Hóa ra chỉ cần vào bếp tìm 5 loại gia vị này thôi là đủ giúp phụ nữ luôn trẻ đẹp, lâu già và ít bệnh tật.
Gia vị là một trong những yếu tố tiên quyết vừa tạo vị ngon, hương thơm lại còn làm nên cái “hồn” của thực phẩm. Món ăn có hấp dẫn và độc đáo hay không phụ thuộc rất nhiều vào chúng.
Tuy nhiên theo Tatiana Denning – bác sĩ y học tại quận Henrico (Mỹ), gia vị không những để “tô điểm” thức ăn mà còn là một vị thuốc ít ai biết. Cô chia sẻ rằng, bà của mình từ xưa không hề dùng thuốc mà chỉ sử dụng gia vị xung quanh để ngừa bệnh. Bà sống rất khỏe mạnh cho đến năm 93 thì qua đời vì cao t.uổi chứ không do một bệnh nào cả.
Bác sĩ Tatiana cho hay, trước khi mất bà vẫn căn dặn cô phải thường xuyên sử dụng gia vị đúng cách, điều độ để giữ sức khỏe mà không phải dùng thuốc. Đặc biệt hơn, chúng còn giúp da và tóc luôn tươi sáng và khỏe mạnh. Cụ thể là 5 loại sau đây:
1. Gừng
Gừng là một dược liệu không thể thiếu của y học Trung Quốc trong suốt nhiều thiên niên kỷ. Chúng không chỉ giúp cải thiện lưu thông m.áu mà còn chống viêm nhiễm, đặc biệt là làm dịu cơn đau bụng kinh. Bên cạnh đó, gừng còn “đ.ánh bay” cơn buồn nôn, giải độc ruột gan, hỗ trợ tiêu hóa và giúp cơ thể kháng khuẩn tuyệt vời.
Trà gừng vừa là thức uống lại còn là “thần dược” cho sức khỏe, nên tranh thủ uống vào mùa đông.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Mỹ (NCBI), gừng thật sự có khả năng cải thiện lượng đường trong m.áu ở bệnh nhân tiểu đường. Ăn gừng thường xuyên sẽ giúp mức cholesterol giảm đáng kể, thậm chí là giảm cân do nó đốt cháy vùng mỡ thừa.
Để tận dụng hết lợi ích của gừng, chị em hãy thả vài lát vào món xào hoặc đồ hấp cho dậy mùi. Hoặc vào mùa đông, bạn có thể uống trà gừng để vừa ấm người mà còn giảm cân nhanh. Trên thị trường hiện nay cũng có một vài loại kẹo gừng giúp giảm buồn nôn, nếu hay bị say tàu xe thì nên thử.
2. Mật ong
Có lẽ đây là loại gia vị “độc nhất vô nhị” bởi có thể bảo quản hàng trăm năm mà không sợ hỏng. Chỉ cần bạn mua ở những nguồn uy tín thì hãy yên tâm rằng, mật ong sẽ giúp bạn “xua đuổi” hàng tá loại bệnh nguy hiểm.
Theo công bố trên tờ ScienceDirect cho biết, mật ong đã được người xưa sử dụng như một phương thuốc trị đau họng và tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, mật ong cũng có khả năng t.iêu d.iệt các mầm bệnh nguy hiểm như E.Coli, Staph aureus và H. pylori…
Lần tới khi bạn bị ho, hãy uống từ từ khoảng 1 thìa mật ong là triệu chứng sẽ bớt ngay. Bên cạnh đó, pha một chút mật ong vào trà hoặc ăn kèm với các thực phẩm khác cũng là cách để tăng cường sức khỏe nhanh nhất.
3. Giấm táo
Bác sĩ Tatiana khẳng định rằng, cô luôn cho bệnh nhân của mình dùng giấm táo để điều trị cao huyết áp và đường trong m.áu. Cụ thể, nó có đặc tính kháng khuẩn và chứa đầy các lợi khuẩn tốt cho sức khỏe. Chỉ với 2 muỗng canh hàng ngày, chứng ợ nóng và chuột rút chân cũng dần biến mất không dấu vết.
Giấm táo thật sự rất bổ dưỡng nhưng do vị chua hăng khiến nhiều người bỏ qua nó…
Thêm vào đó, một nghiên cứu được công bố trên Molecular Nutrition & Food Research vào năm 2016 cho thấy, giấm táo còn chứa đặc tính chống oxy hóa giúp chống lại sự lão hóa. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm cảm giác đói và thúc đẩy quá trình giảm cân, tiêu mỡ bụng cực nhanh.
Dù tốt là thế nhưng cần lưu ý, giấm táo có tính axit nên không được uống trực tiếp vì dễ làm mòn men răng. Chị em hãy thêm giấm táo vào món salad hoặc hòa loãng với nước rồi mới dùng.
4. Tỏi
Trước khi con người phát minh ra kháng sinh thì tỏi là “lá chắn” bảo vệ hệ miễn dịch cho cơ thể. Bà của bác sĩ Tatiana luôn sử dụng tỏi ngâm mật ong hoặc giấm như một phương thuốc ngừa bệnh. Nó có đặc tính kháng nấm, chống oxy hóa và giảm cholesterol trong cơ thể. Một nghiên cứu trên Tạp chí dinh dưỡng năm 2006 đã cho thấy, ăn tỏi thường xuyên còn ngăn ngừa chứng mất trí Alzheimer và bệnh tim xuống rõ rệt.
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý tránh ăn tỏi khi bụng đói vì dễ làm nóng ruột. Bạn có thể nấu, xào hoặc ngâm giấm để giảm vị cay nồng của tỏi. Bên cạnh đó, hãy ăn tỏi kèm với các thực phẩm khác như bánh bao, mì ống, cơm để dễ ăn hơn nếu bạn muốn ăn tỏi sống.
5. Dầu ôliu
Với thành phần chủ yếu chỉ là các axit béo không bão hòa đơn, dầu ôliu từ lâu đã là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn Địa Trung Hải. Nó giàu polyphenol và chất chống oxy hóa có lợi giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư và thậm chí là đột quỵ.
Theo NCBI, dầu ô liu còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và ngừa được cả bệnh mất trí Alzheimer. Kết hợp với dầu cá, nó cũng được chứng minh là cải thiện tình trạng đau khớp và cứng khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu muốn “hưởng” toàn bộ lợi ích này thì hãy thêm dầu ôliu ngay vào bữa ăn thôi.
Uống nước lá sen giảm cân sai cách, chị em rước bệnh vào người
Nhiều người tự ý mua lá sen khô ở chợ về hãm nước uống để hỗ trợ giảm huyết áp, tiểu đường, chống béo phì… mà không biết những tác hại khôn lường của nó.
Sen là cây thuốc quý của Đông y.
Theo Đông y, lá sen có vị đắng chát, tính bình. Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy… Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết, ho ra m.áu…
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài những tác dụng mà người xưa đã phát hiện, lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm. Do đó, hiện nay lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ m.áu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật. Theo các chuyên gia, những người cao t.uổi cơ thể đã suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch m.áu não, nên thường xuyên sử dụng lá sen.
Lá sen khô có nhiều tác dụng tốt nhưng phải dùng đúng cách.
Tuy nhiên, lá sen cũng như những thực phẩm khác, nếu dùng không đúng sẽ để lại hậu quả khó lường. ThS.BS Tạ Xuân Trường – Phó trưởng khoa Nội BVĐK Nông Nghiệp cho biết, có không ít bệnh nhân mắc các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường không tuân thủ điều trị, tự ý bỏ uống thuốc, rồi ngày ngày uống nước lá sen khô để hạ đường huyết rất nguy hiểm.
Để dùng lá sen khô cho đúng, không gây tác hại cho sức khỏe, mọi người cần chú ý những điểm sau.
– Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.
– Những người có thể nhiệt khi uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ tốt hơn. Nhưng ngược lại, trường hợp người thể hàn uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đ.ập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn t.ình d.ục.
Không dùng nước lá sen để uống thay nước lọc hàng ngày.
– Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.
Lưu ý: Nên uống nước lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ để không gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng lá sen như sau:
– Để chữa rối loạn mỡ m.áu: Lá sen khô 1 lá, sắc nước uống trong ngày.
– Để chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30 g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống, có tác dụng còn lớn hơn tim sen.
– Để giảm mỡ m.áu: Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, đem nấu cháo dùng với đường trắng, cũng có thể gia thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Nếu không có lá sen tươi, có thể dùng lá sen khô, nhưng trước khi dùng phải ngâm cho mềm. Hoặc mỗi ngày uống trà lá sen.