Dù các biểu hiện của bệnh ung thư này là khó phát hiện nhưng việc nhận biết các triệu chứng bệnh sẽ giúp bạn phát hiện sớm và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.
Ung thư buồng trứng được đ.ánh giá là một trong những bệnh ung thư khó nhất về phòng ngừa và phát hiện sớm do buồng trứng là cơ quan nằm sâu trong khung chậu nhỏ. Giai đoạn đầu bệnh thường tiến triển âm thầm, dễ bị bỏ qua và thường chỉ thấy rõ ở giai đoạn tiến triển hay giai đoạn muộn.
Mặc dù các biểu hiện ung thư buồng trứng là khó phát hiện nhưng việc nhận biết các triệu chứng bệnh sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Nếu có 3 kiểu đau dưới đây, nữ giới hãy cảnh giác với căn bệnh ung thư buồng trứng.
Đau lưng
Đau lưng là một trong những triệu chứng t.iền k.inh n.guyệt nữ giới thường gặp phải. Tuy nhiên, nếu bị đau lưng không rõ nguyên nhân, không liên quan đến chu kì k.inh n.guyệt, các bệnh cột sống, lao động bê vác đồ nặng… thì nữ giới cần đặc biệt cảnh giác.
Ở giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng, đau lưng có thể chỉ thoáng qua nhưng đến giai đoạn muộn, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội, đau ảnh hưởng đến cả giấc ngủ của người bệnh.
Đau bụng dưới hay vùng chậu
Các bác sĩ cảnh báo, nữ giới độ t.uổi sinh sản, đặc biệt là sau mãn kinh nếu thấy đau bụng dưới thường xuyên thì không nên chủ quan. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo khối u buồng trứng đã phát triển với kích thước lớn.
Nguyên nhân của cơn đau này là do khối u phát triển tác động đến các cơ quan, bộ phận khác xung quanh vùng có khối u, đặc biệt là vùng bụng, xương chậu gây nên những cơn đau.
Đau khi g.iao h.ợp
Nhiều phụ nữ mắc ung thư buồng trứng giai đoạn tiến triển thường bị đau khi g.iao h.ợp. Cơn đau đó thường xuất hiện ở bên phải hoặc bên trái khung xương chậu.
Ngoài biểu hiện là những cơn đau, một số dấu hiệu khác cảnh báo ung thư buồng trứng như táo bón, đầy hơi, chướng bụng, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân.
Phát hiện ung thư khi mang thai: Đừng quá lo lắng
Nghiên cứu cho thấy khi mắc ung thư trong thai kỳ, thai nhi không ảnh hưởng tới bệnh ung thư của người mẹ.
Chị Nguyễn Thị Phương Quyên vui vẻ cùng con trai sau khi sinh xong và tiếp tục chiến đấu với ung thư – Ảnh: Nhân vật cung cấp
Phụ nữ mang thai vốn phải “mang nặng đẻ đau”, tuy nhiên nhiều người còn phải mang thêm gánh nặng ung thư trong thai kỳ, ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe của mẹ và con.
Đừng quá hoảng sợ
Mang bầu được 3 tháng rưỡi, chị Nguyễn Thị Phương Quyên (Q.9, TP.HCM) đi khám thai phát hiện mình có một khối u nang buồng trứng phải và bác sĩ yêu cầu chị Quyên nhập viện để điều trị.
Do phát hiện sớm nên chị được phẫu thuật cắt buồng trứng phải thành công, nhưng không may mắn khi kết quả giải phẫu bệnh lại là “ung thư buồng trứng”. Chị lại tiếp tục chiến đấu với ung thư và cả việc nuôi con nhỏ đang mang trong bụng.
Khối u tái phát to dần, tuy mang bầu một đứa nhưng chị Quyên cứ nghĩ mình mang thai hai đ.ứa t.rẻ. Cuộc phẫu thuật tiếp tục được tạm hoãn vì chị Quyên quyết tâm giữ con mình lại, bé chào đời chị mới tiếp tục điều trị.
Nhờ vào sự kiên trì, cố gắng, cuối cùng chị Quyên hạ sinh an toàn một b.é t.rai cân nặng 2,5kg trong khi chị phải gánh khối u tái phát trong thai kỳ.
Trải qua được cửa tử thần thứ nhất, nhờ vào động lực gia đình và nghị lực phi thường của chính mình, chị Quyên đã phải trải qua 3 lần phẫu thuật trong vòng 5 tháng để bóc tách thành công khối bướu to trên 20cm đã di căn đến vùng xương chậu.
Sau 3 năm liên tục điều trị, kiên trì, bền bỉ, lần mổ cuối cùng là mổ khối u gan trên 20cm và cắt một phần đáy phổi. Chị Quyên đã chiến thắng trong cuộc chiến này, một người được hồi sinh từ cửa tử trở về mà chính bác sĩ phụ trách điều trị cũng cho đó là kỳ tích khi bệnh đã ở giai đoạn tiến xa.
Theo chị Quyên, ngoài việc phải dựa vào nghị lực của chính bản thân mình, trong suốt quá trình điều trị ung thư phải có niềm tin đặc biệt vào các y bác sĩ, sau đó phải giữ tâm lý ổn định, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho chính bản thân mình để không ảnh hưởng đến cháu bé.
Giữ bình tĩnh, điều trị
GS Nguyễn Chấn Hùng – chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam – cho biết theo những nghiên cứu lớn từ trước đến nay người ta thấy rằng khi mắc ung thư trong thai kỳ, thai nhi không ảnh hưởng tới ung thư của người mẹ.
Theo số liệu trên thế giới thì cứ 3.000 người mang thai chỉ có 1 người mắc ung thư trong thai kỳ. Những loại ung thư thường mắc chủ yếu ở những phụ nữ có thai như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư hạch…
Bác sĩ Hùng cho biết thêm khi mang thai, cơ thể người phụ nữ xảy ra nhiều thay đổi dẫn đến nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là những thay đổi do mang thai tạo nên như ngực to dần, chân tay phù… Do vậy việc phát hiện ung thư gặp nhiều khó khăn và thường ở giai đoạn không sớm.
Khi phát hiện mình bị ung thư trong thai kỳ, điều quan trọng nhất là người mẹ nên giữ bình tĩnh lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Tùy từng giai đoạn bệnh sẽ có phác đồ điều trị, tuy nhiên khả năng giữ tính mạng cho cả mẹ và con luôn luôn cao.
BS CKII Nguyễn Văn Tiến – trưởng khoa ngoại 1 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM – cho biết khi người phụ nữ mang thai bị ung thư thì tinh thần hoảng loạn, hoang mang lo sợ, sợ c.hết, sợ chồng bỏ, sợ gia đình xa lánh, sợ con không giữ được… làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể khiến bệnh diễn tiến nặng nề hơn và ảnh hưởng đến bào thai làm thai suy, sẩy thai, sinh non…
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sống còn của phụ nữ mang thai bị ung thư cũng tương tự như những phụ nữ không mang thai mắc bệnh tương tự. Hiện nay tỉ lệ thai sống ngày càng tăng do những tiến bộ của y học. Việc điều trị ung thư trong thai kỳ là khả thi, nên được tiến hành với một sự thận trọng nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và thai.