Lo lắng thái quá có thể gây ra các triệu chứng giống nhiễm COVID-19

Cảm thấy nóng toát mồ hôi? Khó thở? Khô miệng? Bạn đừng vội hoảng hồn: ‘Thôi chết! Tôi nhiễm virus SARS-CoV-2 rồi’.

lo lang thai qua co the gay ra cac trieu chung giong nhiem covid 19 946 4782405

Triệu chứng của cơn hoảng loạn bao gồm: tim đ.ập nhanh, nóng bức đến toát mồ hôi, buồn nôn, đau ngực, khó thở, run rẩy, nóng bừng, chân tay run, có cảm giác sợ hãi như “c.hết đến nơi”,… – Ảnh minh họa: Shuterstock

Bạn có thể đang lên cơn hoảng loạn do quá lo lắng giữa đại dịch Covid-19: lo sợ về những gì xảy ra và có thể xảy ra tiếp theo.

Nhưng các dấu hiệu của sự lo lắng có thể rất giống với nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2), theo Metro.

Điều này có thể gây ra một vòng hoảng loạn nguy hiểm. Càng lo lắng về virus SARS-CoV-2, càng gặp cảm giác giống như các triệu chứng của virus SARS-CoV-2, rồi nghĩ mình đã nhiễm bệnh, lại càng lo lắng hơn.

Các triệu chứng ban đầu của SARS-CoV-2 bao gồm: sốt, ho khan, khó thở và đau họng.

Còn triệu chứng của cơn hoảng loạn bao gồm: tim đ.ập nhanh, nóng bức đến toát mồ hôi, buồn nôn, đau ngực, khó thở, run rẩy, nóng bừng, chân tay run, cảm giác nghẹt thở, tê hoặc kim châm, khô miệng, muốn đi vệ sinh, ù tai, cảm giác sợ hãi hoặc sợ c.hết, đau bụng, cảm giác ngứa ran ở ngón tay, cảm giác như không được kết nối với cơ thể, theo Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh.

Tiến sĩ Martina Paglia từ Phòng khám Tâm lý Quốc tế (Anh) cho biết rất có thể nhiều người đang gặp các triệu chứng tương tự như nhiễm virus SARS-CoV-2, nhưng đơn giản chỉ là do lo lắng, theo Metro.

Khi cảm thấy bị đe dọa và dễ bị tổn thương, adrenaline dâng trào trong cơ thể, khiến cho sự lo lắng gia tăng và thường gây tức ngực, khó thở và cảm thấy quá nóng.

Nếu bạn có t.iền sử lo lắng và hoảng loạn, hãy nhớ rằng có nhiều khả năng các triệu chứng của bạn là do tâm lý hơn là bạn đã bị nhiễm virus.

Khi bạn quá lo lắng và các triệu chứng xuất hiện, hãy tạm dừng lại và thử một số kỹ thuật thư giãn. Nếu các triệu chứng giảm bớt, bạn có thể yên tâm rằng đó là do hoảng loạn, không phải do virus SARS-CoV-2.

Khi đang bị lên cơn hoảng loạn, cần làm chậm nhịp thở, thư giãn cơ thể, tâm trí và đưa bạn trở về hiện tại, theo Metro.

Có một kỹ thuật thư giãn phổ biến là kỹ thuật 5-4-3-2-1 rất dễ nhớ: Liệt kê 5 điều bạn thấy được, 4 điều cảm nhận được, 3 điều nghe được, 2 điều ngửi được, và 1 điều nếm được.

Hãy thử nghe một bài hát giúp thư giãn hoặc đắp một cái mền mềm mại.

Hít vào sâu, chậm, đếm đến 4, rồi thở ra, và đếm đến 4. Nhắc nhở bản thân rằng sẽ không sao. Nhưng nếu bạn nghiêm túc lo lắng rằng mình có thể bị bệnh, thì nên trao đổi với bác sĩ, theo Metro.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có nguy cơ bị các cơn lo âu cao hơn gấp đôi so với nam giới, tiến sĩ Paglia nói. Một cơn hoảng loạn có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với sự khởi đầu của virus SARS-CoV-2, đặc biệt là trong trường hợp đã có vấn đề về hô hấp tiềm ẩn.

Nếu bạn biết rằng bạn bị các cơn hoảng loạn và đột nhiên bị đau ngực hoặc khó thở mà không có ho hoặc sốt kèm theo, thì không phải bạn bị nhiễm virus đâu. Tuy nhiên, bạn vẫn nên liên hệ với cơ quan y tế để kiểm tra, theo Metro.

Hướng dẫn việc xét nghiệm COVID-19 tại các cơ sở có phòng xét nghiệm

Các phòng xét nghiệm phải tuân thủ quy trình, phương pháp xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, khuyến cáo của WHO/USCDC; đảm bảo chất lượng xét nghiệm và an toàn sinh học.

huong dan viec xet nghiem covid 19 tai cac co so co phong xet nghiem b8c 4781650

Tiến hành xét nghiệm xác định virus SARS-CoV-2 bằng máy sinh học phân tử Realtime PCR tự động tại thành phố Hải Phòng. (Ảnh: TTXVN phát)

Ngày 22/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1282/QĐ-BYT Về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời việc xét nghiệm COVID-19.”

Đây là tài liệu hướng dẫn được áp dụng tại các cơ sở có phòng xét nghiệm trên toàn quốc, nhằm thực hiện chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2; giám sát dịch tễ học bệnh COVID-19.

Theo Bộ Y tế, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A do virus SARS-CoV-2 gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 14 ngày.

Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính sốt, ho, khó thở, có thể dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và t.ử v.ong, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền, mạn tính.

Một số người nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng nên gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắcxin phòng bệnh.

Yêu cầu đối với các phòng xét nghiệm

Theo hướng dẫn, các phòng xét nghiệm phải tuân thủ quy trình, phương pháp xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, khuyến cáo của WHO/USCDC; đảm bảo chất lượng xét nghiệm và an toàn sinh học.

Các kỹ thuật xét nghiệm bao gồm xét nghiệm sinh học phân tử (Realtime RT-PCR) để phát hiện ARN của virus SAR-CoV-2 trong bệnh phẩm đường hô hấp; xét nghiệm nhanh đối với bệnh phẩm đường hô hấp, m.áu; xét nghiệm miễn dịch học (ELISA…) đối với bệnh phẩm đường hô hấp, m.áu.

huong dan viec xet nghiem covid 19 tai cac co so co phong xet nghiem 491 4781650

Tiến hành xét nghiệm xác định virus SARS-CoV-2 bằng máy sinh học phân tử Realtime PCR tự động tại thành phố Hải Phòng. (Ảnh: TTXVN phát)

Đối với phòng xét nghiệm khẳng định cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phù hợp để thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR. Cán bộ xét nghiệm được tập huấn về kỹ thuật xét nghiệm và an toàn sinh học.

Phòng xét nghiệm đảm bảo an toàn sinh học cấp 2 hoặc có phòng tách mẫu áp lực âm. Được Viện Vệ sinh dịch tễ hoặc Viện Pasteur theo phân vùng phụ trách đ.ánh giá xác nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định.

Đối với phòng xét nghiệm sàng lọc cần có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, phù hợp với các kỹ thuật xét nghiệm sử dụng.

Cán bộ xét nghiệm được tập huấn về kỹ thuật xét nghiệm và an toàn sinh học.

Có đủ các dụng cụ phòng hộ cho người làm xét nghiệm, đảm bảo an toàn cho người xét nghiệm.

Các phòng xét nghiệm có thể được bố trí cố định tại cơ sở xét nghiệm hoặc lưu động để phù hợp với yêu cầu triển khai công tác xét nghiệm. Các phòng xét nghiệm lưu động bố trí trang thiết bị tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng xét nghiệm.

Danh sách các phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định mắc COVID-19:

1. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;

2. Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh;

3. Viện Pasteur Nha Trang;

4. Viện Vệ sinh dịch Tễ Tây Nguyên;

5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội;

6. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng;

7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ;

8. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Yên Bái;

9. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai;

10. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh;

11. Bệnh Viện Bệnh nhiệt đới Trung ương;

12. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh;

13. Bệnh viện Chợ Rẫy;

14. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên;

15. Bệnh viện Trung ương Huế;

16. Bệnh viện Nhi Trung ương;

17. Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ;

18. Bệnh viện Bạch Mai;

19. Bệnh viện Nhi đồng 1;

20. Viện Y học dự phòng quân đội;

21. Trung tâm nhiệt đới Việt Nga;

22. Bệnh viện Trung ương quân đội 108./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *