Người Nhật yêu thích cá không chỉ bởi đất nước họ có nguồn khoáng sản dồi dào mà còn bởi cá là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.
Nhắc đến Nhật Bản, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một quốc gia có t.uổi thọ trung bình cao nhất thế giới. TheoThống kê Y tế Thế giới năm 2014 của WHO, người Nhật có t.uổi thọ trung bình là 84 t.uổi.
Bí quyết sống thọ của người Nhật thực ra hiện diện trong từng thói quen sống như cách tắm, cách đi ngủ, cách tập luyện… Đặc biệt, chế độ ăn uống hợp lý của người dân nước này cũng là một trong những điều xứng đáng để nhiều quốc gia học tập. Người dân đất nước hoa anh đào có thể thiếu gạo nhưng hiếm khi thiếu cá trong bữa ăn.
Người dân đất nước hoa anh đào có thể thiếu gạo nhưng hiếm khi thiếu cá trong bữa ăn.
Cá hồi – loại cá mà người Nhật vô cùng yêu thích
Ước tính, mỗi người dân Nhật Bản ăn hơn 100kg cá mỗi năm – nhiều hơn cả mức tiêu thụ gạo. Người dân Nhật yêu thích cá không chỉ bởi đất nước họ có nguồn khoáng sản dồi dào mà còn bởi cá là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Trong số đó, cá hồi là một trong những loại cá phổ biến, được sử dụng rộng rãi bậc nhất ở nơi đây.
Cá hồi xuất hiện trong những bữa ăn hàng ngày tại Nhật hay thậm chí trong các bữa ăn sang trọng. Cá hồi là nguyên liệu quen thuộc của những món sushi tại đây, tuy nhiên quy trình để biến cá hồi trở thành món ăn sống vô cùng phức tạp. Từ năm 794 thời Bình An, người dân xứ hoa anh đào đã ý thức được nguy cơ nhiễm giun sán từ cá hồi sống, vì vậy họ có xu hướng ăn sống bằng cá ngừ, cá tai nhiều hơn.
Ở Nhật, món cá hồi được yêu thích nhất là nướng than. Cá hồi nướng không được tẩm ướp quá nhiều, chúng sẽ được nướng cho đến khi da giòn rụm, thịt mềm mọng nước. Ngoài ra, món cá hồi còn được người Nhật dùng để chiên xù, nấu lẩu, nấu canh… món nào cũng thơm ngọt, hấp dẫn vô cùng.
Cá hồi – bí quyết sống thọ vô cùng đơn giản của Nhật Bản
Cá hồi được coi là loại thực phẩm lành mạnh do hàm lượng protein của cá cao, các axit béo omega-3 cao và vitamin D cao.
Theo một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Annals of Internal Medicine, axit béo omega-3 của cá hồi và các loại cá biển sâu khác, có thể giảm nguy cơ t.ử v.ong sớm, từ đó kéo dài t.uổi thọ. Nghiên cứu này được thực hiện bởi chuyên gia từ Trường Y tế Công cộng Harvard, họ nhận ra rằng những người ăn cá hồi ít nhất 2 lần/tuần sẽ có hàm lượng axit béo omega-3 cao trong m.áu. Từ đó,giúp giảm cholesterol, duy trì tính linh hoạt của động mạch, tĩnh mạch và tăng cường cơ tim…
Ăn cá hồi không chỉ giúp người Nhật kéo dài t.uổi thọ mà còn được chứng minh tốt cho sức khỏe xương khớp. Trong cá hồi rất giàu protein và amino acid, vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, và iốt… Đặc biệt canxi trong cá hồi còn góp phần giúp cho xương chắc khỏe.
Ăn cá hồi thường xuyên cũng có thể giúp bạn giảm cân. Dinh dưỡng trong cá giúp điều chỉnh các kích thích tố kiểm soát thèm ăn và làm cho bạn cảm thấy no lâu.
Với hàm lượng omega-3 cao, cá hồi cũng có tác dụng giúp làn da mịn màng, hồng hào hơn. Đặc biệt, omega-3 có tác động sâu sắc trong việc chống lại khối u và ung thư. Nó được chứng minh g.iết c.hết tế bào ung thư ruột kết, tế bào ung thư tuyến t.iền liệt, tế bào ung thư vú, ung thư gan và ung thư da.
Lưu ý khi tiêu thụ cá hồi để tránh ngộ độc
Tránh ăn cá hồi sống
Theo WHO, ước tính trên thế giới có 40 triệu người đang bị nhiễm ký sinh trùng vì ăn cá sống. Đáng nói, ăn cá hồi sống không đảm bảo có thể khiến người ăn bị nhiễm khuẩn Salmonella,Vibrio vulniculus, và Vibrio parahaemolyticus… gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy có thể gây ra ngộ độc ở người sử dụng.
Bảo quản cá hồi
Cách bảo quản cá hồi đúng đó là cho vào ngăn đông tủ lạnh. Cá hồi đông lạnh có thẻ bảo quản trong khoảng 3 tháng với điều kiện quá trình đông lạnh không bị ngắt quãng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta cần tránh sử dụng thịt cá đã đổi màu hay chảy nước vì lúc này cá đã hỏng, nếu ăn có thể dẫn đến ngộ độc.
Người béo phì không nên ăn nhiều cá hồi
Cá hồi có chứa chất béo tốt, tuy nhiên nếu ăn nhiều có thể gây tăng cân hoặc tiểu đường tuýp 2. Đồng thời, lượng chất béo này có chứa hàm lượng cholesterol cao nên nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong m.áu và dẫn đến bệnh tiểu đường. Vì vậy, người đang muốn giảm cân, có nguy cơ tiểu đường nên hạn chế ăn.
Dùng thuốc gì để trị sán?
Trước đây tôi có triệu chứng mệt mỏi chán ăn, hay ứa nước miếng, đau tức vùng gan kéo dài… nên đi khám ở bệnh viện huyện. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị sán lá gan và kê đơn thuốc chloroquin.
Tôi uống hết đơn thuốc thì triệu chứng cũng hết, nhưng thời gian cần đây tôi xuất hiện triệu chứng như cũ. Xin cho biết tôi có dùng được đơn thuốc cũ không hoặc có thuốc gì để trị dứt bệnh?
Nguyễn Đức Hạnh (Thái Bình)
Sán là động vật ký sinh sống trong cơ thể con người. Tùy theo loài, sán sống trong hệ tiêu hóa (sán dây bò, sán dây lợn) hoặc có thể xuất hiện khắp nơi trong cơ thể (sán lá gan).
Người bị nhiễm sán thường là người có thói quen hay ăn gỏi (tôm cá) hoặc ăn phải thịt bò sống có ấu trùng sán hoặc là các loại rau ngập nước (như rau ngổ) có nang ấu trùng sán.
Bạn đã đi khám bệnh và được kê đơn thuốc, nhưng xuất hiện lại triệu chứng. Mặc dù vậy không có nghĩa là bệnh giống nhau, vì biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, ứa nước miếng… là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau và nếu có bị nhiễm sán thì mỗi loại sán lại phải dùng thuốc khác nhau. Do đó, bạn không nên dùng đơn thuốc cũ mà nên đi khám tại chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị sán như:
Chloroquin hấp thu tốt qua đường uống, dùng điều trị sán lá gan và amip gan. Tác dụng không mong muốn hay gặp là rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nhức đầu. Thuốc chống chỉ định dùng cho người mẫn cảm, người suy gan, phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc praziquatel có hoạt phổ chống sán rộng, bao gồm sán lá, sán máng và sán dây, có tác dụng trên cả ấu trùng và sán trưởng thành. Liều dùng tùy thuộc vào loại sán đang mắc, tác dụng phụ chủ yếu là nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, thuốc được hấp thu nhanh khi uống.
Niclosamid tác dụng với loại sán dây, không có tác dụng với ấu trùng ở các mô ngoài ruột. Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. liều dùng tùy theo t.uổi và thể trọng.
Thuốc quinacrin có tác dụng với sán cả trong và ngoài ruột, thường dùng kèm thuốc tẩy muối, có thể kết hợp niclosamid.
Sử dụng thuốc điều trị sán chỉ là việc t.iêu d.iệt sán chứ không có tác dụng phòng tránh nhiễm sán. Vì vậy cần hết sức chú ý thực hiện chế độ vệ sinh trong mọi mặt của cuộc sống, đặc biệt là không nên ăn thức ăn khi chưa được nấu chín kỹ hoặc ăn rau sống không đảm bảo.