Ung thư tuyến t.iền liệt là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, đặc biệt các nước châu Âu và Mỹ.
Giáo sư Nguyễn Bá Đức, Nguyên giám đốc Bệnh viện K trung ương, Phó chủ tịch Hội phòng chống ung thư Việt Nam cho biết ung thư tuyến t.iền liệt là bệnh lý ác tính của tế bào tuyến t.iền liệt, một tuyến nhỏ thuộc bộ phận s.inh d.ục của nam giới.
Ung thư tuyến t.iền liệt thường gặp ở bệnh nhân trên 50 t.uổi. (Ảnh: Cancer.gov)
Nguyên nhân
Giáo sư Nguyễn Bá Đức chỉ ra một số yếu tố nguy cơ chính của ung thư tuyến t.iền liệt gồm:
T.uổi cao: Bệnh ung thư tuyến t.iền liệt thường xảy ra sau t.uổi 50 và chủ yếu ở những người hơn 70 t.uổi;
Người có thói quen hút t.huốc l.á thường xuyên
Người t.iền sử gia đình có cha, anh trai, chú, bác đã từng bị ung thư tuyến t.iền liệt
Người không duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều mỡ và béo phì.
Cách phòng tránh
Để phòng tránh ung thư tuyến t.iền liệt, nam giới nên duy trì chế độ ăn ít chất béo từ khi còn trẻ, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả. Ngoài ra, cũng nên kiểm tra và siêu âm định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
Giáo sư Nguyễn Bá Đức cũng khuyên nam giới tránh tiếp xúc với các chất hóa học và không dùng các thuốc hoóc môn bừa bãi.
Chẩn đoán
Theo Giáo sư Nguyễn Bá Đức, ung thư tuyến t.iền liệt giai đoạn đầu thường âm thầm, không có triệu chứng gì rõ rệt. Bệnh có thể được phát hiện tình cờ khi siêu âm ổ bụng, hoặc khám trực tràng định kì.
Khi bệnh còn khư trú tại vùng, người bệnh sẽ có các dấu hiệu về đi tiểu như: tiểu khó, tiểu rắt, tiểu ra m.áu, đôi khi bí tiểu. Hiếm gặp hơn, người bệnh có thể khó đi đại tiện hoặc cương đau d.ương v.ật do khối u chèn ép gây tắc nghẽn ở trực tràng.
Ở giai đoạn muộn, ung thư lan sang bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, phổ biến nhất là xương. Vì vậy, triệu chứng thường gặp nhất là đau xương, gãy xương bệnh lý, sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân.
Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu trên, cần đến bệnh viện để thăm khám. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng ngón tay có đeo găng qua đường h.ậu m.ôn, trực tràng. Ngoài ra, người bệnh được xét nghiệm m.áu (kháng nguyên đặc hiệu tuyến t.iền liệt, PSA) giúp chẩn đoán chính xác.
Sau đó, bệnh nhân được làm sinh thiết tuyến t.iền liệt để chẩn đoán xác định và siêu âm nội trực tràng, chụp CT hoặc MRI, chụp xạ hình xương.
Để điều trị ung thư tuyến t.iền liệt có thể phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị tùy theo chỉ định của bác sĩ. (Ảnh: Cancer.gov)
Điều trị
Tuỳ giai đoạn bệnh ung thư tuyến t.iền liệt, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp sau:
Phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ tuyến t.iền liệt và các mô xung quanh;
Xạ trị có thể được sử dụng thay cho phẫu thuật trong giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối nhằm giảm đau;
Điều trị nội tiết bằng cách sử dụng thuốc nội tiết hoặc cắt bỏ cả hai t.inh h.oàn;
Hóa trị có thể được sử dụng ở giai đoạn cuối.
Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào mức độ lan rộng của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như đáp ứng với quá trình điều trị. Tỷ lệ sống 5 năm khi bệnh còn khu trú tại vùng là 100% và giảm xuống 34% khi đã có di căn xa.
Nha Trang
Điều trị ung thư tuyến t.iền liệt như thế nào?
Ung thư tuyến t.iền liệt có 4 giai đoạn với những phương pháp điều trị không giống nhau. Bạn cần biết mình đang ở giai đoạn nào để được bác sĩ tư vấn điều trị hiệu quả.
Ung thư t.iền liệt tuyến là một khối u ác tính phát triển trong tuyến t.iền liệt. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm và có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây có thể coi là “cơn ác mộng” trong số các bệnh ung thư ở nam giới.
Hầu hết các ung thư tuyến t.iền liệt phát triển chậm. Nhưng có những trường hợp xâm lấn, khối u có thể lan ra các phần khác của cơ thể, đặc biệt là xương và các hạch bạch huyết. Ước tính 80% nam giới dưới t.uổi 80 bị ung thư tuyến t.iền liệt. Tuy nhiên, người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Ung thư tuyến t.iền liệt được chia làm 4 giai đoạn như sau, tương ứng với cách điều trị theo từng giai đoạn:
Giai đoạn 1
Khối u nằm ở khu vực rất nhỏ trong tuyến t.iền liệt mà bác sĩ không thể xác định bằng mắt thường. Các tế bào ung thư chưa lan sang các mô lân cận cũng như các cơ quan khác của cơ thể.
Theo bác sĩ Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), những bệnh nhân trẻ và sức khỏe tốt có thể điều trị theo dõi khối u, phẫu thuật để loại bỏ tuyến t.iền liệt tận gốc, xạ trị (xạ trị bên ngoài hoặc xạ trị áp sát).
Giai đoạn 2
Lúc này khối u chưa phát triển lớn, cũng có thể nhìn thấy trên hình ảnh. Khối u lớn hơn giai đoạn I và có thể khám thấy qua thăm trực tràng. U chưa lan ra ngoài tuyến t.iền liệt, thường phát hiện qua sinh thiết khi bạn tăng PSA. Các tế bào thường đã bất thường hơn và có thể có xu hướng phát triển nhanh hơn.
Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ tuyến t.iền liệt triệt để bằng cách cắt bỏ các hạch bạch huyết vùng chậu và đôi khi sử dụng liệu pháp hoóc môn, bức xạ bên ngoài, xạ trị áp sát và bức xạ bên ngoài kết hợp, bức xạ cũng có thể kết hợp với 3-6 tháng điều trị hoóc môn.
Giai đoạn 3
Lúc này ung thư đã xâm lấn các mô xung quanh, lan rộng ra ngoài các lớp ngoài của tuyến t.iền liệt vào các mô lân cận, có thể lây lan sang các túi tinh.
Lựa chọn điều trị trong giai đoạn này bao gồm: bức xạ bên ngoài kết hợp với liệu pháp hoóc môn, tiếp tục theo dõi khối u mà không điều trị ngay; xạ trị, truyền hóa chất ức chế sự phát triển thêm và lan rộng của tế bào; có thể cắt bỏ hạch bạch huyết ở vùng chậu, hoặc dùng liệu pháp hoóc môn.
Giai đoạn 4
Ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác như bàng quang, trực tràng, hoặc cơ quan xa như xương, gan, phổi.
Phương pháp điều trị cho giai đoạn này là điều trị giảm nhẹ, nhằm kéo dài t.uổi thọ và giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.
Ung thư tuyến t.iền liệt còn gặp ở những người:có t.iền sử gia đình mắc ung thư tuyến t.iền liệt, người thừa cân – béo phì, người có chế độ ăn giàu chất béo, người hút t.huốc l.á.
Ung thư tuyến t.iền liệt là bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt 100%. Chính vì thế, người bệnh cần đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để được điều trị kịp thời, hiệu quả.
Hà An
Theo Dân trí