Cần tiếp thêm sức mạnh cho các thầy thuốc nơi tuyến đầu

Đã có hai nhân viên y tế đầu tiên tại Việt Nam mắc Covid-19. Đây là điều đã được dự tính từ trước. Vì thế, ngay lúc này, Bộ Y tế kêu gọi cộng đồng đoàn kết, ủng hộ tinh thần và tiếp thêm sức mạnh để các thầy thuốc – những người chiến sĩ đang ở tuyến đầu tiếp tục đứng vững trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19.

can tiep them suc manh cho cac thay thuoc noi tuyen dau d4b 4776533

(Ảnh minh họa).

Cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất lây cho nhân viên y tế

Ngày 20-3, Bộ Y tế cho biết đã có hai nhân viên y tế đầu tiên là điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai mắc Covid-19. Một nhân viên điều dưỡng của Phòng khám ngoại trú HIV, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai và một điều dưỡng làm việc tiếp đón tại khu cách ly Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Họ là những cán bộ y tế thực hiện nhiệm vụ tiếp đón, sàng lọc bệnh nhân có triệu chứng ho, cảm, sốt trong thời gian qua.

Các chuyên gia cho rằng, với diễn biến dịch bệnh Covid-19 hiện tại ở nước ta, nhân viên y tế là đối tượng có nguy cơ lớn lây bệnh. Hằng ngày, các bệnh viện đang phải thực hiện khám sàng lọc cho nhiều người nhiễm hoặc nghi nhiễm, do vậy nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế rất cao nếu không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm.

PGS, TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho rằng, tình hình dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp cả ở thế giới và Việt Nam. Có điều, chúng ta phải làm sao giữ cho dịch được kiểm soát, không để bị bùng lên. Với các nhân viên y tế, họ phải đối mặt với nguy cơ do phải tiếp đón, khám sàng lọc cho nhiều người dân vào viện khám. Do đó, nguy cơ với nhân viên y tế là hiện hữu. Với kịch bản mà số ca mắc nhiều hơn thì chắc chắn nhân viên y tế cũng không thể nào tránh được.

Do đó, ông Phu nhấn mạnh, chúng ta phải tích cực phòng hơn nữa để nhân viên y tế không bị lây bệnh. “Tại Trung Quốc, có tới hàng nghìn nhân viên y tế mắc Covid-19, chúng ta cũng không thể tránh mà chỉ hạn chế đến mức thấp nhất, không để con số đó trở nên nhiều hơn”, ông Phu cho hay.

Theo con số cập nhất mới nhất của Bộ Y tế, đến nay Chương trình toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 đã thu được 27 tỷ đồng. Đây là sự ủng hộ rất lớn cho công tác phòng, chống dịch đang phải đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp của Việt Nam hiện nay. Bộ Y tế tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng để tiếp thêm sức mạnh cho các y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cũng đã có công văn gửi các đơn vị cần phải tăng cường phòng, chống lây nhiễm cho nhân viên y tế bằng các biện pháp như: phải bố trí đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt tiêu chuẩn cho tất cả nhân viên y tế; Thực hiện tiếp nhận, phân luồng, sàng lọc, cách ly người bệnh theo quy định; Tăng cường kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 của nhân viên y tế.

Cố gắng khống chế tốt tránh lây lan trong cộng đồng

Theo các chuyên gia, sự khác biệt của dịch bệnh nước ta ở giai đoạn hiện nay là những ca mắc bệnh nhiều, trong đó bao gồm cả ca bệnh xâm nhập lẫn những ca lây ra cộng đồng. Số ca tăng vì số lượng được xét nghiệm nhiều, đặc biệt đối là những người trở về nước từ các quốc gia khác.

PTS, TS Trần Đắc Phu phân tích, thế giới đang bùng phát dịch. Việt Nam cũng xác định phải đối mặt với tình huống hơn 10 nghìn ca mắc và chúng ta cũng đã dự trù các phương án này. Điều mà Việt Nam đang nỗ lực là làm chậm, ngăn để dịch không bùng lên mạnh mẽ như Trung Quốc, Hàn Quốc hay châu Âu. Bởi vì, nếu để bùng dịch, sẽ gây ra gánh nặng y tế, Việt Nam sẽ khó đáp ứng được điều trị nếu số ca mắc lớn và những người có bệnh lý nền như huyết áp, tiểu đường, tim mạch, ung thư… sẽ phải đối mặt với t.ử v.ong.

Các chuyên gia dịch tễ cũng nhấn mạnh, tại những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang có những thay đổi về phòng, chống dịch như khoanh vùng khu trú hơn, nhận định lên danh sách cách ly tốt hơn, công nghệ thông tin tốt… nhưng nguy cơ vẫn là rất lớn.

Do đó, hiện nay, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đang thực hiện các biện pháp chống dịch quyết liệt hơn. Trong đó, bên cạnh việc tiến hành xét nghiệm sớm, cách ly, khoanh vùng để kiểm soát dịch bệnh thì chúng ta cũng đang có các biện pháp khác như cấm tụ tập nơi đông người, khai báo y tế, vận động cách ly, tuyên truyền cho người dân về cách phòng bệnh như thường xuyên rửa tay, sát khuẩn, đeo khẩu trang nơi công cộng…

THIÊN LAM

Chuyên gia chỉ ra 3 điều mà người dân cần làm ngay để chống dịch Covid-19

“Các biện pháp phòng bệnh dù chúng ta đã nói nhiều nhưng phải biết cách hơn. Thực tế là nhiều người dân đã làm nhưng làm không chuẩn” – PGS.TS Trần Đắc Phu nhận định.

PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định, trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay, việc mỗi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh là quan trọng nhất, bởi chính quyền và ngành y tế đang làm hết trách nhiệm của mình để chống dịch nhưng nếu không có sự tham gia của người dân thì công tác kiểm soát dịch sẽ rất khó khăn.

chuyen gia chi ra 3 dieu ma nguoi dan can lam ngay de chong dich covid19 d92 4772427

PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

Cũng theo chuyên gia này, có 3 điều mà người dân cần thực hiện ngay lúc này để đảm bảo an toàn của bản thân, cũng như chung sức với nhà nước trong công cuộc dập dịch:

Khai báo y tế trung thực khi nhập cảnh

chuyen gia chi ra 3 dieu ma nguoi dan can lam ngay de chong dich covid19 fd3 4772427

Thứ nhất, chính là vấn đề khai báo y tế khi nhập cảnh. Khi người Việt Nam ở nước ngoài nhập cảnh về phải khai báo thật trung thực những nơi mình đi qua. PGS.TS Trần Đắc Phu dẫn chứng: “Vừa qua có những trường hợp đã đi qua Ý mà lúc về không chịu khai báo, trong khi Ý là vùng tâm dịch. Trong trường hợp quá cảnh sang nước thứ 3 thì rất khó để biết được, thậm chí khi dịch từ những nguồn này lây lan trong cộng đồng cũng rất khó khăn để xác định, để kiểm soát. Như thực tế, những ca bệnh ở Việt Nam gần đây đều là người đi từ nước ngoài về”.

PGS.TS Trần Đắc Phu chia sẻ thêm: “Vừa qua có nhiều khu dân cư khi có người đi người ngoài về là người dân ở đó báo cáo ngay, tôi thấy đó là cái hay, là điều tốt cho công cuộc chống dịch hiện tại”.

Không được chủ quan khi có triệu chứng bệnh

chuyen gia chi ra 3 dieu ma nguoi dan can lam ngay de chong dich covid19 2bd 4772427

Thực hiện khai báo y tế trung thực để phục vụ cho công tác chống dịch.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, vấn đề quan trọng tiếp theo mà người dân cần tuyệt đối tuân thủ chính là khai báo tình trạng sức khỏe, khi có những triệu chứng khả nghi. “Khi có những triệu chứng giống viêm phổi cấp như sốt, ho, khó thở là phải đến ngay cơ sở y tế, liên hệ với cán bộ y tế để giải quyết ngay. Đồng thời, hãy khai báo thông qua hệ thống khai báo y tế toàn dân, để cơ quan quản lý được biết, đây là điều rất quan trọng”.

Chủ động phòng bệnh: Không nên qu á lo lắng nhưng phải biết cách

chuyen gia chi ra 3 dieu ma nguoi dan can lam ngay de chong dich covid19 8ec 4772427

PGS.TS Trần Đắc Phu nhận định rằng, về các biện pháp phòng bệnh dù chúng ta đã nói nhiều nhưng phải biết cách hơn, phải hiểu hơn về nguyên tắc phòng bệnh. Thực tế là nhiều người dân đã làm nhưng làm không chuẩn.

“Chúng ta phải hiểu Covid-19 có thể lây lan trực tiếp ở phạm vi gần là tiếp xúc trong vòng 2 mét, nghĩa là chúng ta phải giao tiếp với người bệnh trong phạm vi này để lây qua giọt dịch cơ thể. Cách lây lan thứ 2 là khi các giọt dịch người bệnh rơi xuống bề mặt như nắm cửa, cầu thang… tay ta sờ vào rồi đưa lên mũi, miệng, mắt thì sẽ bị lây” – PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích – “Như vậy làm sao cắt được 2 nguồn lây ấy thì sẽ an toàn”.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, nhiều người đang hoang mang quá về Covid-19. Ông cũng lấy ví dụ về trường hợp ca bệnh ở phố Núi Trúc, sau khi được công bố, nhiều người đã thể hiện sự lo sợ thái quá với cách nghĩ: Chỉ cần đi qua phố Núi Trúc là đã có thể bị nhiễm bệnh.

chuyen gia chi ra 3 dieu ma nguoi dan can lam ngay de chong dich covid19 688 4772427

Áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng bệnh, người dân chung cư Linh Đàm vui sống dù phát hiện trường hợp F3.

Trước vấn đề nhiều người dân sống sống ở căn hộ chung cư tỏ ra hoang mang khi trong tòa nhà có người nghi nhiễm Covid-19, PGS.TS Trần Đắc Phu chỉ ra các nguyên tắc phòng bệnh hiệu quả trong trường hợp này: “Người nghi nhiễm đã tự tuân thủ cách ly trong không gian sống của họ, về phần mình cũng không đến căn hộ có người nghi nhiễm. Bên cạnh đó, cần phân tích xem mình có giao tiếp chung cái gì với người ta không như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút nhấn cầu thang máy…để áp dụng các biện pháp hạn chế tiếp xúc và rửa tay bằng xà phòng, dung dịch diệt khuẩn như đã khuyến cáo”. Chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, việc lau, khử khuẩn các bề mặt nguy cơ cao điển hình là tay nắm cửa là vô cùng quan trọng để phòng ngừa lây nhiễm.

chuyen gia chi ra 3 dieu ma nguoi dan can lam ngay de chong dich covid19 9eb 4772427

Cách đeo khẩu trang cũng là một vấn đề mà PGS.TS Trần Đắc Phu nhận định nhiều người dân đang thực hiện sai. Chuyên gia này chỉ rõ: “Về nguyên tắc, khẩu trang vải thì cần giặt sạch mới đeo lại, khẩu trang y tế thì chỉ dùng một lần, nhiều người cứ mang đi mang lại, còn có thói quen sờ vào mặt ngoài khẩu trang rồi đưa lên mặt thì càng nguy hiểm hơn”.

Chuyên gia này khuyến cáo rằng, khi từ nơi công cộng trở về nhà, phải rửa tay trước sau đó mới thực hiện tháo khẩu trang đúng cách (cầm vào phần quai đeo rồi tháo ra), thực hiện sai thứ tự này sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Minh Nhật (dantri.vn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *