Ngồi quá lâu khiến bạn dễ tăng cân, suy giảm hệ miễn dịch, đau mỏi lưng và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Giảm tốc độ đố cháy calo: Khi ngồi, tốc độ đốt cháy calo trong cơ thể chỉ còn 1 calo/phút, điều này có nghĩa là nếu bạn ngồi 1 giờ chỉ có 60 calo được đốt cháy. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị tăng cân.
Tăng cân: Khi ngồi quá lâu, cơ thể bạn sẽ tăng lượng cholesterol xấu (LDL) gây tăng cân và tạo ra hiện tượng kháng insulin và triglyceride huyết tương. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn đang sản xuất nhiều insulin hơn, gây căng thẳng cho tuyến tụy và gan.
Xương yếu: Ngồi nhiều khiến xương của bạn giòn, yếu. Bởi đôi chân và cấu trúc xương không được rèn luyện, không đủ chắc khỏe.
Suy yếu hệ miễn dịch: Khi tập luyện thể dục thường xuyên, cơ thể bạn sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại bệnh tật. Bằng cách này, các tế bào có lợi trong cơ thể sẽ được “nhân” lên, giúp bạn chống lại virus và vi khuẩn. Trái ngược với điều đó, khi bạn ngồi một chỗ quá lâu, hệ miễn dịch của bạn sẽ dần yếu đi, thậm chí không còn hoạt động như bình thường.
Chậm lưu thông m.áu: Ngồi quá lâu một chỗ mà không di chuyển khiến các mạch m.áu trong cơ thể dễ bị tắc. Đây là lý do tại sao, những người ngồi nhiều hay cảm thấy tê chân hoặc đau quặn.
Đau lưng: Ngồi lâu làm thay đổi độ cứng của cột sống lưng và làm tăng nguy cơ chấn thương lưng thấp.
Tổn thương cột sống: Khi ngồi quá nhiều, các đĩa đệm giữa đốt sống không được nén đều, dần dần gây ra tình trạng tổn thương cột sống.
Đau chân: Như nói ở trên, ngồi quá nhiều khiến các mạch m.áu khó di chuyển tới chân, gây ra tình trạng đau chân. Ngoài ra, tình trạng này cũng khiến mắt cá chân của bạn bị sưng và giãn tĩnh mạch.
Gây mất trí nhớ: Một số nghiên cứu chứng minh rằng, những người ngồi hoặc nằm một chỗ trong thời gian dài dễ bị mất phương hướng và suy giảm sự tập trung.
Dễ mắc bệnh tim: Những người ngồi nhiều, không rèn luyện thể thao thường xuyên dễ bị mắc các bệnh về tim, tiểu đường và mỡ m.áu.
PHẠM QUÝ (Nguồn: Boldsky)
Không nên chủ quan với bệnh suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch, chủ yếu suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh khá phổ biến và thường gặp ở những người trên 30 t.uổi. Bệnh tuy lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây đau, mỏi khó chịu, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Một bệnh nhân đang được bác sĩ kiểm tra để chuẩn bị phẫu thuật lấy bỏ các búi tĩnh mạch. Ảnh: S.Mai
* Nữ mắc nhiều hơn nam
Bác sĩ (BS) Nguyễn Ngọc Hoa Quỳnh, Khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho biết, bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Lý do có thể vì yếu tố nội tiết tố, mang thai, đi giày cao gót, tính chất nghề nghiệp phải đứng hoặc ngồi lâu như: bán hàng, may đồ…
Có thể kể đến trường hợp chị Trần Thị A. (P.Quang Vinh, TP.Biên Hòa) thường xuyên bị tê, mỏi chân khó chịu, chị A. đến phòng khám nhưng không tìm ra bệnh. Một tuần trở lại đây, những cơn tê, mỏi chân lại tăng lên, chị quyết định đến Bệnh viện đa khoa Đồng Nai khám. Kết quả, chị bị suy giãn tĩnh mạch, vùng chân của chị chi chít các ổ tĩnh mạch mạng nhện gân xanh, đỏ nổi lên.
Chị A. cho hay, do đặc thù công việc của chị làm công ty may mặc nên bắt buộc phải ngồi nhiều, chỉ lúc nào có việc đi ra ngoài mới đứng dậy. Trong thời gian chân bị tê, mỏi và nổi gân xanh, đỏ chị cứ nghĩ do da trắng, mỏng nên nhìn rõ như vậy, chứ không nghĩ đây là bệnh.
Hay như trường hợp của bà Lương Thị B. (P.Tân Mai, TP.Biên Hòa), những cơn mỏi, đau, nặng chân và có những t.ia m.áu từng mảng giống mạng nhện xuất hiện ngày càng nhiều đã đeo bám bà hơn 1 năm nay. Thế nhưng, vì nghĩ mình sinh đẻ nhiều rồi làm ruộng nên các mạch m.áu giãn và nổi gân như vậy. Một tháng trở lại đây, bà B. thấy chân nhức mỏi nhiều khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, đêm khó ngủ, những mạch m.áu đỏ, xanh nổi lên nhiều nên mới đi khám, điều trị. Sau khi thăm khám tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, bác sĩ xác định bà bị suy giãn tĩnh mạch phải nhập viện để điều trị.
BS.Nguyễn Ngọc Hoa Quỳnh, Khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho hay, trung bình một tuần có khoảng 50 bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đến khám, trong đó có đến 3 bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn 3, 4 phải nhập viện điều trị và nghiêm trọng hơn có những bệnh nhân vào viện khi chân đã l.ở l.oét lâu năm. Tất cả những trường hợp này đều điều trị thành công.
* Phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch
Theo BS.Quỳnh, bệnh suy giãn tĩnh mạch có 6 giai đoạn. Ở các giai đoạn nhẹ chỉ cần uống thuốc và mang vớ áp lực bệnh có thể cải thiện. Còn từ giai đoạn 3 trở đi, khi bệnh nhân có dấu hiệu phù chân, chuyển đổi màu da, loét… phải can thiệp phẫu thuật để điều trị. Việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch từ giai đoạn 3 rất khó khăn. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu như: mỏi, nặng phù, tê chân, đứng lên ngồi xuống cảm giác khó chịu, chuột rút, bệnh nhân cần đi khám và điều trị ngay, nếu để lâu, bệnh sẽ nặng hơn và điều trị khó khăn hơn.
Suy giãn tĩnh mạch do người bệnh làm các công việc phải đứng, ngồi quá lâu, ít vận động. Khi đứng quá lâu m.áu sẽ bị ứ đọng lại ở chân, gây giãn và tăng áp lực tĩnh mạch, từ đó làm suy van tĩnh mạch. Các đám tĩnh mạch thường nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay sát dưới da chi dưới như khuỷu chân, cẳng chân, bắp chân, cổ chân, có khi gặp cả vùng đùi và màu da của vùng tĩnh mạch bị giãn thường có màu xanh.
“Để phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch, nên tránh đứng lâu, đứng nhiều một chỗ, khi ngồi không vắt chéo chân, tạo thói quen tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn. Khi ngủ kê 2 chân cao bằng một chiếc gối có độ dày vừa phải để m.áu lưu thông được dễ dàng. Khi nghi ngờ mắc bệnh, cần đi khám và điều trị thích hợp. Nên xoa bóp nhẹ nhàng 2 chân theo xu hướng vuốt dọc từ mu bàn chân lên cẳng chân, đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để làm cho m.áu lưu thông một cách dễ dàng”- BS.Quỳnh khuyến cáo.
Sao Mai (baodongnai.com.vn)