Thói quen chăm sóc răng miệng nên tập cho trẻ từ sớm

Trẻ đ.ánh răng hai lần mỗi ngày vào sáng, tối; đặt bàn chải nghiêng khoảng 45 độ so với viền nướu, chải dọc từ trên xuống dưới… giúp làm sạch khoang miệng.

Ngày 20/3 hàng năm, tức Ngày sức khoẻ răng miệng thế giới, Hội và Viện răng hàm mặt Việt Nam có những hoạt động nhằm nâng nâng cao nhận thức vệ sinh răng miệng, đặc biệt với trẻ nhỏ. Nhiều nghiên chứng minh sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện, đời sống sinh hoạt và sự phát triển cơ thể t.rẻ e.m.

Chăm sóc răng miệng không kỹ có thể gây viêm nướu, làm trẻ biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ. Theo kết quả điều tra răng miệng quốc gia 2019, tại nước ta, cứ 5 trẻ thì 4 trẻ bị sâu răng sữa. Bởi răng t.rẻ e.m yếu, men răng mỏng hơn răng trưởng thành, vì thế cần đặc biệt chú trọng vệ sinh răng miệng đúng cách ngay từ khi còn nhỏ cho bé để ngăn ngừa sâu răng, giúp răng khoẻ mạnh. Dưới đây là một số thói quen cần tập cho trẻ để ngừa sâu răng.

Đ.ánh răng đúng cách

Mỗi khi chải răng cần đặt bàn chải nằm ngang, nghiêng khoảng 45 độ so với viền nướu; chải dọc từ trên xuống dưới thay vì chải ngang từ trái sang phải.

Đ.ánh răng đủ hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối cũng rất quan trọng. Buổi tối là thời điểm tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng, hình thành các mảng bám suốt nhiều giờ đồng hồ. Đ.ánh răng buổi tối trước khi đi ngủ giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ, giảm nguy cơ sâu răng và các vấn đề về răng miệng.

Bố mẹ là hình mẫu chăm sóc răng miệng của trẻ

Thói quen tốt của trẻ không ngẫu nhiên hình thành. Giống như những đức tính và kỹ năng tốt, trẻ nên thường xuyên tiếp xúc và nuôi dưỡng thói quen mỗi ngày cùng bố mẹ. Để việc dạy vệ sinh răng miệng hiệu quả, trước tiên bố mẹ cần là hình mẫu tốt cho trẻ noi theo, thực hành những gì bạn chỉ cho con.

T.rẻ e.m thường thích thú, quan sát và bắt chước những điều bố mẹ làm. Nếu trẻ thường nhìn thấy bố mẹ đ.ánh răng hai lần mỗi ngày, những thói quen ấy sẽ tự ngấm vào trẻ như một hành động bộc phát chứ không phải nghĩa vụ.

thoi quen cham soc rang mieng nen tap cho tre tu som d79 4775804

Hình thành thói quen đ.ánh răng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối giúp trẻ hạn chế tình trạng sâu răng và các vấn đề khác về răng miệng.

Tạo niềm vui khi đ.ánh răng

Để việc đ.ánh răng trở thành quãng thời gian vui vẻ của gia đình, bên cạnh các trò chơi, phụ huynh nên tìm những cuốn sách, video về chăm sóc răng miệng hay những vấn đề liên quan sức khỏe răng miệng. Vì tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, cơ quan y tế, hãng sản xuất sản phẩm vệ sinh răng miệng cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm, nhằm giúp trẻ nhận thức về tầm quan trọng cũng như tăng thêm niềm vui cho trẻ.

Điển hình là các sản phẩm của hãng kem đ.ánh răng P/S. Mới đây, hãng vừa ra mắt hộp vừa chải vừa chơi, gồm sư tử răng to nhồi bông, cốc sứ, bàn chải, những lốc kem đ.ánh răng màu sắc từ P/S, bộ truyện 21 tập “Những cuộc phiêu lưu của Mẹ Răng To và Con Răng Nhỏ”. Bộ truyện có nội dung thú vị, mang tính giáo dục, giúp bố mẹ dạy bé thói quen đ.ánh răng trước khi đi ngủ. Đây hứa hẹn sẽ là một trong những “trợ thủ đắc lực” của bố mẹ, để mỗi giờ đ.ánh răng của trẻ không còn là “cuộc chiến” nữa. Hiện bộ truyện được chia sẻ ebook miễn phí để bố mẹ đọc cho bé trước giờ đi ngủ.

Những chiếc răng sữa trước sau gì cũng rụng, nhưng nếu bỏ bê việc chăm sóc thì hậu quả còn kéo dài, ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm, vị trí mọc răng, thẩm mỹ.

thoi quen cham soc rang mieng nen tap cho tre tu som 1ea 4775804

P/S thường xuyên tổ chức những chương trình vì cộng động, hướng t.rẻ e.m đến việc chăm sóc răng miệng đúng cách.

Trong 23 năm đồng hành cùng sức khoẻ răng miệng Việt Nam nói chung và t.rẻ e.m Việt Nam nói riêng, hãng kem đ.ánh răng P/S có những hoạt động nâng cao ý thức chăm sóc sức khoẻ răng miệng, đặc biệt ở thế hệ mầm non.

Các chương trình nha học đường liên tục được P/S tổ chức tại các điểm trường; ngày hội phối hợp với FDI (Hiệp hội răng hàm mặt thế giới) và Viện răng hàm mặt Việt Nam, tuyên truyền về tầm quan trọng của chăm sóc sức khoẻ răng miệng; đưa ra các giải pháp công nghệ sáng tạo, giáo dục t.rẻ e.m đánh răng hai lần sáng và tối…

Hơn 20 năm thực hiện chương trình “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam”, nhãn đã có những hành động thiết thực giúp hình thành thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách cho hàng triệu t.rẻ e.m Việt, góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

Uyên Hồ

Phát hiện viêm nha chu muộn, nguy cơ mất răng

Bệnh nha chu là một bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng, hay gặp ở lứa t.uổi trung niên, người cao t.uổi và là một trong những nguyên nhân thường gặp của tình trạng mất răng ở người lớn. Bệnh diễn tiến thầm lặng nên rất dễ bị bỏ qua, thường được phát hiện rất trễ khi bệnh đã nặng.

Sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng là nguyên nhân chính của bệnh. Nếu không đ.ánh răng, vệ sinh răng miệng tốt, mảng bám răng sẽ tích tụ và dần dần khoáng hóa trở thành cao răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo nên sẽ gây viêm lợi, phá hủy mô nâng đỡ răng khiến lợi dần dần không bám chắc chắn vào bề mặt chân răng.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng không tốt. Giảm sức đề kháng cơ thể, phụ nữ có thai, hút t.huốc l.á. Các bệnh toàn thân như tiểu đường, HIV/AIDS, n.hiễm t.rùng nhiễm độc…

phat hien viem nha chu muon nguy co mat rang fa3 4744711

Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng thường gặp hiện nay.

Dễ nhầm với viêm nướu

Viêm nướu và viêm nha chu là hai bệnh khác nhau, mặc dù có nguyên nhân và triệu chứng khá giống nhau nhưng mức độ ảnh hưởng và việc điều trị của từng loại bệnh lại không giống nhau. Trước hết, viêm nướu và viêm nha chu thông thường đều xuất phát từ nguyên nhân bệnh nhân bị mảng bám, vôi răng do việc vệ sinh răng miệng chưa tốt.

Sau khi ăn xong những thức ăn còn sót lại kết hợp với nước bọt trong miệng dễ dàng hình thành nên những mảng bám hình thành trên viền nướu, quanh các chân răng, các kẽ răng, rãnh răng. Nếu bệnh nhân không chú ý làm sạch răng miệng kịp thời thì những mảng bám này sẽ nhanh chóng trở thành cao răng, lúc này chúng sẽ cứng và bám chắc hơn.

Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại dễ dàng hình thành và sinh sôi nảy nở, tấn công phá hủy nướu và răng.

Biểu hiện của viêm nướu là viêm nhiễm phần nướu xung quanh răng, làm nướu bị kích ứng, ửng đỏ, sưng tấy và dễ bị ra m.áu. Trong khi đó, viêm nha chu lại có những biểu hiện phức tạp và nghiêm trọng hơn. Là tình trạng viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng gồm nướu, xương ổ răng, dây chằng nha chu.

Vì vậy, viêm nha chu thường có những biểu hiện nguy hiểm như: bao gồm các dấu hiệu của viêm nướu, tiêu xương ổ răng, xuất hiện túi nha chu dễ bị chảy mủ, răng lung lay và suy yếu, chân răng dài ra, miệng có mùi hôi… Trong đó, dấu hiệu tiêu xương ổ răng là bệnh đã phát triển đến mức nghiêm trọng, nguy cơ mất răng cao.

phat hien viem nha chu muon nguy co mat rang 9e8 4744711

Ảnh minh họa

Cách phát hiện

Khi bị viêm nha chu các biểu hiện thường thấy là tình trạng ra m.áu khi chải răng. Lợi sưng đỏ, dễ ra m.áu, khi soi gương nhìn thấy mảng bám răng và cao răng bám trên bề mặt răng, nhất là vùng cổ răng. Hơi thở hôi, ấn vào túi lợi có thể thấy dịch hoặc mủ chảy ra. Nếu tình trạng không được điều trị răng lung lay, di lệch, cảm giác đau khó nhai.

Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn: Viêm lợi và viêm nha chu. Điều trị kịp thời ở giai đoạn viêm lợi, bệnh sẽ khỏi hẳn. Nếu không, phần lớn các trường hợp sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Giai đoạn này, quá trình viêm mạn tính đã phá hủy các mô nâng đỡ răng sâu bên dưới lợi như xương, dây chằng nha chu. Ở thời kỳ viêm nha chu, nguy cơ mất răng rất cao.

Phương pháp điều trị bệnh nha chu

Khi ở vùng nướu lợi hoặc niêm mạc có ổ mủ (áp-xe), sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp. Tùy từng tình trạng của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp. Đ.ánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được); Cố định răng (nếu răng lung lay); Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết); Cạo cao răng – xử lý mặt gốc răng; Chấm các thuốc sát khuẩn, chống viêm; Điều trị phẫu thuật… Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ áp dụng khi đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng bệnh không có dấu hiệu đáp ứng.

Phòng bệnh

Điều quan trọng nhất là đ.ánh răng đều đặn để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe lợi. 6 tháng 1 lần, nên đến nha sĩ khám răng định kỳ và lấy sạch cao răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được.

Nha sĩ sẽ tư vấn về cách vệ sinh răng miệng như cách chọn lựa bàn chải đ.ánh răng, sử dụng đúng chỉ nha khoa, chải kẽ răng để lấy sạch mảng bám cũng như chọn lựa thuốc súc miệng, kem chải răng thích hợp để giúp bệnh nhân bảo đảm được sức khỏe răng miệng và dự phòng tốt bệnh nha chu.

BS. Hà Thanh

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *