Sau ca phẫu thuật mổ lấy thai, mẹ bỉm sữa cần lưu ý một số điều sau để tránh tai biến, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh.
Mẹ bỉm sữa cần tránh 4 những sai lầm dưới đây để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và bé yêu.
Làm xước vết thương
Sinh mổ đồng nghĩa với chuyện mẹ bỉm sữa có vết thương lớn ở bụng. Lúc này, vết thương lên da non, nhiều khiến mẹ cảm thấy ngứa và muốn gãi. Tuy nhiên, việc gãi, làm trầy xước vết thương sẽ khiến vết thương chậm lành, thậm chí gây n.hiễm t.rùng. Sau khi sinh mổ, bạn cần chú ý giữ vết thương sạch sẽ, khô thoáng. Hãy quan sát, theo dõi vết thương đang lành. Nếu vết thương đột ngột đau, chảy mủ, chảy dịch, bạn cần đi khám kịp thời.
Nằm bất động trên giường
Thông thường, các y bác sỹ khuyến cáo mẹ bỉm sữa nên đứng dậy, tập đi 24 giờ sau ca sinh mổ. Lúc này, thay vì nằm nghỉ trên giường, bạn nên cố gắng đứng dậy tập đi. Sau sinh mổ, đúng là bạn cần nghỉ ngơi nhiều nhưng bạn không nên nằm bất động trên giường trong thời gian dài. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi cơ thể của bạn.
Vì vậy, trong thời gian ở cữ, sản phụ sau sinh mổ vẫn cần ra khỏi giường và vận động hợp lý hàng ngày. Sinh hoạt phù hợp sau sinh giúp ngăn ngừa các biến chứng như thuyên tắc mạch m.áu và thúc đẩy quá trình hồi phục cơ thể sau sinh. Nhưng lưu ý, trong thời kỳ này, bạn không nên vận động quá sức, nhất là 1-2 tuần sau sinh con. Sau đó, bạn nên tăng cường vận động để giúp cơ thể phục hồi dần dần.
Không ăn trái cây và rau
Ngày nay, vẫn còn một số quan nịêm rằng sản phụ không được ăn trái cây và rau quả trong thời gian ở cữ. Nhiều người cho rằng ăn trái cây, rau quả trong thời kỳ này có thể khiến khiến sản phụ bị suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Rau quả tốt cho sức khoẻ, giúp sản phụ bổ sung dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ thể, ngăn ngừa táo bón.
Sản phụ sinh mổ nên nghỉ ngơi nhiều hơn so với sản phụ sinh thường. Bạn chú ý không nên ngồi nhiều để tránh đau lưng. Bạn nên ăn canh xương, canh cá, thức ăn dễ tiêu để bổ sung sinh dưỡng, có lợi cho việc làm liền vết thương.
Bé 13 ngày t.uổi được mổ lấy thai thành công
Trong quá trình theo dõi thai kỳ của mẹ, các bác sĩ siêu âm đã phát hiện có một khối u to trong ổ bụng của bé. Đây là tật “thai trong thai” với tỉ lệ mắc bệnh 1/500.000 trường hợp sinh.
Ê kíp bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi – Ảnh: BVCC
Ngày 10/11, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết vừa phẫu thuật cho một trường hợp tật “thai trong thai”.
Theo đó, bệnh nhi được sinh mổ vào ngày 21/10 tại Bệnh viện Từ Dũ nặng 3,2kg. Trong quá trình theo dõi thai kỳ của mẹ, các bác sĩ siêu âm đã phát hiện có một khối u to trong ổ bụng của bé.
Sau sinh đ.ánh giá thấy bé có khối u kích thước 10 x10 cm ở vùng bụng bên trái. Bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 để tiếp tục điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, kết quả siêu âm và CT bụng cho thấy có khối hỗn hợp trong ổ bụng, nằm sau phúc mạc trái, kích thước 53 mm x 81 mm. Khối u to đẩy thận xuống vùng hố chậu, đẩy tụy ra trước, có mô mỡ, cột sống, hộp sọ, xương dài. Các bác sĩ đã chẩn đoán đây là trường hợp “thai trong thai” và quyết định phẫu thuật cho bé.
Ngày 2/11, khi bé 13 ngày t.uổi, cuộc phẫu thuật đã được tiến hành. Trong lúc mổ các bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn do khối bướu to, nằm sát động mạch và tĩnh mạch chủ dưới, nếu thao tác không chuẩn xác sẽ làm rách các mạch m.áu này và khả năng bé sẽ t.ử v.ong trên bàn mổ.
Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt trọn khối u dạng thai mà bé không cần phải truyền m.áu trong và sau cuộc mổ. Hiện tại, sức khỏe của bé đã ổn định, được chuyển ra phòng ngoài nằm với mẹ và bú được sữa.
Tật “thai trong thai” hay còn gọi là thai nhi trong bào thai là một bất thường sinh sản, trong đó một khối mô giống như một bào thai hình thành bên trong cơ thể. Bất thường này được mô tả lần đầu vào năm 1808 với tỉ lệ mắc bệnh 1/500.000 trường hợp sinh. Đã có hơn 100 trường hợp thai trong thai được ghi nhận trong y văn thế giới.
Mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm c.hết người, thai ký sinh có thể phát triển đủ lớn để gây biến chứng cho thai chủ. Khoảng 90% số trường hợp thai trong thai được phát hiện khi còn nhỏ và được phẫu thuật trước khi gây biến chứng. Khi thai ký sinh được lấy ra, dù ở độ t.uổi nào, thai chủ sẽ hồi phục bình thường.