Nhu cầu giảm cân đang trở thành thách thức với các chị em phụ nữ nhất là sau t.uổi 35 cân nặng tăng nhanh, khó kiểm soát hơn. Giảm cân bằng sữa hạt là cách được nhiều chị em lựa chọn.
Uống sữa hạt giảm cân sau khi tập có thể giúp đốt cháy mỡ thừa, cho cơ bắp phát triển tốt, tăng cường trao đổi chất, cho bạn sức khỏe tốt và thân hình thon thả, săn chắc. Xu hướng uống sữa hạt để giảm cân ngày càng được nhiều người áp dụng.
Công thức làm sữa hạt giảm cân khá đơn giản với các nguyên liệu dễ tìm.
Dưới đây là các gợi ý về thắc mắc uống sữa hạt gì để giảm cân.
Sữa hạnh nhân
Thành phần hạnh nhân rất giàu dưỡng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng có ích cho sức khỏe và vóc dáng, nhất là chứa hàm lượng lớn canxi, vitamin D và B12.
Sữa hạnh nhân không chỉ tốt cho tim mạch mà còn rất có lợi cho người đang giảm cân vì chỉ chứa lượng calo chỉ bằng so với sữa tách béo (mỗi cốc chỉ chứa khoảng 30calo), không chứa cholesterol và rất ít chất béo bão hòa.
Đây là món sữa hạt cho người giảm cân được các chị em rất yêu thích.
Uống sữa hạt giảm béo (Ảnh minh họa)
Sữa đậu xanh
Trong các loại sữa hạt giảm cân thì đây là món sữa được nhiều người rất yêu thích.
Thành phần hạt đậu nành có chứa lượng lớn chất xơ hòa tan, có khả năng giúp cơ thể loại bỏ các chất béo dư thừa trước khi hấp thụ, đặc biệt là cholesterol, hỗ trợ giảm cân giảm béo hiệu quả.
Sữa hạt sen giảm cân
Thêm một gợi ý tuyệt vời cho chị em về các loại sữa hạt giảm cân.
Từ xưa đến nay, hạt sen vẫn được biết đến là một nguyên liệu bổ dưỡng, bồi bổ cho sức khỏe. Ngoài ra, sữa hạt sen còn là thức uống dinh dưỡng được chị em yêu thích với hiệu quả giúp giảm cân nhanh chóng.
Sữa gạo lứt
Sữa gạo lứt mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột kết, có khả năng làm giảm cholesterol và rất tốt cho hệ tim mạch.
Sữa gạo lứt cũng được các chị em ưa chuộng sử dụng trong quá trình giảm cân, lấy lại vóc dáng.
Tuy nhiên, theo TS BS Nguyễn Trọng Hưng – viện Dinh dưỡng quốc gia, sữa hạt được nhiều người thích bởi vì họ quan niệm sữa hạt chứa các chất protein thực vật, các chất béo không no tốt cho sức khỏe hơn sữa bò, sữa dê. Tuy nhiên, việc sử dụng sữa hạt giảm béo hay bất cứ chế độ ăn kiêng nào thì đều phải đảm bảo đủ hàm lượng kalo đưa vào.
Bác sĩ Hưng cho biết nếu bạn muốn giảm cân nhưng uống hàm lượng sữa hạt cao thì hàm lượng kalo vào cơ thể sẽ rất cao và khó giảm cân hơn. Hơn nữa, nếu giảm cân bằng sữa hạt mà không xây dựng cho mình thói quen ăn uống vừa và đủ thì sẽ tăng cân ngay trở lại.
BS Hưng từng gặp rất nhiều chị em phụ nữ than thở tại sao họ áp dụng chế độ ăn kiêng nào đó nhưng ngay sau khi dừng lại tăng cân đột ngột. Nếu ăn kiêng cả tuần nhưng cuối tuần lại xả thì cân nặng sẽ nhanh chóng tăng lên và khó giữ được cân.
Chính vì vậy, bác sĩ Hưng khuyến cáo khi ăn bất cứ chế độ ăn kiêng nào thì cần giữ thói quen tốt. Không nên ăn quá nhiều hoặc để bụng quá đói. Khi cơ thể đói thèm ăn sẽ làm tăng lượng thức ăn vào cơ thể.
Bộ Y tế đã đưa ra 10 lời khuyên cho một chế độ ăn khoa học phòng chống bệnh tật không lây nhiễm trong đó có béo phì.
Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món.
Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú tới 18 – 24 tháng.
Ăn thức ăn giàu đạm với tỉ lệ cân đối giữa nguồn thực vật và động vật, nên tăng cường ăn cá.
Sử dụng chất béo ở mức hợp lý, chú ý phối hợp giữa dầu thực vật và mỡ động vật.
Sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với mỗi lứa t.uổi.
Không ăn mặn, sử dụng muối Iốt trong chế biến thức ăn.
Ăn nhiều rau, củ, quả hàng ngày.
Lựa chọn và sử dụng thức ăn, đồ uống đảm bảo vệ sinh an toàn. Dùng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn.
Uống đủ nước hàng ngày, hạn chế rượu, bia, đồ ngọt.
Thực hiện nếp sống năng động, hoạt động thể lực đều đặn, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không hút t.huốc l.á.
Người bị đái tháo đường loại 2 nên tránh loại sữa nào?
Đái tháo đường loại 2 là một tình trạng rất nhạy cảm, đồng nghĩa với việc người bệnh rất cần chú ý đến chế độ ăn vì có nhiều loại thực phẩm mà họ nên tránh xa.
Ví dụ, dưới đây là loại sữa mà người mắc bệnh đái tháo đường nên tránh trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Chỉ một cốc sữa ấm là đủ cho giấc ngủ ngon
Loại sữa mà người bệnh đái tháo đường nên tránh
Là một bệnh phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm, đái tháo đường xảy ra khi đường huyết đạt mức rất cao. Điều này thường xảy ra khi insulin khiến đường huyết hạ xuống không đủ. Do đó, sản sinh không đủ insulin ở tuyến tụy thường dẫn đến đái tháo đường.
Đái tháo đường được đặc trưng bởi cực kỳ mệt mỏi, mờ mắt, giảm cân, cảm thấy rất khát, cảm thấy rất đói, đi tiểu nhiều. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh thậm chí có thể dẫn đến cắt cụt chi.
Vì thế, người mắc bệnh đái tháo đường cần điều trị ngay lập tức. Một trong những cách điều trị là tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và thân thiện với bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thực phẩm mà bệnh nhân đái tháo đường nên tránh, chẳng hạn như những thực phẩm có đường. Hơn nữa, vì bệnh nhân đái tháo đường có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim hơn những người khác, nên tốt nhất là tránh xa các sản phẩm sữa hoặc lựa chọn những loại ít béo.
Vì vậy, người bệnh đái tháo đường nên tránh sữa nguyên kem thông thường vì nó có thể làm tăng triệu chứng. Thay vào đó, lựa chọn những loại sữa thay thế như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân. Tuy nhiên, cũng cần tìm những loại sữa không đường.
“Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp người mắc đái tháo đường kiểm soát tình trạng bệnh và giảm nguy cơ biến chứng. Miễn là có tính lượng carbonhydrat trong khẩu phần hàng ngày, người mắc đái tháo đường có thể tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, như sữa, sữa chua và phô mai mỗi ngày. Những thực phẩm nguyên béo có thể làm tăng mức cholesterol trong m.áu và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những loại ít béo hơn”, theo Medical News Today.