh dưỡng, thiếu m.áu do thiếu sắt, biếng ăn, rối loạn phát triển… do chế độ dinh dưỡng không cân đối không?
Mỗi 100ml sữa tươi chứa 70-100 kcal. Nếu mỗi ngày trẻ uống từ 800 – 1000ml sữa tươi thì sẽ nhận 600-1000 kcal. Bé 12.5kg thì nhu cầu năng lượng dao động từ 1.000-1.100 kcal mỗi ngày, tuỳ vào mức độ vận động của bé (PA). Mà trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay thì chỉ số PA ấy không thể cao được (1-1.31).
Điều này đồng nghĩa với việc đ.ứa t.rẻ ấy thậm chí sẽ không quan tâm đến chuyện ăn uống trong một ngày hoặc chỉ ăn 1/4-1 chén cháo. Đây là trường hợp điển hình cho việc “Nuôi con bằng sữa của phần lớn người Việt Nam chúng ta”. Những đ.ứa t.rẻ này theo thời gian sẽ thiếu m.áu và cần đến gặp bác sĩ huyết học.
Nhiều cha mẹ thấy con không ăn thì cho uống sữa thay thế (Ảnh minh họa).
Hiện nay, rất nhiều trường hợp trẻ không chịu ăn cơm, cháo, thế là bố mẹ, ông bà, người giúp việc quẳng cho 1 hộp sữa tươi là xong. Sữa mặc dù tốt thật nhưng lượng canxi và phốt pho cao trong sữa là yếu tố khiến cơ thể bé khó hấp thu sắt. Bên cạnh đó, sữa bò rất ít sắt nên nếu uống sữa thì vẫn nên bổ sung sắt theo từng độ t.uổi.
Công thức tính nhu cầu năng lượng hàng ngày cho trẻ 0-3 t.uổi
– 0-3 tháng: 89 x cân nặng(kg) 75
– 4-6 tháng: 89 x cân nặng(kg) 44
– 7-12 tháng: 89 x cân nặng(kg) – 78
– 13-36 tháng: 89 x cân nặng(kg) – 80
Ví dụ: Trẻ 35 tháng, nặng 12.5kg cần 1032 kcal/ngày, nếu uống 800ml sữa (~600-800kcal) thì chỉ ăn 200kcal, tương đương chén cháo trong ngày hôm đó. Vậy là trong mắt ba mẹ, trẻ biếng ăn…
Nếu trước bữa ăn, trẻ uống 1 hộp sữa 200ml thì dạ dày sẽ căng ra, ức chế trung tâm vị giác của trẻ và trẻ không muốn ăn uống gì nữa.
Cách bổ sung sắt cho mẹ bầu và con nhỏ
– Nên bổ sung sắt trước khi mang thai 3 tháng, khi đang mang thai, mẹ bầu cần uống 30-60mg săt nguyên tô và 0.4mg acid folic.
– Mẹ cho con bú hoàn toàn thì phải bổ sung 60mg sắt và 0.4mg acid folic mỗi ngày từ 4-6 tháng sau sinh.
Riêng trẻ non tháng phải gặp bác sĩ để bổ sung sắt dạng uống vì con thuộc nhóm nguy cơ cao thiếu m.áu thiếu sắt.
– 6 tháng – 1 t.uổi: Chọn sữa công thức giàu sắt, nên chọn loại đảm bảo cho bé 11mg sắt nguyên tố/ngày (đọc thành phần).
Lưu ý không nên cho trẻ uống quá 600ml sữa/ngày khi trẻ đã trên 1 t.uổi (Ảnh minh họa).
– 1 t.uổi – 3 t.uổi: 7 mg/ngày.
– Sau 3 t.uổi: Chế độ ăn nhiều thịt cá và rau xanh đảm bảo lượng sắt cho bé, không cần thiết uống sắt bổ sung.
Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Trẻ từ 12 tháng t.uổi KHÔNG UỐNG QUÁ 500-600 mlsữa/ngày. Nếu bé nhà bạn đang uống>600ml sữa/ngày thì nên xét nghiệm m.áu và sắt tầm soát thiếu m.áu thiếu sắt đi!
– Sổ giun mỗi 6 tháng 1 lần cho cả nhà từ 12 tháng t.uổi.
– Nên xét nghiệm m.áu cho bé tại thời điểm: 4 – 12 – 18 – 24 – 36 tháng t.uổi.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – Bác sĩ Nội trú Huyết học – Đại học Y dược TP.HCM là bác sĩ khá nổi tiếng trong ngành Nhi khoa, được nhiều người gọi với biệt danh “bác sĩ yêu trẻ con”. Bác sĩ Sang thường chia sẻ nhiều phương pháp điều trị bệnh cho trẻ khoa học, đơn giản và dễ hiểu. Ngoài ra, trên trang cá nhân, bác sĩ cũng hay đăng tải các bài viết, thông tin về sai lầm khi chăm con nhiều bố mẹ mắc phải.
BS Nguyễn Thanh Sang
Dấu hiệu trẻ tự kỷ qua các giai đoạn cụ thể nhất
Cha mẹ có thể nhận biết con có bị tự kỷ không qua 1 số dấu hiệu trong hai năm đầu đời của con. Bé trên 2 t.uổi thì các triệu chứng đa dạng và phức tạp hơn nên khó nhận biết.
Những dấu hiệu của tự kỷ thường xuất hiện dần dần nên các bậc phụ huynh cần lưu ý và có sự quan tâm đúng mức. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp làm tăng khả năng hòa nhập xã hội cho trẻ.
Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, quan hệ nhân sinh và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Những dấu hiệu này thường xuất hiện trong 2 năm đầu đời nên cha mẹ thường dễ nhận thấy.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng t.uổi
– Tăng động, trẻ kích động, khó ngủ.
– Bé khó chịu không lý do, khó dỗ dành.
– Trẻ thích ở một mình yên lặng, ít đòi hỏi được chăm sóc.
– Khả năng tập trung kém.
Trẻ thích ở một mình yên lặng, ít đòi hỏi được chăm sóc.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ từ 12-24 tháng t.uổi
– Không phản ứng với âm thanh.
– Không cười trong giao tiếp hoặc rất ít.
– Không bập bẹ nói, rối loạn ngôn ngữ giao tiếp
– Không có các cử chỉ tương tác như vươn hoặc vẫy tay.
– Không thể bắt chước hoặc lặp lại cụm 2 từ có nghĩa nào.
Trẻ nói ít, ít cười trong giao tiếp.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ sau 2 t.uổi
Khi trẻ lớn hơn, các triệu chứng của tự kỷ cũng càng ngày trở nên đa dạng. Chủ yếu là xoay quanh sự suy yếu về các kỹ năng xã hội, khó khăn về ngôn ngữ cũng như trong giao tiếp phi ngôn ngữ, hành vi không linh hoạt.
Dấu hiệu khó khăn trong hòa nhập xã hội
– Không quan tâm hoặc không biết về những người xung quanh.
– Không chơi hoặc kết bạn.
– Không thích ôm hoặc chạm vào người.
– Không tham gia vào các trò chơi nhóm hoặc chơi đồ chơi theo những cách sáng tạo.
– Khi người khác nói với mình thì biểu hiện như không nghe thấy.
Không thích chơi với bạn.
Dấu hiệu khó khăn về ngôn ngữ
– Bé có giọng điệu, nhịp điệu hoặc âm vực kỳ lạ.
– Thường xuyên lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ và không có ý định giao tiếp.
– Không trả lời câu hỏi mà lại lặp lại lâu hỏi đó.
– Sử dụng ngôn ngữ không chính xác (lỗi ngữ pháp hoặc dùng sai từ).
– Gặp khó khăn trong truyền đạt các nhu cầu hoặc mong muốn.
– Không hiểu các hướng dẫn hoặc câu hỏi đơn giản.
Trẻ gặp khó khăn trong việc truyền đạt mong muốn của bản thân.
Dấu hiệu khó khăn trong giao tiếp phi ngôn ngữ
– Trẻ tránh giao tiếp bằng mắt.
– Biểu cảm trên khuôn mặt không phù hợp với điều nói ra.
– Không hiểu biểu cảm, giọng nói và cử chỉ của người khác.
– Ít làm những cử chỉ phi ngôn ngữ.
– Phản ứng bất thường với mùi hoặc âm thanh. Có thể đặc biệt nhạy cảm với tiếng ồn lớn.
– Hành động vụng về và có cách di chuyển kỳ lạ.
Trẻ thường tránh giao tiếp bằng ánh mắt.
– Không có khả năng linh hoạt
– Bé có những thói quen cứng nhắc.
– Gặp khó khăn trong việc thích nghi với bất kỳ sự thay đổi nào trong lịch trình hoặc môi trường.
– Mối quan tâm rất hạn chế, thường chỉ liên quan đến các con số hoặc biểu tượng.
– Dành thời gian dài để xem các vật thể chuyển động như quạt trần hoặc tập trung vào một bộ phận cụ thể của một vật nào đó như bánh xe ô tô đồ chơi.
– Lặp đi lặp lại các hành động như vỗ tay, lắc lư, xoay tròn.
Bé dành sự tập trung chú ý vào một bộ phận cụ thể của một vật nào đó.
Cha mẹ nên làm gì khi thấy con có dấu hiệu tự kỷ?
Kết hợp chặt chẽ với chuyên gia: Cha mẹ cần phải chú ý các triệu chứng của trẻ một cách kỹ lưỡng để có thể trao đổi với bác sĩ, giáo viên hoặc chuyên gia tâm lý. Khi có sự hướng dẫn từ những người có chuyên môn thì phụ huynh phải kiên trì tuân theo đúng lời khuyên về chăm sóc cũng như giáo dục trẻ.
Yêu thương con nhiều hơn: Lúc này trẻ cần tình yêu thương từ người thân, đặc biệt là bố mẹ hơn bao giờ hết. Luôn bên cạnh bé và không để ai tỏ ra kỳ thị trẻ.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn