Ngày 23-11, Bệnh viện Nhi đồng 2 ( thành phố Hồ Chí Minh) cho biết vừa cấp cứu một b.é t.rai 10 t.uổi bị chấn thương cột sống cổ do bắt chước video trên mạng.
B.é t.rai phải nẹp cổ do bắt chước trò chơi nhào lộn trên ứng dụng mạng xã hội.
Bệnh nhi là b.é t.rai 10 t.uổi, ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh, nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 cuối tuần vừa qua với tình trạng vẹo cổ, chấn thương cột sống cổ.
Theo lời kể của b.é t.rai, bé đã học theo một trò nhào lộn có trong video của ứng dụng TikTok và không may gặp tai nạn.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhi được các bác sĩ nhanh chóng kiểm tra, đeo nẹp cố định cột sống cổ và điều trị. Sau 3 ngày, bé đã phục hồi, kết quả chụp hình ghi nhận chấn thương phần mềm.
Bệnh viện Nhi đồng 2 thường tiếp nhận các bệnh nhi đến khám vì các rối loạn hành vi liên quan đến việc xem tivi, video trên các ứng dụng mạng xã hội… quá nhiều. Bác sĩ bệnh viện khuyến cáo các phụ huynh dành nhiều thời gian hơn cho con và khuyến khích con tham gia các hoạt động tích cực như thể dục, đọc sách…
Lý do trẻ nhỏ bị gan nhiễm mỡ
Trẻ mắc bệnh lý này không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến xơ gan.
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Ngân, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, cho biết thừa cân, béo phì là vấn đề thách thức trên toàn cầu, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo Bộ Y tế, tỷ lệ béo phì ở trẻ 6-11 t.uổi tại TP.HCM hiện là 12%. Tại Hà Nội, con số này là 8-9%. Ngoài tác động xấu đến sức khỏe, tình trạng này đưa đến căn bệnh nguy hiểm ở trẻ là gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ gặp ở trẻ thừa cân, béo phì. Đa số trẻ không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ, siêu âm bụng. Khoảng 7% trẻ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu. Trong khi đó, con số này ở trẻ béo phì là 34%.
Bác sĩ Ngân cho biết đơn vị này đang điều trị cho b.é t.rai 8 t.uổi, bị gan nhiễm mỡ. Trước đó, trẻ nhập viện trong tình trạng thừa cân, men gan tăng cao. Phải qua nhiều lần xét nghiệm, hội chẩn và làm sinh thiết, các bác sĩ mới chẩn đoán chính xác căn bệnh trẻ mắc phải.
“Gan nhiễm mỡ ở trẻ không có thuốc điều trị đặc hiệu. Phương pháp điều trị chủ yếu là giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn, cắt giảm tinh bột, đường, chất béo kết hợp tập thể dục mỗi ngày. Bệnh nhi này được tư vấn điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục và tái khám lại sau một tháng”, bác sĩ Ngân nói.
Diễn biến của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia. Ảnh: BV Nhi đồng 2.
Theo bác sĩ Ngân, gan nhiễm mỡ không được phát hiện và điều trị kịp thời, theo thời gian, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như xơ gan. Tình trạng này ở trẻ được chẩn đoán dựa vào sinh thiết, tuy nhiên, đây là thủ thuật khá xâm lấn nên thường chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định.
Bệnh nhi phải tái khám định kỳ từ 1-6 tháng để đ.ánh giá dinh dưỡng và xét nghiệm lại men gan. Men gan giảm đồng nghĩa các tế bào gan bị thoái hóa mỡ có sự phục hồi.
Bác sĩ Ngân khuyến cáo gan nhiễm mỡ ở trẻ có thể được tầm soát, phát hiện qua xét nghiệm men gan. Trẻ ở độ t.uổi 9-11, nhất là trường hợp thừa cân, béo phì nên tầm soát sớm bệnh lý này.
Theo Healthline, gan nhiễm mỡ không do rượu liên quan sự tích tụ chất béo nhiều hơn tình trạng viêm làm tổn thương các tế bào gan. Trong giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ có thể phục hồi được. Tuy nhiên, bệnh thường không được chẩn đoán sớm. Điều này làm tăng đáng kể nguy cơ xơ gan, ung thư gan.
Ngoài ra, gan nhiễm mỡ không do rượu còn làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh khác như tim mạch, đái tháo đường và thận.