Tình trạng viêm có thể dẫn tới các căn bệnh như ung thư, đái tháo đường, bệnh tim, viêm khớp. Những loại thực phẩm sau giúp chống viêm còn “tốt hơn cả thuốc”.
Chế độ ăn uống không tốt có khả năng gây viêm tương đối cao, và liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngược lại cũng có chế độ ăn uống có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Nghiên cứu này đến từ nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 210.000 người tham gia, theo dõi khảo sát trong 32 năm và đ.ánh giá chế độ ăn uống của những người tham gia 4 năm một lần.
Kết quả nghiêm cứu Đại học Harvard, Hoa Kỳ.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố như thuốc và chỉ số khối cơ thể, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chế độ ăn nhiều đường, dầu, mỡ và thịt đỏ sẽ khiến cơ thể bị viêm nhiễm nhiều hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên đến 46%. Ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, nội tạng động vật, đồ chiên rán, ngũ cốc tinh chế, nguy cơ đột quỵ cũng sẽ tăng 28%.
Ngược lại, các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, bắp cải, các loại rau màu vàng như bí đỏ, ớt vàng, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt, cà phê, trà, quả óc chó… có thể bảo vệ cơ thể con người khỏi các dấu hiệu viêm như interleukin và chemokine. Những dấu hiệu này có liên quan đến chứng xơ vữa động mạch và cholesterol.
6 loại thực phẩm giúp kháng viêm
1. Quả óc chó
Quả óc chó vừa giúp chống viêm vừa có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Phát hiện từ một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được công bố gần đây trên Tạp chí của Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ, chỉ ra rằng những người ở độ t.uổi 60-70 thường xuyên ăn quả óc chó có thể giảm viêm, một yếu tố liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim so với những người không ăn quả óc chó.
2. Cá
Dù mọi loại cá đều chứa các axit béo omega-3, tuy nhiên những loại cá dưới đây là nguồn cung cấp tốt nhất: cá hồi, cá trích, cá thu… Khả năng chống viêm trong cá béo đến từ khả năng chuyển hóa các axit béo thành các hợp chất gọi là resolvin và protectin. Trong các nghiên cứu lâm sàng, những người ăn cá hồi hoặc thực phẩm bổ sung EPA, DHA thì có chất chỉ thị viêm là CRP giảm. Vì thế, có thể nói cá béo chứa nhiều axit béo omega-3 là EPA và DHA, vốn có khả năng chống viêm.
3. Ngũ cốc thô
Ngũ cốc thô cũng giúp kiểm soát chứng viêm
Thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc thô chưa qua tinh chế có tốc độ tiêu hóa chậm, có thể ngăn lượng đường trong m.áu tăng mạnh và giúp kiểm soát chứng viêm. Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm kê, gạo lứt, yến mạch… Một số loại đậu chất lượng cao, chẳng hạn như đậu xanh, đậu Hà Lan… rất giàu vitamin B, magiê, kali và chất xơ hòa tan, có chỉ số đường huyết thấp và rất tốt để chống viêm.
4. Trái cây và rau
Các loại rau có màu cam rất tốt cho sức khỏe
Tất cả các loại rau lá xanh đều rất giàu magiê, giúp giảm viêm. Táo, cam quýt, nho và các loại rau lá xanh đậm rất giàu polyphenol. Cà rốt, bí ngô và các loại thực phẩm có màu cam vàng khác rất giàu carotenoid, cả hai đều có lợi để giảm viêm. Nên tiêu thụ 300-500g rau và 200-350g trái cây mỗi ngày.
5. Các loại trà
Trà trắng, trà xanh, trà ô long và các loại trà khác rất giàu catechin, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm rất tốt.
6. Một số gia vị: Nghệ, gừng, tỏi
Nghệ được sử dụng phổ biến trong Đông y truyền thống. Hoạt chất Curcumin (diferuloylmethane) có trong tinh bột nghệ cao cấp ở liều cao (khoảng 1200mg) có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau cứng khớp nhanh chóng và có khả năng ức chế một trong những tác nhân gây phá hủy sụn khớp mà các loại thuốc giảm đau thông thường không có.
Gừng không chỉ làm dịu cơn buồn nôn, vấn đề về đường tiêu hóa mà nó có thể giúp giảm viêm toàn cơ thể. Bạn có thể dùng smoothie gia vị gừng như một chế độ đốt chất béo, hoặc thậm chí có thể sử dụng nó để món canh xương thêm đậm đà, ngon miệng.
Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi giúp kích thích hệ miễn dịch và hạn chế phản ứng viêm của cơ thể.
Hóa ra đây mới thực sự là món phụ nữ nên ăn trong bữa sáng để vừa “nuôi dưỡng” nội tạng lại giảm cân nhanh
Thực phẩm này là một trong những món ăn lành mạnh nhất mà phụ nữ nên ăn sau khi ngủ dậy để vừa giữ gìn vóc dáng, lại có thể nuôi dưỡng nhiều cơ quan nội tạng như tim, ruột, mật.
Mỗi phụ nữ đều có một cách ăn sáng riêng để vừa đảm bảo sức khỏe cho cơ thể, lại vừa tốt cho việc giảm cân. Có người chọn uống một cốc sữa nóng, có người lại ăn hoa quả, ăn thịt ức gà hay là chỉ ăn sa lát cho bữa ăn đầu tiên trong ngày. Nhưng theo nghiên cứu, lạc chính là một trong những món ăn lành mạnh nhất mà phụ nữ nên ăn sau khi ngủ dậy, để vừa giữ gìn vóc dáng, lại có thể nuôi dưỡng nhiều cơ quan nội tạng như tim, ruột, mật.
Lạc là một nguồn giàu chất dinh dưỡng của protein, chất xơ và chất béo có lợi cho sức khỏe. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g lạc có chứa: 567 calo; 25,8g protein; 8,5g chất xơ; 4,5mg sắt; 92mg canxi; 18mg natri; 705mg kali.
Đặc biệt, lạc là nguồn vitamin E, vitamin B1, B3, B9 tuyệt vời… Đây là tất cả những khoáng chất cần thiết để duy trì sự trao đổi chất của cơ thể và giảm nguy cơ mắc một số bệnh.
Ăn lạc vào bữa sáng, phụ nữ sẽ nhận được lợi ích gì?
1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Lạc chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có lợi cho sức khỏe tổng thể. Tỷ lệ chất béo này rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Một nghiên cứu năm 2014 thực hiện bởi các chuyên gia người Mỹ cho thấy, nếu một người bị tiểu đường mà duy trì thói quen ăn 46g đậu phộng hoặc bơ đậu phộng mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch vượt trội.
Ngoài ra, một bài báo trên tạp chí Dinh dưỡng (Hoa Kỳ) cho thấy những người ăn lạc thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 35% so với người bình thường. Nguyên nhân có thể bởi thành phần axit béo của lạc có tác dụng làm giảm mức cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
2. Duy trì cân nặng hợp lý
Tiến sĩ Mattes, chuyên gia dinh dưỡng tại Khoa Khoa học Dinh dưỡng, Đại học Purdue (Hoa Kỳ) cho rằng: “Lạc là thực phẩm giúp no lâu bởi chúng chứa hàm lượng chất béo, chất xơ và protein dồi dào, hơn nữa chúng ta cũng có cơ hội để kết hợp lạc cùng nhiều loại dinh dưỡng khác”.
Theo chuyên gia, nếu chị em đều đặn ăn lạc vào bữa sáng thì có thể giảm lượng thức ăn trong ngày. Đã có nghiên cứu cho thấy những phụ nữ ăn các loại hạt, bao gồm lạc chỉ cần 2 lần/tuần có nguy cơ tăng cân và béo phì trong 8 năm thấp hơn so với những người hiếm khi ăn.
3. Quản lý lượng đường trong m.áu
Lạc là thực phẩm tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Lạc có chỉ số đường huyết (GI) thấp, có nghĩa là chúng không gây ra đột biến lớn về lượng đường trong m.áu.
Lạc có GI là 23. Trong khi đó, các nhà dinh dưỡng luôn đ.ánh giá các thực phẩm có GI từ 55 trở xuống là thực phẩm lành mạnh, có thể giúp ngăn ngừa tăng đường trong m.áu.
Lạc là thực phẩm tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, lạc có thể giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu vì chúng tương đối ít carbohydrate nhưng lại giàu protein, chất béo và chất xơ. Chất xơ giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, cho phép giải phóng năng lượng ổn định hơn. Nhưng lại giữ protein lâu hơn nên cơ thể sẽ no lâu mà vẫn khỏe mạnh.
4. Có thể ngăn ngừa sỏi mật
Ăn lạc có liên quan đến việc giảm nguy cơ sỏi mật. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Y Harvard và Bệnh viện Brigham and Women’s (Boston) cho thấy tiêu thụ lạc có thể giúp bạn giảm nguy cơ sỏi mật. Phụ nữ tiêu thụ từ lạc 5 lần/tuần giảm nguy cơ bị cắt túi mật.
5. Có thể giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư vú…
Ăn nhiều lạc và các loại hạt khác có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Lý do là vì isoflavone, resveratrol và axit phenolic được tìm thấy trong lạc có đặc tính chống ung thư.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Hà Lan cho thấy rằng ăn lạc cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh. Lạc cũng được công nhận về khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày và thực quản ở người lớn t.uổi ở Mỹ.
Một nghiên cứu do Đại học Georgia (Mỹ) thực hiện cho thấy chất resveratrol có trong lạc có đặc tính chống oxy hóa mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư.
Ăn lạc rất tốt, nhưng cần lưu ý những điều sau
Lạc là một thực phẩm lành mạnh, tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn rủi ro nếu được bảo quản và chế biến kém khoa học. Lạc mốc có thể nhiễm độc tố aflatoxin (một loại độc tố mạnh gây ung thư gan). Vì vậy khi ăn lạc cần lưu ý rằng:
– Sau khi mua, cần bảo quản lạc ở nơi khô thoáng, có nắng. Lạc mốc cần loại bỏ ngay lập tức.
– Không nên ăn lạc sống. Cách ăn tốt nhất là luộc lạc. Lạc luộc được công nhận có hàm lượng chất chống oxy hóa isoflavone tăng gấp 2-4 lần.
– Không nên ăn lạc rang hoặc lạc luộc quá nhiều khi bụng đói. Bởi vì các chất béo trong lạc sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, gây cảm giác khó chịu.
– Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều lạc sẽ khiến trẻ dễ bị mắc bệnh dị ứng.
– Những bệnh nhân bị gút, m.áu nhiễm mỡ, đái tháo đường nên ăn lạc với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều kẻo tình trạng bệnh thêm trầm trọng.