Iốt là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho việc tổng hợp các hormon của tuyến giáp (T3 và T4), có tác dụng quan trọng với cơ thể.
Thiếu iốt là do cơ thể không tự tổng hợp được iốt mà phải thu nhận từ bên ngoài vào chủ yếu qua đường thức ăn và nước uống. Vì vậy, cần phải bổ sung nguyên tố này qua các thực phẩm hàng ngày.
Ở phụ nữ có thai, thiếu iốt có thể dẫn đến sinh non, tăng nguy cơ t.ử v.ong chu sinh, thiểu năng trí tuệ ở bào thai. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thiếu iốt có thể dẫn đến bướu cổ, thiểu năng giáp, khuyết tật chức năng thần kinh, chậm phát triển.
Cơ thể rất cần iốt
Iốt là một vi chất dinh dưỡng mà người và động vật cần một lượng rất nhỏ để tổng hợp hormon tuyến giáp (T3, T4).
Hormon tuyến giáp đảm bảo sự hoạt động của nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như: Duy trì thân nhiệt, tăng quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng, phát triển xương, đặc biệt là quá trình phát triển não và hệ thần kinh trung ương.
Hormon tuyến giáp cũng cần cho sự phát triển bình thường của bộ máy s.inh d.ục đảm bảo chức năng sinh sản, mang thai, rụng trứng và chức năng tiết sữa của tuyến vú.
Khi không nhận đủ iốt sẽ dẫn tới thiếu hormon tuyến giáp gây ra nhiều rối loạn khác nhau gọi chung là các rối loạn do thiếu iốt.
Siêu âm kiểm tra tuyến giáp.
Các rối loạn do thiếu hụt iốt thường gặp
Rối loạn do thiếu hụt iốt không phải chỉ là vấn đề bướu cổ, mà trước hết quan trọng nhất là các tổn thương não, ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ, sức sáng tạo, khả năng học tập, lao động của cả cộng đồng. Các rối loạn này đều có thể xảy ra trong mỗi giai đoạn của cuộc đời khi thiếu iốt xảy ra.
Ở giai đoạn phát triển bào thai và bà mẹ bị thiếu iốt khi mang thai: Giai đoạn quan trọng của phát triển thần kinh xảy ra trong những tuần đầu thụ thai và đặc biệt trong tháng đầu của sự phát triển bào thai, do đó các bà mẹ cần được cung cấp đủ iốt từ trước khi có thai.
Các tổn thương não do thiếu iốt xảy ra trong thời kỳ bào thai sẽ là vĩnh viễn, gây nên sự trì trệ về tinh thần và thể chất, và có thể kèm theo các khuyết tật khác như điếc, khả năng nói kém, lùn, chậm phát triển cơ xương. Bệnh đần độn là tổn thương não nặng nề nhất do thiếu iốt trong giai đoạn đầu hình thành thai nhi. Thiếu iốt ở bà mẹ mang thai còn dẫn đến thai c.hết lưu, sẩy thai, tăng tỷ lệ t.ử v.ong ở trẻ sơ sinh…
Ở trẻ mới sinh: Thiểu năng giáp ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra do thiếu iốt trong sữa mẹ và thức ăn của trẻ khi cai sữa. Phát triển bộ não vẫn tiếp tục nhanh cho đến khi trẻ 2-3 t.uổi. Do đó, tổn thương não do thiếu hụt iốt ở thời kỳ này đặc biệt nghiêm trọng và sự trì trệ trí tuệ cũng sẽ tồn tại vĩnh viễn. Ngoài ra còn gây bướu cổ và các khuyết tật tâm thần vận động.
Ở t.rẻ e.m và thanh thiếu niên: Đối với t.rẻ e.m và thanh thiếu niên, thiếu iốt liên tục sẽ gây ra chậm phát triển tinh thần, trí tuệ dẫn đến học hành kém. Trẻ còn trậm phát triển cả về thể chất gây suy dinh dưỡng, lùn, táo bón, đờ đẫn, ít hoạt động…
Ở người lớn: Đối với người trưởng thành thiếu iốt dẫn tới giảm khả năng lao động, mệt mỏi, giảm trí nhớ, bướu cổ và tăng nguy cơ nhiễm phóng xạ.
Vì sao cơ thể thiếu iốt?
Iốt có trong môi truờng sống (đất, nước, không khí) nhưng hàng năm bị mưa lũ rửa trôi ra biển. Từ biển iốt theo nước bốc hơi lên thành mây và gió đưa vào đất liền. Mưa bổ sung một phần iốt cho đất nhưng số lượng iốt này rất nhỏ so với số lượng iốt bị mất đi.
Môi trường sống thiếu iốt làm cho lương thực, thực phẩm thiếu iốt dẫn đến hậu quả con người bị thiếu iốt.
Thức ăn từ biển là nguồn iốt tốt như: cá, sò, tôm, cua và rong biển. Iốt có trong rau trồng ở đất có iốt, trong sữa, trứng và thịt của gia súc ăn thức ăn có đủ iốt. Thức ăn được bổ sung iốt (từ muối iốt) là nguồn iốt quan trọng cho dân cư.
Cần bao nhiêu thì đủ?
Nhu cầu iốt thay đổi theo các nhóm t.uổi khác nhau: Nhóm 0-7 t.uổi, nhu cầu iốt mỗi ngày 0,09mg; đối với nhóm 7-12 t.uổi: 0,12mg; trên 12 t.uổi: 0,15mg; phụ nữ mang thai và cho con bú: 0,20mg. Mức iốt tối đa chấp nhận được là 1mg/ngày đối với người trưởng thành và thấp hơn một cách tương ứng đối với các nhóm t.uổi nhỏ hơn.
Hàm lượng bổ sung trong muối iốt như hiện nay là 40 phần triệu, tức 0,4mg iốt trong 10g muối, là lượng muối ăn trung bình hàng ngày của một người. Đây là mức dự phòng an toàn cho người dân sử dụng. Như vậy chỉ cần sử dụng muối iốt như bình thường là sẽ đủ iốt. Lượng iốt dư thừa sẽ được thải ra ngoài theo nước tiểu mà không tích lũy lại trong cơ thể. Do đó, dùng iốt lâu dài, liên tục suốt đời vẫn không có tác hại, không cần dùng xen kẽ iốt và muối thường.
Tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu
Trong thai kỳ, nhiều chị em ốm nghén, ăn uống kém, sụt cân hoặc tăng cân quá mức, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và sự phát triển của bào thai.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, chị em cần được tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao thể trạng, đảm bảo đủ dưỡng chất cho cả mẹ và con.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Ảnh: Q. ANH
Mỗi ngày, Bệnh viện (BV) Phụ sản TP Cần Thơ tiếp nhận khám và điều trị cho trên 500 lượt khách hàng. Bác sĩ Lê Khánh An, Khoa Dinh dưỡng tiết chế của BV Phụ sản TP Cần Thơ, cho biết trong số đó, có 25% sản phụ có bệnh lý liên quan đến vấn đề dinh dưỡng như suy dinh dưỡng, thừa cân, thiếu m.áu, thiếu vi chất. Từ thực tế đó, đầu năm 2020, BV thành lập phòng khám dinh dưỡng, nhằm tăng cường tiếp cận tư vấn để nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý cho chị em. Mỗi bệnh nhân được đ.ánh giá tình trạng dinh dưỡng, tư vấn và cung cấp một chế độ ăn riêng.
Chị Ngọc Hiên (27 t.uổi, ở tỉnh Vĩnh Long) mang thai 16 tuần, đến khám thai tại BV Phụ sản TP Cần Thơ. Chị cho biết, 3 tháng đầu thai kỳ bị ốm nghén nặng, ăn uống khó khăn nên rất lo lắng cho sức khỏe của bản thân và đứa con trong bụng. Còn chị Minh Hà (34 t.uổi, ở quận Bình Thủy) đang nuôi con nhỏ hơn một tháng t.uổi nhưng không đủ sữa, đến BV khám để được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn giúp tiết nhiều sữa.
Bác sĩ Khánh An cho biết, nhiều thai phụ gặp vấn đề về thể chất và tâm lý liên quan đến dinh dưỡng. Sau khi thăm khám và đ.ánh giá tổng trạng bệnh nhân, các bác sĩ tư vấn, giúp chị em hiểu đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn, kết hợp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Thai phụ có bệnh lý, bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng theo bệnh, kiến thức về thực phẩm nên và không nên sử dụng trong thai kỳ, các nguyên tắc dinh dưỡng và tăng cân phù hợp để cải thiện sức khỏe.
Vấn đề dinh dưỡng gây nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả hai giới nam và nữ. Bác sĩ Khánh An khuyến cáo, trước khi mang thai, chị em nên bổ sung dinh duơng trong nhiêu tuân truơc đê đam bao mau cua nguơi me co đây đu duơng chât đap ưng nhu câu dinh duơng cua bao thai. Giai đoan đâu thai ky, thai phu thuơng bi nghen, an uông kém, ảnh hưởng qua trinh trao đôi chât. Vi thê, nguôn dư trư truơc khi mang thai rât quan trong.
Theo các bác sĩ, mẹ bầu suy dinh dưỡng có thể dẫn đến suy dinh duơng bao thai. Nguơc lai, mẹ bầu tang can qua mưc cũng dẫn đên nguy co đai thao đuơng thai kỳ. Thai phụ mắc bệnh tăng huyết áp, t.iền sản giật, đái tháo đường là những thai kỳ nguy cơ cần được theo dõi sát, chăm sóc toàn diện. Chê đọ dinh duơng va vạn đọng hơp ly có thể giúp kiêm soat tôt đuơng huyêt, khong cân dung thuôc hoạc giam liêu thuôc đang sư dung va biên chưng do bệnh đái tháo đường gay ra. Thơi ky nuoi con băng sưa me, cần chế độ dinh dưỡng hợp lý để đam bao cho nguơi me tiêt đu sưa vơi chât luơng tôt và duy tri sưc khoe. Sản phụ không đủ sữa sau sinh cần được hướng dẫn thực hành chế độ ăn giúp có đủ dinh dưỡng trong nguồn sữa, hồi phục sức khỏe sau sinh và cách giảm cân hợp lý.