Giúp trẻ tăng đề kháng, phát triển não bộ mùa dịch

Trẻ ăn cá khoảng ba lần một tuần; 400 gram rau, trái cây mỗi ngày; uống sữa… giúp cơ thể đủ đạm, vitamin, khoáng chất, lợi khuẩn, tăng đề kháng, phòng nCoV.

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa với các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt… Trong bối cảnh dịch Covid-19, phụ huynh cần giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng, cung cấp năng lượng giúp tế bào hoạt động và xây dựng hệ miễn dịch, tốt cho não bộ.

Bữa ăn không thể thiếu đạm từ thịt, cá, trứng

Theo các bác sĩ dinh dưỡng, thực đơn trong mùa dịch của trẻ không cần tăng thêm mức năng lượng so với trước khi có dịch. Tuy nhiên, mẹ có thể ưu tiên chọn cho bé thực phẩm giàu đạm, nhiều chất xơ, vitamin C, A…

Đạm là nguyên liệu tạo kháng thể quan trọng giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Trẻ nhỏ còn cần đạm nhiều hơn người lớn để xây hệ miễn dịch, tế bào, cơ xương khớp… Mẹ nên lưu ý lượng đạm động vật trong chế độ ăn của trẻ nhiều hơn đạm thực vật (tỷ lệ 70-30). Đạm động vật không thể thiếu thịt, cá, trứng, sữa…, thay đổi thường xuyên để đa dạng.

Mẹ cho con ăn cá ít nhất ba lần mỗi tuần. Các loại cá hồi, cá trích, cá thu… giàu omega-3, DHA có lợi cho hệ miễn dịch và tốt cho trí não. Thịt bò, heo, gà, các loại hải sản… không chỉ giàu đạm mà còn chứa kẽm, selen, canxi, sắt… tăng khả năng chống n.hiễm t.rùng, duy trì hoạt động của hệ miễn dịch. Trẻ có thể ăn 2-3 quả trứng một tuần.

Ăn khoảng 400 gram rau quả, trái cây mỗi ngày

Để phòng Covid-19, nhiều mẹ tăng cường cho con ăn rau, trái cây vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Nhóm thực phẩm này được bác sĩ khuyến khích đưa vào thực đơn của trẻ, khoảng 200 gram rau xanh, 200 gram trái cây mỗi ngày. Xếp hàng đầu là vitamin C hỗ trợ sản xuất interferon – loại protein chống lại tác nhân gây bệnh – có nhiều trong cam, quýt, đu đủ, kiwi, ổi, bông cải xanh, ớt chuông…

Ngoài vitamin C, vitamin nhóm B, A, E… bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, sản xuất kháng thể, giúp bạch cầu hoạt động tốt hơn để bắt tác nhân gây bệnh. Mẹ cho bé ăn rau quả, trái cây ăn đa dạng theo nguyên tắc “cầu vồng”, càng nhiều màu sắc càng có lợi như cà rốt, cà chua, bí ngô, cà tím, nho…

Chia sẻ về mẹo cho con ăn rau trong mùa dịch, chị Nguyễn Huyền (quận 8, TP HCM) cho biết, bé nhà chị lười ăn rau vì mùi vị không đậm đà. Chị cho con tự tay vào bếp làm xà lách trộn rau củ sắc màu, trang trí hình ngộ nghĩnh để bé hứng thú hơn. Để bé ăn 15-20 thực phẩm mỗi ngày, chị ưu tiên nấu món súp hầm rau củ.

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột

Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 70-80% hệ miễn dịch của trẻ nằm ở đường tiêu hóa. Mẹ nên tăng cường chăm sóc đường ruột cho trẻ bằng cách bổ sung lợi khuẩn (probiotic) qua các món sữa, sữa chua, thực phẩm lên men. Chất xơ hòa tan (prebiotic) có trong rau củ quả là nguồn thức ăn nuôi sống lợi khuẩn nên cho trẻ ăn rau xanh, uống sữa đều đặn để giúp lợi khuẩn hoạt động tốt hơn. Từ đó, chúng sẽ hỗ trợ cơ thể sản xuất kháng thể chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ trước sự tấn công của hại khuẩn, kích thích hệ miễn dịch tại ruột.

Các nhà khoa học còn tìm ra loại prebiotic – HMO (Human Milk Oligosaccharides) duy nhất có trong sữa mẹ. Đây là nguồn thức ăn chính cho các lợi khuẩn thường trú trong hệ tiêu hóa của trẻ, giúp chúng phát triển khỏe mạnh. HMO được hấp thu vào m.áu sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch ngoài đường ruột, điều hòa miễn dịch của cơ thể, giảm tình trạng mắc bệnh n.hiễm t.rùng. HMO khi kết hợp với Probiotic còn tạo nên hệ Synbiotics cho đường ruột khỏe mạnh hơn, trẻ tăng hấp thu dưỡng chất.

Uống sữa

Theo khuyến cáo của bác sĩ dinh dưỡng, trong mùa dịch, mẹ cho con uống sữa đều đặn. Sữa cung cấp đạm, nhiều loại vitamin và khoáng như kẽm, sắt, canxi… cần thiết cho trẻ tăng đề kháng, phòng nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa.

Sữa còn được bổ sung lợi khuẩn, chất xơ hòa tan, HMO tăng cường hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột. DHA và Lutein có trong sữa còn thuận lợi cho não bộ và thị giác phát triển. Các nghiên cứu chỉ ra, trẻ uống sữa đều đặn còn hạn chế ốm vặt, xương chắc khỏe và tăng chiều cao, phát triển trí não tốt hơn.

giup tre tang de khang phat trien nao bo mua dich 31c 4775795

Giai đoạn đầu đời quan trọng với sự phát triển của trẻ. Nuti IQ Diamond với công thức IQ MAX-PRO cần thiết cho não bộ; HMO – chuẩn dinh dưỡng toàn cầu từ BASF Đức, kết hợp cùng Probiotics – lợi khuẩn (Bifidobacterium lactics) và Prebiotics (FOS/ Inulin), giúp tăng hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, dễ hấp thu các chất dinh dưỡng.

Giữ ấm cổ họng, rửa tay thường xuyên

nCoV lây truyền qua giọt b.ắn của người bệnh khi ho, hắt hơi. Mũi, họng là cửa ngõ để virus xâm nhập vào cơ thể. Mẹ có thể vệ sinh mũi họng cho con bằng nước muối sinh lý, luôn giữ cổ họng ấm và uống nhiều nước. Khi niêm mạc mũi, niêm mạc họng của con không bị tổn thương thì virus khó xâm nhập.

Trường hợp bé bị viêm đường hô hấp, mẹ nên rửa mũi cho con nhằm làm thông thoáng đường mũi. Nên thực hiện đúng cách, không rửa quá nhiều lần, hạn chế dùng nước rửa nhiều vì đường mũi và tai nằm ngang nên có thể khiến trẻ bị viêm tai. Trẻ nên rửa tay thường xuyên theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Ngọc An

Điều gì thực sự xảy ra khi bạn ngừng ăn thịt?

Ai cũng biết rằng ăn chay tốt cho sức khỏe. Và ăn nhiều trái cây và rau quả là một lựa chọn thông minh.

dieu gi thuc su xay ra khi ban ngung an thit e32 4730375

Ăn chay có thể giúp ngủ ngon hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường lợi khuẩn, nhưng cũng có thể dẫn đến thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng – Ảnh minh họa: Shuterstock

Nhưng điều gì thực sự xảy ra cho cơ thể khi chuyển qua chế độ ăn chay thì ít người biết.

Ăn chay có thể giúp ngủ ngon hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường lợi khuẩn, nhưng cũng có thể dẫn đến thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng, theo Live Strong.

Nếu bạn có ý định kiêng hoàn toàn thịt, gia cầm và cá, thì đây là những gì xảy ra trong cơ thể.

Chức năng tiêu hóa được cải thiện

Thịt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến, có thể thúc đẩy quá trình viêm ở ruột, từ đó, làm thay đổi hệ vi khuẩn tốt và dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như táo bón và đầy hơi.

Chế độ ăn chay có thể tạo ra sự thay đổi tích cực ở hệ vi sinh vật đường ruột.

Chức năng tiêu hóa sẽ nhanh chóng được cải thiện trong vòng vài tuần sau khi chuyển sang chế độ ăn chay, tiến sĩ Maria Pena, trợ lý giáo sư tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai (Mỹ), cho biết.

Ngủ ngon hơn

Isoflavone là các hợp chất thực vật chủ yếu có trong đậu nành.

Chế độ ăn giàu isoflavone mang lại giấc ngủ tốt hơn và thậm chí giảm các triệu chứng trầm cảm, nghiên cứu cho biết.

Chế độ ăn chay thường có tỷ lệ carbohydrate và protein cao hơn, cung cấp nhiều tryptophan não, chuyển đổi thành serotonin giúp tăng cường tâm trạng, theo Live Strong.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Ưu điểm của việc cắt bỏ thịt và các nguồn chất béo động vật là giảm mức cholesterol và giảm viêm trong cơ thể. Từ đó, làm giảm sự tích tụ mảng bám và giảm các vấn đề liên quan đến tim.

Nghiên cứu cho biết, ăn chay làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tim.

Mức cholesterol có thể cải thiện sau khi bắt đầu ăn chay được 2 – 3 tháng.

Tuy nhiên, cá chứa nhiều omega-3 tốt cho tim. Ăn ít nhất 2 khẩu phần cá mỗi tuần, đặc biệt là cá giàu a xít béo omega-3, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là t.ử v.ong đột ngột do bệnh tim.

Vì vậy, bạn có thể thiếu đi các chất dinh dưỡng quan trọng cho tim nếu không ăn hải sản, theo Live Strong.

Cơ thể có thể thiếu sắt

Ăn chay có thể dẫn đến thiếu một số chất dinh dưỡng, như chất sắt, vài tháng sau khi bắt đầu ăn chay.

Vì sắt từ rau quả khó hấp thu hơn nguồn sắt từ thịt, nên người ăn chay cần bổ sung lượng sắt gấp đôi so với người không ăn chay, theo chuyên gia dinh dưỡng Maria E. Fraga, từ trường Y Mount Sinai (Mỹ).

Người ăn chay nên ăn nhiều đậu đỏ, đậu xanh, quả mơ khô, khoai tây, mầm lúa mì, hạt bí và hạt vừng để hấp thu chất sắt, tiến sĩ Pena cho biết.

Để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, hãy kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C, như dâu tây, trái cây họ cam quýt, cà chua, ớt chuông, bắp cải và súp lơ xanh, theo Live Strong.

Thiếu một số chất dinh dưỡng

Một số vitamin quan trọng chỉ có ở động vật mà không có thể có được từ chế độ ăn chay. Do đó, việc cắt bỏ thịt, gia cầm và cá ra khỏi chế độ ăn có thể dẫn đến thiếu hụt một số vitamin, nếu không ăn đa dạng và uống bổ sung.

Vitamin B12 là một trong những thiếu hụt phổ biến nhất có thể xảy ra do việc ăn chay. Vì vitamin B12 tự nhiên chỉ có trong động vật như nghêu, cá hồi, thịt bò và cá ngừ.

Omega-3 và kẽm là hai chất dinh dưỡng có thể thiếu khi ăn chay. Omega-3 có nhiều trong hạt chia, hạt lanh, quả óc chó và hạt cây gai dầu.

Nếu bạn mới bắt đầu ăn chay, cần kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau trong chế độ ăn.

Nếu không, có thể thiếu các vitamin và khoáng chất quan trọng.

Có thể bổ sung một số chất như vitamin tổng hợp có chứa vitamin B12, iốt và kẽm, nhưng không nên bổ sung sắt nếu không có ý kiến của bác sĩ, theo Live Strong.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *