Trứng là một loại thực phẩm rất linh hoạt. Chúng được sử dụng để chế biến nhiều món ăn và có thể được chế biến thành một món ăn ngon chỉ một mình nó.
Trứng luộc – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tính linh hoạt của trứng được chứng minh bằng thực tế là trứng được sử dụng trong cả món ngọt và món mặn. Cho dù đó là bột chiên cho cánh gà giòn hay một chiếc bánh khoái khẩu, trứng là một thành phần quan trọng và không thể thiếu của nhiều món ăn.
Một trong những hình thức phổ biến nhất mà trứng được tiêu thụ là luộc chín. Được gọi là trứng luộc, chúng ngon, tốt cho sức khỏe, dễ làm và chỉ mất vài phút để nấu.
Dưới đây là một vài lợi ích sức khỏe của việc ăn trứng luộc, theo Times of India.
Giúp giảm cân
Trứng luộc là một nguồn protein nạc tuyệt vời. Chúng sẽ khiến bạn cảm thấy no mà không cần nạp quá nhiều calo, rất hữu ích nếu bạn muốn giảm cân. Bữa trưa hoặc bữa tối với hai quả trứng luộc chín và một chén rau trộn chỉ chứa 274 calo.
Giúp xương chắc khỏe trước khi sinh
Trứng rất dễ chế biến thành nhiều món khác nhau – SHUTTERSTOCK
Protein trong trứng luộc hoạt động cùng với vitamin D để thúc đẩy sự phát triển trước khi sinh. Những yếu tố này hỗ trợ răng, xương và sự phát triển chung của thai nhi trong suốt thai kỳ.
Tăng cường trao đổi chất
Ăn một chế độ ăn giàu protein có thể tăng cường sự trao đổi chất thông qua một quá trình được gọi là hiệu ứng nhiệt của thực phẩm. Nó xảy ra bởi vì cơ thể cần sử dụng thêm calo để tiêu hóa và xử lý các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Ăn trứng luộc giúp mọi người đốt cháy nhiều calo hơn so với ăn carbohydrate hoặc chất béo. Điều này giúp tăng cường trao đổi chất.
Một nguồn tốt choline
Choline là một chất dinh dưỡng giúp điều chỉnh não bộ, hệ thần kinh và sức khỏe tim mạch. Nó giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào não, giúp chuyển tiếp thông điệp từ não đến các dây thần kinh và cơ. Nó cũng giúp thai phụ phát triển trí não của thai nhi và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, theo Times of India.
Tốt cho mắt, tóc và móng
Trứng luộc đặc biệt có lợi cho mắt. Ăn trứng có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng vì trứng chứa các chất dinh dưỡng lutein và zeaxanthin. Ăn trứng luộc cũng có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Chúng cũng chứa hàm lượng lưu huỳnh cao và là nguồn cung cấp vitamin D. Điều này giúp tóc và móng tay phát triển khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống hợp lý, an toàn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Đặc biệt khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm sao cho an toàn là rất quan trọng.
Mẹ bầu nên ăn sáng đầy đủ
Ảnh minh họa
Ăn sáng đầy đủ giúp điều chỉnh lượng đường trong m.áu của mẹ trong suốt buổi sáng. Mẹ nên chọn bữa ăn sáng có GI thấp. Cháo là một lựa chọn tốt vì nó giải phóng năng lượng chậm và đều. Hoặc mẹ có thể chọn các loại ngũ cốc nguyên cám và bánh mì đen với một phần nhỏ thực phẩm giàu protein như trứng luộc hoặc sữa chua ít béo.
Lưu ý, thực phẩm GI cao như ngũ cốc bọc đường hoặc bánh mì nướng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong m.áu.
Bà bầu nên ăn nhiều loại thực phẩm trong ngày
Ảnh minh họa
Mẹ nên cố gắng đa dạng nhiều loại thực phẩm để làm cho món ăn trở nên thú vị và hấp dẫn. Nếu thức ăn trên đĩa của mẹ được tạo ra từ các loại thực phẩm mà chỉ có màu nâu hoặc màu vàng, hãy thử thêm một số ớt đỏ và rau xanh hoặc một số quả mâm xôi và nho, xoài…, tùy thuộc vào việc có hay không có, sẽ giúp mẹ có một bữa ăn ngon.
Chế độ dinh dưỡng hạn chế đường và tinh bột
Lượng đường trong m.áu tăng lên khi mọi người ăn thực phẩm có đường, đặc biệt là những loại được tinh chế và chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế đồ ngọt càng nhiều càng tốt.
Mẹ bầu bị tiểu đường nên hạn chế các món có nhiều đường, tinh bột. Nên sử dụng những loại thực phẩm có chứa carbonhydrates phức tạp như bánh mì làm từ lúa mì, táo, cam, lê, đào, đậu, bắp… bởi chúng sẽ giúp giữ lượng đường trong m.áu ở mức ổn định.
Mẹ bầu không nên bỏ bữa
Ảnh minh họa
Mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ bữa. Mẹ nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa và không nên ăn quá nhiều. Bạn có thể xen kẽ một hai món ăn nhẹ sau mỗi bữa. Việc ăn đầy đủ bữa sẽ giúp lượng đường trong m.áu ổn định hơn.
Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày
Mẹ bầu nên chia nhỏ 3 bữa chính thành 5- 6 bữa phụ mỗi ngày. Cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong m.áu tăng cao bất ngờ, tạo thời gian cho insulin có đủ thời gian để chuyển hóa năng lượng. Bên cạnh đó, còn giúp mẹ giảm đáng kể triệu chứng ốm nghén nữa đấy.
Cắt giảm chất béo bão hòa: Mẹ bầu nên hạn chế các chất béo từ mỡ, thịt động vật. Thay vào đó, hãy dử dụng dầu đậu nành, oliu, dầu hướng dương để nấu ăn. Các mẹ cũng nên hạn chế các món chiên xào và tăng cường các món luộc hấp.