Đây là phong trào trở thành xu hướng mới của giới trẻ được phát động qua internet và ngày càng được “đệ tử lưu linh” hưởng ứng.
“Tháng 1 khô” – Dry January có nghĩa là 1 tháng từ bỏ rượu bia, bất kể tháng nào, nhằm cơ thể phục hồi các chức năng, nâng cao sức khỏe.
“Tháng 1 khô” là một sáng kiến của tổ chức từ thiện Alcohol Change United Kingdom, khuyến khích mọi người thử từ bỏ rượu trong 1 tháng vào đầu năm. Một tháng không có rượu là sự lựa chọn tốt nhất mà chúng ta có thể làm cho sức khỏe của mình, các nhà nghiên cứu Anh kết luận.
Phong trào này khi khởi xướng gặp không ít chỉ trích, bởi lẽ trong 1 năm từ bỏ 1 tháng không uống thức uống có cồn (rượu, bia…), 11 tháng còn lại có thể say sưa? Tuy nhiên, sáng kiến này được giới y khoa ủng hộ, bởi: Cơ thể nhận nhiều lợi ích khi có 1 tháng không rượu bia, từ bỏ rượu trong một thời gian và lặp đi lặp lại khiến người uống có thể từ bỏ rượu bia dễ dàng hơn.
Câu chuyện của một “dân nghiện”
Người nghiện rượu này là một phụ nữ. Cô cho biết, cô uống rượu để có cảm giác yên ổn, cuộc sống thú vị hơn. Sau 30 phút kể từ lúc uống rượu, cô bắt đầu có cảm giác như vậy, khi các vấn đề rắc rối của cuộc sống được quên lãng.
Phong trào ‘Tháng 1 khô’ để bỏ bia rượu đang trở thành xu hướng hiện nay. Ảnh: Chiến Công
Cô đã uống rượu trong hàng chục năm, đều đặn, ở mức vừa phải. Trong đêm, cô uống 1 ly rượu vang, sau đó thêm 1 ly, 1 ly nữa… rồi là 1 chai. Nếu ngày nào đó có nhiều lo lắng, cô mua 1 chai rượu vang và uống hết.
Những năm qua, chồng cô và cô thường xuyên cãi vã về chuyện rượu chè be bét của cô. Cô cũng đã thử không uống rượu một số đêm. Vào buổi sáng, cô cảm thấy chút buồn buồn nhưng không cảm nhận nó một cách rõ rệt và thiếu động lực để làm việc.
Cô tránh gặp gỡ với nhiều người, không thích đi tản bộ hay gặp gỡ bạn bè vào buổi ăn trưa. Cô mất nhiều năm để kiểm soát trạng thái nghiện rượu, nhưng rồi rượu kiểm soát cô đến mức cô không thể che dấu hành vi của mình với mọi người.
May mắn là cô biết được phong trào “Tháng 1 khô” và hưởng ứng. Cô quyết tâm không uống rượu 1 tháng và cảm nhận những thay đổi to lớn “đáng kinh ngạc” cả về thể chất lẫn tinh thần. Cô ngạc nhiên khi cảm nhận những điều mới lạ: Đi ăn trưa cùng bạn và chỉ uống nước khoáng; đến buổi ra mắt sách mới mà không uống vang trắng…
Cô bắt đầu lắng nghe nhiều hơn, bớt phán xét hơn và làm việc tốt hơn. Cô cũng bắt đầu ngủ ngon, tập thể dục và ngủ như một đ.ứa b.é không còn cảm giác lớp sương mù khi thức dậy…
Câu lạc bộ từ bỏ rượu bia và xu hướng mới
Vào 8 giờ tối thứ Bảy, mọi người bắt đầu chen vào một quán bar nổi tiếng có tên Harvard & Stone trong một khu phố Los Angeles, Mỹ, hẻo lánh. Quán bar trở nên ồn ào dần lên khi khách bắt đầu trò chuyện. Trong một góc xa, nhóm phụ nữ ngồi cùng nhau nhấm nháp những ly mocktails (một loại thức uống như là rượu được chưng cất không cồn). Họ là những thành viên của “Câu lạc bộ tỉnh táo”, mục tiêu là giúp nhau vượt qua khó khăn từ bỏ rượu bia.
Mọi người trò chuyện với nhau về tình hình sức khỏe, cân nặng cơ thể giảm, làn da đẹp hơn… Cô Stephanie Forte nói: “Ôi trời ơi! Tôi đã giảm cân…”. Kathy Kuzniar chia sẻ, cô thấy bình tĩnh hơn khi không uống rượu và đã giảm đến 12kg. Tại Mỹ, phong trào “Tháng 1 khô”, rồi sau đó là “Tháng bảy khô”, “Tháng chín tỉnh táo”, ngày càng được hưởng ứng. Tính trên thế giới, các phong trào từ bỏ rượu bia ngày càng lan rộng.
Kể từ năm 2000, số người trên thế giới uống rượu đã giảm gần 5%, từ 47,6% xuống còn 43%, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chỉ riêng trong năm 2018, tiêu thụ rượu trên toàn thế giới đã giảm 1,6%, theo IWSR, một tổ chức giám sát ngành công nghiệp đồ uống có cồn.
Kiểm tra Instagram và bạn sẽ tìm thấy gần 1,3 triệu bài đăng được gắn thẻ #soberliving (sống tỉnh táo). Truy cập Amazon sẽ tìm thấy hàng tá đầu sách được phát hành nói về hạ chế bia rượu, chẳng hạn như: Giờ hạnh phúc hơn, Niềm vui bất ngờ khi tỉnh táo…
Doanh số bán bia đã giảm trong 5 năm qua, theo Tập đoàn Thông tin đồ uống, trong khi doanh số bán bia không cồn vẫn ổn định hoặc thậm chí tăng.
Cải thiện sức khỏe và nhiều lợi ích khác
Cho đến nay, có một số nghiên cứu chỉ ra một số lợi ích của việc kiêng rượu dù chỉ 1 tháng.
Một nghiên cứu năm 2016 của Anh về khoảng 850 đàn ông và phụ nữ tình nguyện kiêng rượu trong tháng 1 không uống rượu bia cho thấy những người tham gia đã báo cáo một loạt các lợi ích. Ví dụ, 82% được hỏi cho biết họ cảm thấy: “Giấc ngủ ngon hơn”; 62% cho biết họ đã giảm cân.
Một nghiên cứu khác được công bố vào năm ngoái bởi các nhà nghiên cứu ở Anh đã so sánh kết quả sức khỏe giữa một nhóm nam và nữ đồng ý ngừng uống rượu trong 1 tháng, với sức khỏe của một nhóm tiếp tục uống rượu.
Aaron White, cố vấn khoa học cấp cao của Viện nghiên cứu quốc gia về lạm dụng rượu và nghiện rượu cho biết: “Họ phát hiện ra rằng vào cuối tháng đó – chỉ sau 1 tháng – mọi người đã giảm cân rất nhiều. Họ đã cải thiện độ nhạy insulin, chỉ số huyết áp của họ được cải thiện và gan của họ trông khỏe mạnh hơn một chút.” Những cải thiện rất khiêm tốn, White nói, nhưng phạm vi lợi ích rộng lớn mà các nhà nghiên cứu ghi nhận là rất đáng chú ý.
Khá hợp lý khi cho rằng từ bỏ rượu trong 31 ngày chỉ có thể có lợi cho sức khỏe, vì uống thường xuyên là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư, bệnh gan và các bệnh tim mạch, trong số các vấn đề khác.
Mới đây, một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Sussex ở Falmer, Anh, cho thấy chỉ cần bỏ rượu trong 1 tháng có thể cải thiện cuộc sống của bạn, cơ thể khỏe mạnh hơn. Họ cũng cảm thấy ít cần uống rượu hơn, thậm chí vài tháng sau khi tham gia sáng kiến này có thể từ bỏ hẳn rượu.
Tiến sĩ de Visser và nhóm đã phân tích dữ liệu mà họ thu thập được từ những người tham gia “Tháng 1 khô” trong 3 cuộc khảo sát trực tuyến. Tổng cộng có 2.821 người được điền vào một cuộc khảo sát khi đăng ký chiến dịch vào đầu tháng 1. Trong tuần đầu tiên của tháng 2, 1.715 người tham gia đã hoàn thành một cuộc khảo sát và 816 người tham gia đã gửi thêm dữ liệu vào tháng 8/2018.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc từ bỏ rượu trong 1 tháng đã giúp những người tham gia giảm số ngày uống rượu sau đó trong năm. Con số đã giảm từ mức trung bình 4,3 ngày uống rượu mỗi tuần trước khi tham gia vào “Tháng Giêng khô” xuống trung bình 3,3 ngày mỗi tuần sau đó.
Hơn nữa, những người trưởng thành trong 1 tháng cũng bị say rượu ít thường xuyên hơn trong năm. Tỷ lệ uống quá nhiều đã giảm từ mức trung bình 3,4 lần mỗi tháng ở mức cơ bản xuống còn 2,1 lần mỗi tháng.
Trên thực tế, những người tham gia “Tháng 1 khô” cũng học cách uống ít hơn. Họ đã đi từ việc tiêu thụ trung bình 8,6 đơn vị rượu mỗi ngày ở mức cơ bản 7,1 đơn vị rượu mỗi ngày sau đó.
Ngoài ra còn có những lợi ích đáng kể ngay lập tức: 9 trên 10 người từ bỏ rượu tiết kiệm t.iền, 7 trong 10 người ngủ ngon hơn và 3 trong 5 người giảm cân.
Ngoài ra, còn một danh sách dài cho những người từ bỏ rượu bia trong 1 tháng, như: Kiểm soát thói quen uống rượu bia tốt hơn; nhận thức được tại sao mình muốn uống rượu bia; nhận thấy không cần rượu vẫn vui vẻ; chất lượng ngủ tốt hơn…
Bên cạnh đó, chức năng gan của người uống sẽ dần được phục hồi ngay từ tuần đến bỏ rượu và bỏ rượu càng lâu gan càng được cải thiện. Các chỉ số khác như huyết áp, đường huyết, cholesteron trong m.áu… cũng được cải thiện; sắc da cũng sẽ đẹp hơn…
Phong trào “Tháng Giêng khô” chưa thực sự được chú ý nhiều ở Việt Nam, mới chỉ dừng ở một số bài báo ít ỏi. Hy vọng mọi người nhận thức được việc từ bỏ bia rượu, bên cạnh tác động tích cực của Nghị định 100, để “văn hóa bia rượu” Việt Nam thực sự thay đổi, cho một xã hội không bị ảnh hưởng nhiều do người lạm dụng bia rượu.
Mới đây, một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Sussex ở Falmer, Anh, cho thấy chỉ cần bỏ rượu trong 1 tháng có thể cải thiện cuộc sống của bạn, cơ thể khỏe mạnh hơn. Họ cũng cảm thấy ít cần uống rượu hơn, thậm chí vài tháng sau khi tham gia sáng kiến này có thể từ bỏ hẳn rượu.
Thưởng con làm việc bằng t.iền: Thói quen của nhiều gia đình nhưng cha mẹ lại không ngờ đến hậu quả về sau
Lau bàn 2.000, rửa bát 10.000, phơi quần áo 5.000… nhiều gia đình đã lấy t.iền ra để thưởng cho con khi sai con làm việc nhà. Nhưng thực sự đó có phải là cách làm đúng và hiệu quả như mọi người vẫn nghĩ?
Thưởng cho t.rẻ e.m bằng t.iền không tốt như bạn nghĩ
Lấy t.iền làm p.hần t.hưởng sau mỗi việc làm của con trẻ sẽ khiến bé có suy nghĩ chỉ làm việc gì đó khi có t.iền và dần thiếu động lực để làm công việc mà đương nhiên bé phải làm.
Ví như khi con tới t.uổi phải làm việc nhà như quét nhà, lau nhà, rửa bát, phơi quần áo, cọ nhà vệ sinh, dọn bàn ăn…, bạn nên phân công cho con từng việc theo từng độ t.uổi phù hợp.
Thưởng t.iền cho con không phải là cách khuyến khích tốt.
Nếu bố mẹ muốn nhanh chóng được việc, họ sẽ dùng biện pháp thưởng t.iền cho mỗi đầu công việc. Kết quả là mỗi lần sai vặt con sẽ làm rất nhanh nhưng sau đó con sẽ không coi đó là nhiệm vụ mà chỉ làm khi có t.iền thưởng và làm khi có hứng.
Tương tự như việc học, để khuyến khích con học tốt, cha mẹ cũng lấy t.iền ra làm thước đo cho mỗi điểm 9, 10 và về lâu dài, bé học không phải bằng niềm vui mà bằng t.iền thưởng.
Trẻ nên được dạy làm việc nhà ngay từ nhỏ và bố mẹ phải cho con hiểu đó là việc đương nhiên phải làm của con.
Bản chất của việc học là các bé thấy phấn khích khi khám phá và biết thêm được những bài học mới, chinh phục bằng kết quả học tập của mình. Nhưng nếu bạn thưởng con t.iền theo kết quả học tập thì con bạn sẽ không còn sự tò mò, khám phá và tiếp thu kiến thức nữa mà chỉ cố gắng đạt điểm cao vì t.iền.
Rửa bát, gấp quần áo, lau nhà… đó là việc trẻ có trách nhiệm phải làm tùy theo từng độ t.uổi chứ không phải là việc làm để nhận thưởng.
Thưởng t.iền sẽ khiến con có tâm lý đặt nặng vấn đề t.iền bạc
Trường hợp đó xảy ra với gia đình chị H., ở Cầu Giấy, Hà Nội. Ban đầu, chị H cũng lấy t.iền để dụ con. Mỗi lần con rửa bát chị sẽ trả cho con 10.000 đồng. Nhưng việc này chỉ có tác dụng trong một thời gian vì có hôm cậu con trai lười không muốn rửa và chê số t.iền mẹ thưởng quá ít, không bõ công.
Rồi có những bé đã mặc cả mẹ thẳng thừng chuyện “tăng lương” khi làm việc nhà vì dần dần chúng sẽ thấy không thỏa mãn với số t.iền mà bố mẹ cho ban đầu.
Dùng t.iền để động viên con, nếu không cẩn thận, bạn sẽ hướng con sai đường!
Không nên đặt nặng tâm lý t.iền bạc với trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Vậy thưởng cho con như thế nào mới đúng?
Hãy thưởng con bằng điểm thay vì t.iền
Thay vì t.iền, chúng ta có thể khuyến khích con bằng cách tính điểm: Dọn phòng bao nhiêu điểm, dọn bàn bao nhiêu điểm… Sau đó số điểm tích lũy sẽ được cộng dồn thành một món quà nào đó phù hợp cho con và túi t.iền của bố mẹ.
Với cách này, bố mẹ có thể dùng điểm thưởng nếu con làm tốt và điểm phạt nếu con không làm hoặc làm chưa tốt.
Lời đ.ánh giá chân thành của bố mẹ là p.hần t.hưởng lớn nhất cho con
Chúng ta có thể biến p.hần t.hưởng của mình dành cho con chỉ đơn giản là một lời khen chân thành hoặc một cái ôm âu yếm. Điều này không chỉ mang lại giá trị tinh thần lớn cho con mà còn giúp mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực.
Bố mẹ hãy coi làm việc nhà, học tốt là việc đương nhiên phải hoàn thành của trẻ.
Có những việc làm là đương nhiên và bố mẹ không cần treo thưởng
Ví dụ, nếu con ăn ngoan, học tốt, thì việc duy nhất bố mẹ cần làm là khuyến khích và khen ngợi con, chứ không phải là dùng t.iền hoặc vật chất để thưởng.
Các bé phải hiểu rằng, trong cuộc sống có những điều là nghĩa vụ phải hoàn thành của các con. Học tốt là nghĩa vụ của con còn k.iếm t.iền nuôi con khi còn nhỏ là trách nhiệm của bố mẹ.
Nếu làm bất cứ việc gì cũng có thưởng, con sẽ dần trở thành một đ.ứa b.é không biết chịu trách nhiệm với những việc mình đã làm.
Điều quan trọng nhất là bố mẹ phải giúp con tìm được niềm vui trong học tập, trong lao động chứ không phải lấy thưởng làm động lực cho con.
Theo Trí Thức Trẻ