Thông tin từ các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết mới tiếp nhận một trường hợp mắc dị vật đường tiêu hóa ở trẻ 33 tháng t.uổi.
Theo bà ngoại của trẻ cho biết, trước đó tại gia đình trẻ đang chơi sợi dây chuyền bạc ở nhà, bỗng nhiên trẻ xuất hiện nôn ọe nhiều và liên tục trong vòng 1 phút, sau đó trẻ kêu đau họng. Người nhà không thấy sợi dây chuyền, nghi trẻ đã nuốt phải nên móc tay vào họng trẻ tìm nhưng không thấy. Gia đình lập tức đưa trẻ đến viện.
Sợi dây truyền được gắp ra thành công.
Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán đây là một trường hợp dị vật đường tiêu hóa. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành gây mê nội khí quản và nội soi dạ dày. Dị vật gắp ra một sợi dây chuyền dài khoảng 40cm. Sau quá trình nội soi, trẻ tỉnh và đã có thể ăn uống trở lại.
Theo BS CKI. Đỗ Quang Út – Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, dị vật đường tiêu hóa trên là một tình trạng cấp cứu thường gặp ở mọi lứa t.uổi. Khi nghi ngờ trẻ nuốt phải dị vật, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. Tuyệt đối không nên tìm cách tự lấy dị vật hoặc cho trẻ ăn để đẩy dị vật xuống. Vì nếu làm như vậy dị vật có thể gây tổn thương nặng hơn, khó xử trí hơn hoặc sặc vào đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Cho trẻ ăn uống sau khi nuốt phải dị vật còn khiến thủ thuật can thiệp lấy dị vật phải trì hoãn do nguy cơ sặc hít khi gây mê. Dị vật để muộn do can thiệp phải trì hoãn hoặc trẻ đến viện muộn làm giảm cơ hội lấy dị vật thành công bằng nội soi can thiệp tối thiểu, tăng tỷ lệ phải phẫu thuật, gia tăng tỷ lệ biến chứng và có thể gây t.ử v.ong.
Dị vât đương thơ có thể gặp ở hầu hết mọi lứa t.uổi. Tùy từng lứa t.uổi mà dị vật có thể khác nhau. Với trẻ nhỏ t.uổi thường là từ đồ ăn, hạt lạc, hạt hướng dương, hạt đậu, xương, tôm, cọng rau… hoặc đồ dùng, đồ chơi như đinh vít, còi nhỏ, mảnh nhựa, dây truyền… Ngay khi trẻ có biểu hiện bị sặc do hóc dị vật phải đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, điều trị kịp thời.
Nuốt phải mũi kim nha khoa khi đang khám răng
Vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM (BV ĐHYD TP HCM) đã tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân nuốt mũi kim nha khoa khi đang điều trị tại phòng khám nha.
Bệnh nhân T.Q.B., 17 t.uổi, ngụ tại TP HCM, nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, không đau bụng, không sốt. Ngay khi tiếp nhận, người bệnh được hỏi kỹ bệnh sử và thời gian nuốt dị vật.
Bác sĩ tại Khoa Cấp cứu BV ĐHYD TP HCM nhanh chóng thăm dò dị vật đã gây biến chứng hay chưa. Ngay sau đó, người bệnh được thực hiện các xét nghiệm cần thiết để dự phòng tình huống có thể phẫu thuật lấy dị vật và chụp CT-Scan vùng bụng để xác định vị trí. Kết quả ghi nhận dị vật kim loại nằm trong dạ dày. Người bệnh được chỉ định nội soi dạ dày khẩn.
Mũi kim được lấy ra khỏi dạ dày bệnh nhân
Các bác sĩ tại Khoa Nội soi BV ĐHYD TP HCM thực hiện nội soi cấp cứu lần 1 để gắp dị vật nhưng dạ dày còn nhiều thức ăn khiến việc tìm kiếm bị hạn chế. Sau đó, người bệnh được thực hiện nội soi gây mê. Nội soi gây mê giúp người bệnh dễ chịu hơn và quá trình nội soi được thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, thức ăn đặc khiến quá trình bơm rửa rất khó khăn.
Bác sĩ nội soi đã sử dụng hệ thống bơm rửa áp lực cao để hút rửa sạch khối thức ăn trong dạ dày và tìm dị vật. Công tác này được thực hiện cẩn thận để tránh đẩy dị vật trôi xuống ruột non. Sau cùng, các bác sĩ nội soi phát hiện mũi kim nằm sâu dưới khối thức ăn.
Dị vật có đầu sắc nhọn, dài khoảng 4cm, chưa đ.âm t.hủng thành dạ dày. Quá trình gắp dị vật khá khó khăn vì hình dáng dị vật khó cầm nắm, đồng thời các bác sĩ phải sử dụng mũ chụp đặc biệt bao quanh đầu ống soi để có thể gắp dị vật an toàn. Mũ chụp chuyên dụng được khuyến cáo sử dụng thường qui khi lấy các dị vật sắc nhọn qua nội soi nhằm đảm bảo dị vật không không gây tổn thương các cơ quan lân cận.
Nếu không sử dụng mũ chụp này thì đầu kim nha khoa có thể đ.âm t.hủng thành thực quản hay hầu họng trong quá trình kéo dị vật ra ngoài, gây ra các biến chứng nặng sau đó như xuất huyết, thủng hay áp xe trung thất rất nặng nề và nguy hiểm. Các bác sĩ đã lấy được dị vật thành công và an toàn, người bệnh được xuất viện ngay ngày hôm sau trong tình trạng hồi phục hoàn toàn và không biến chứng sau thủ thuật.
Hình ảnh nội soi gắp dị vật
ThS BS. Phạm Công Khánh – Phó Trưởng Khoa Nội soi BV ĐHYD TP HCM nhận định, nhờ vào việc cấp cứu kịp thời mà dị vật chưa gây ra các tổn thương như thủng hay xuất huyết và chưa di chuyển xuống ruột non. Quá trình điều trị thành công và an toàn bằng nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng giúp người bệnh tránh một cuộc mổ mở dạ dày hoặc mổ ruột non để tìm và lấy dị vật.
Bác sĩ khuyến cáo, dị vật đường tiêu hóa là tình trạng tương đối phổ biến. Hầu hết các trường hợp (80%) dị vật sẽ đi ra ngoài qua ngả h.ậu m.ôn mà không gây biến chứng. Tuy nhiên nếu người bệnh bệnh nuốt dị vật sắc nhọn thì cần đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời đối với nhân viên y tế khi thực hiện các thủ thuật cần thận trọng, nhất là với những vật sắc nhọn nguy hiểm như trường hợp trên.
Theo petrotimes.vn