ECMO là gì, khi nào bệnh nhân cần can thiệp ECMO?

Chiều 19/3, Bộ Y tế đã thống nhất chỉ định can thiệp ECMO với “bệnh nhân 19″, là bác ruột của “bệnh nhân 17″, do tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh.

ecmo la gi khi nao benh nhan can can thiep ecmo 8be 4774370

Hình minh họa hoạt động của ECMO. Ảnh: JACC.

ECMO là gì?

ECMO – Oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (Extracorporeal membrane oxygenation) là phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể, sử dụng một hệ tuần hoàn để thực hiện quá trình trao đổi oxy ở bên ngoài của cơ thể nhằm hỗ trợ và duy trì chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng.

Trong đó, tuần hoàn ngoài cơ thể là một kỹ thuật nhằm thay thế tạm thời chức năng tim và phổi khi cần phải thực hiện các ca phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế các cấu trúc tim mạch hoặc mạch m.áu lớn trong cơ thể.

Tuần hoàn ngoài cơ thể được thực hiện nhờ vào các máy tim phổi nhân tạo và phải được điều khiển bởi các bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên ngành, có nghiệp vụ chuyên môn cao.

Đây là một hệ thống nửa kín, có thể thay thế hoàn toàn chức năng tim phổi của bệnh nhân nhờ vào hệ thống bơm phối hợp với hệ thống trao đổi khí được nối với bồn chứa ống dẫn, cannula và tim của bệnh nhân.

Hệ thống này sẽ tạo ra sự thay đổi về sinh lý trong cơ thể mà sự thay đổi này được kiểm soát có chủ động như huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch hệ thống, áp lực tĩnh mạch phổi, các thành phần trong m.áu, áp lực riêng phần CO2, O2, N2 và thân nhiệt. Từ đó dẫn đến các phản ứng tự điều chỉnh và tự bảo vệ cơ thể của bệnh nhân.

Tuần hoàn ngoài cơ thể có thể thay thế hoàn toàn hoặc hỗ trợ một phần hoạt động của hệ tim phổi, hoặc cũng có thể là thay thế hoàn toàn nhưng đặt cùng lúc nhiều cannula ở nhiều vị trí khác nhau kết hợp với ngừng tuần hoàn tạm thời.

Nguyên lý hoạt động của ECMO

Hệ thống ECMO được kết nối với cơ thể bệnh nhân qua các ống nhựa (ống cannula) được đặt trong các động mạch, tĩnh mạch lớn ở chân, cổ và ngực.

Hệ thống máy ECMO lấy m.áu từ cơ thể bệnh nhân bơm qua màng trao đổi oxy của hệ thống phổi nhân tạo. Tại đây, dịch thẩm tách chạy xung quanh màng tạo nên sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu và nồng độ là điều kiện để diễn ra quá trình trao đổi dịch và các chất hòa tan, đồng thời quá trình này cũng làm tăng lượng oxy trong m.áu và giúp đào thải bớt carbon dioxide ra ngoài.

Sau đó, bằng việc sử dụng một lực bơm bằng với sức co bóp của tim, ECMO lại giúp đưa m.áu đã qua trao đổi khí và chất trở về với hệ tuần hoàn của cơ thể.

Có hai cấu hình trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể là tĩnh mạch-tĩnh mạch và tĩnh mạch-động mạch. Cấu hình tĩnh mạch – động mạch được sử dụng nhằm đảm bảo cả về trao đổi khí và hỗ trợ huyết động. Còn cấu hình tĩnh mạch-tĩnh mạch sử dụng chủ yếu để đảm bảo nhu cầu về oxy và thể tích tuần hoàn cho cơ thể.

Mô phỏng hoạt động của máy thở (trước) và ECMO (sau). Video: Texas Children’s Hospital.

Khi nào cần can thiệp ECMO?

Đối tượng cần sử dụng ECMO là những bệnh nhân mắc bệnh lý nặng, có nguy cơ ngừng hô hấp hoặc ngừng tuần hoàn, đe dọa đến tính mạng.

ECMO được sử dụng khi phổi không có đủ khả năng cung cấp oxy cho cơ thể ngay cả khi đã cho hỗ trợ thở máy oxy ví dụ như trường hợp viêm phổi nặng có biến chứng suy hô hấp, hay bệnh nhân chẩn đoán phù phổi cấp kèm theo biểu hiện suy hô hấp nặng…

Hoặc khi phổi không thể thải trừ carbon dioxide ngay cả khi đã có sự hỗ trợ từ máy thở, hoạt động bơm của tim không đủ cung cấp m.áu cho cơ thể.

Hoặc có thể chỉ định áp dụng cho những trường hợp bị bệnh lý về tim phổi và đang trong thời gian chờ nội tạng để được cấy ghép.

Tùng Đinh (nongnghiep.vn)

Đã có kết quả xét nghiệm 4 người lắp đặt nội thất ở nhà “bệnh nhân 17”

4 người ở Hải Dương đến lắp đặt nội thất cho nhà bệnh nhân thứ 17 mắc Covid-19 (ở phố Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội) đều có kết quả âm tính với virus Sars-CoV-2.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xác nhận kết quả của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xác nhận trong ngày 9/3, Hải Dương có 5 trường hợp âm tính với Covid-19. Trong số 5 người này có 4 người của Công ty FC thuộc khu công nghiệp Đại An (tỉnh Hải Dương) đến lắp đặt nội thất tại nhà số 125 phố Trúc Bạch (Hà Nội) – nhà của bệnh nhân thứ 17 bị nhiễm Covid-19 và 1 n.ữ s.inh viên người xã Cẩm Vũ (Cẩm Giàng) đi từ Cheonju (Hàn Quốc) về Việt Nam.

Trước đó trong các ngày 2 và 3/3, 4 người của Công ty FC có đến lắp đặt nội thất tại nhà số 125 phố Trúc Bạch (Hà Nội) – nhà của bệnh nhân N.H.N (ca nhiễm Covid-19 thứ 17 của Việt Nam).

Lãnh đạo Sở Y tế và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương đã làm việc với công ty trên để tiến hành các biện pháp giám sát, khoanh vùng và xử lý môi trường. Trong số 4 trường hợp cách ly có 2 người là công nhân làm việc tại cơ sở 2 của Công ty TNHH FC, 2 người là lái xe.

Tại thời điểm đó, trong khi chờ kết quả xét nghiệm sẽ cách ly tại nhà số công nhân làm việc tại cơ sở 2 của công ty ở phường Việt Hòa (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) và những người có tiếp xúc gần với những người này. Toàn bộ nơi ở của gia đình 4 người cách ly sẽ được khử trùng, hướng dẫn cách ly y tế những người thân trong toàn gia đình.

Trước đó, đêm 6/3, UBND Hà Nội công bố nữ bệnh nhân N.H.N. (26 t.uổi, làm quản lý khách sạn, ở phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội) là ca bệnh đầu tiên tại Hà Nội (ca thứ 17 tại Việt Nam) dương tính với virus corona.

da co ket qua xet nghiem 4 nguoi lap dat noi that o nha benh nhan 17 3fd 4748797

Sức khỏe của bệnh nhân N.H.N. đang tiến triển tốt. (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).

Thông tin từ Bộ Y tế, tính đến 11h30 ngày 11/3, Việt Nam ghi nhận có 35 ca mắc Covid-19. Trong đó, 16 người mắc Covid-19 tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2 đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Nguyễn Dương

Theo dantri

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *