Đề phòng biến chứng viêm xương tủy hàm

Một số yếu tố thuận lợi khiến xương hàm dưới dễ bị viêm phải kể đến như: Xương hàm phần lớn được niêm mạc che phủ dẫn đến những sang chấn, tổn thương, các bệnh lý dễ đi trực tiếp vào xương

Viêm xương tuỷ hàm là một bệnh lý khá phổ biến, không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu; nếu điều trị muộn nhiễm khuẩn lan rộng gây viêm khớp thái dương hàm, có thể dẫn đến cứng khớp hàm, viêm cơ, áp- xe quanh hàm, nhiễm khuẩn mủ, nhiễm khuẩn huyết, gãy xương bệnh lý, biến dạng hoặc teo xương hàm.

Tại sao xương hàm dưới hay bị viêm hơn?

Một số yếu tố thuận lợi khiến xương hàm dưới dễ bị viêm phải kể đến như: Xương hàm phần lớn được niêm mạc che phủ dẫn đến những sang chấn, tổn thương, các bệnh lý dễ đi trực tiếp vào xương; Xương hàm là bộ phận gánh chịu mọi biến đổi sinh lý của con người (quá trình hình thành và mọc răng);

Xương hàm thường xuyên bị nhiễm khuẩn mạn hoặc cấp dẫn đến vi khuẩn tấn công gây bệnh; Xương hàm dưới có cấu tạo đặc trưng kiểu Havers có cấu tạo trũng, dễ ứ đọng dịch tiết, thức ăn, phần ở giữa xốp, tưới m.áu chủ yếu là do động mạch răng dưới dẫn đến sức đề kháng kém hơn so với hàm trên dẫn đến dễ viêm nhiễm, hoại tử hơn;

Ở xương hàm trên do vỏ xương mỏng nên quá trình nhiễm khuẩn và thoát khuẩn diễn ra dễ dàng hơn, xương mục dễ bị tách rời nên quá trình hoại tử xương được hạn chế.

de phong bien chung viem xuong tuy ham 33b 5392359

Sâu răng có thể gây nên viêm tủy xương.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm xương tủy hàm thường do 2 nhóm nguyên nhân chính:

Nguyên nhân do răng: Răng nhiễm khuẩn, viêm quanh chóp răng, biến chứng do nhổ răng, cấy ghép hàm không được rung nạp, không lấy vật cấy ra đúng thời gian chỉ định, nhiễm khuẩn túi thân răng mọc ngầm… là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm xương tủy.

Nguyên nhân không do răng: Nhiễm khuẩn toàn thân như sởi, cúm, thương hàn, giang mai, lậu, vi khuẩn tấn công trực tiếp, lây qua đường m.áu, các vết thương vùng hàm mặt, các loại u lành, u ác tính trong xương hàm.

Dấu hiệu nhận biết

Trong viêm xương tủy hàm, bệnh nhân có sốt từ 38- 40 o C kèm rét run từng cơn, thường do nhiễm khuẩn huyết; sốt kèm theo mạch nhanh, rối loạn nhịp tim. Thể trạng mệt mỏi, li bì, biểu hiện của nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng. Rối loạn chức năng ăn nhai, nuốt, chủ yếu do đau, do sưng nề chèn đẩy các cơ quan trong miệng. Xét nghiệm m.áu: thấy tăng bạch cầu.

de phong bien chung viem xuong tuy ham 71b 5392359

Tại vùng xương viêm có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau tổ chức phần mềm che phủ xương, có thể rầm rộ, có khi âm ỉ kéo dài tùy theo từng nguyên nhân. Đau liên quan đến xương hàm và cung răng: đau liên tục âm ỉ nửa cung hàm, có khi lan ra toàn bộ hàm.

Các răng bị ảnh hưởng của xương viêm lung lay hoặc xô lệch tùy theo mức độ phá hủy của xương, nhiều trường hợp răng rụng dần nhưng niêm mạc lợi không thể liền. Rò qua bề huyệt răng, qua tổ chức phần mềm bên ngoài. Rò ở một, hai, ba vị trí dọc cung hàm, có khi lấy được mảnh xương c.hết. Rò lâu ngày có thể tiêu hủy nhiều xương dẫn đến gãy xương hàm.

Phương pháp điều trị

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn phát hiện, thể trạng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

Chống nhiễm khuẩn: Do các loại vi khuẩn ngày càng có cấu tạo phức tạp, khả năng kháng thuốc mạnh nên yêu cầu phải sử dụng thuốc liều lượng cao, kết hợp đồng thời nhiều phương pháp. Các trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết cần phải điều trị sớm để tránh biến chứng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Liệu pháp can thiệp: Trích rạch tháo mủ là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với những trường hợp xuất hiện viêm màng mủ.

Lưu ý: Bệnh viêm tủy xương hàm muốn điều trị triệt để cần trải qua nhiều lần phẫu thuật. Vì vậy, bệnh nhân và người nhà phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tái khám hoặc tái điều trị theo đúng yêu cầu.

Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng bệnh hiệu quả, mọi người cần giữ gìn răng miệng hằng ngày sạch sẽ, nên đ.ánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau bữa ăn và sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn. Nên đi khám răng và lấy cao răng định kỳ (6 tháng 1 lần).
Đối với t.rẻ e.m đang thay răng và người già bị rụng răng thì vệ sinh răng miệng càng được hết sức chú ý. Đối với những người bị sâu răng, viêm lợi, lên răng khôn… bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh cần đi khám ở các chuyên khoa răng hàm mặt để được hướng dẫn điều trị tốt nhất, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Phòng chống bệnh Whitmore cho người dân vùng lũ

Nhiều người ở vùng lũ miền Trung mắc chứng bệnh Whitmore nhưng nghĩ rằng chỉ là bệnh lý ngoài da thông thường, nhập viện chậm nên điều trị không khả quan

Mùa bão lụt kéo dài từ đầu tháng 10 đến nay tại các tỉnh miền Trung đã khiến số lượt bệnh nhân mắc bệnh Whitmore nhập viện tại Bệnh viện (BV) Trung ương Huế tăng đột biến. Thống kê cho thấy chỉ trong khoảng một tháng rưỡi gần đây, BV này đã tiếp nhận gần 30 ca bệnh.

Đến bệnh viện muộn

Ngày 18-11, BV Trung ương Huế tiếp nhận 8 trường hợp nghi nhiễm Whitmore đến khám bệnh. Ông N.G.T (SN 1953; ngụ xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong 8 người đến BV này khám nói rằng nơi ông ở đã hơn một tháng qua bị ngập sâu do lũ lụt.

phong chong benh whitmore cho nguoi dan vung lu 5df 5385144

Ông N.G.T (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) nhiễm bệnh Whitmore đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế

Do sống trong môi trường nước ngập nhiều ngày nay, ông T. thấy vết loét trên mắt cá ngày càng trầm trọng nên đến Trung tâm Y tế huyện Phong Điền để khám, sau đó được chuyển tuyến vào BV Trung ương Huế. Ông T. cho biết cứ nghĩ chỉ bị nước lũ “ăn” nên ngứa như mọi khi. Nhưng khi đến BV, ông được chẩn đoán nghi nhiễm Whitmore, phải nhập viện điều trị. Các bác sĩ cho hay nếu ông T. nhập viện muộn 1-2 ngày nữa là nguy hiểm đến tính mạng.

Thống kê trong gần 30 trường hợp bệnh nhân nhập viện tại BV Trung ương Huế thì đến 50% là từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…; số còn lại là từ các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Thủy… thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Theo các bác sĩ BV Trung ương Huế, điều đáng lo ngại là khá nhiều bệnh nhân đến BV ở giai đoạn muộn. Khi đó bệnh đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng… dẫn đến việc điều trị khó khăn, chi phí điều trị cao nhưng kết quả không khả quan.

BS chuyên khoa II Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc BV Trung ương Huế, cho rằng sự tăng đột biến số lượng ca bệnh Whitmore trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 vừa qua là hoàn toàn giống với các nghiên cứu ở các vùng dịch bệnh khác trên thế giới. “Số lượng ca bệnh Whitmore có liên quan chặt chẽ và tỉ lệ thuận với lượng mưa hằng năm, đặc biệt tăng cao sau lũ lụt là do sự phát triển mạnh của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei” – BS Hương phân tích.

Có thể phòng tránh

Theo các chuyên gia, bênh Melioidosis còn gọi là bệnh Whitmore, do trực khuẩn Gram âm Burkhoderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước bẩn, trong các ruộng lúa, các vùng nước tù đọng… đặc biệt là những vùng có nước lũ ngâm lâu ngày, bệnh lây lan sang người qua tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm.

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore từ môi trường bên ngoài xâm nhập cơ thể chủ yếu qua những vị trí da bị trầy xước; do hít phải bụi, hơi nước bị nhiễm khuẩn hoặc uống nước bị nhiễm khuẩn… gây nên các mụn mủ to hoặc nhỏ tùy theo mức độ, đôi khi là một ổ áp-xe lớn.

Bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, không rõ ràng, tôn thương đa cơ quan như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuân tản mạn, nhiễm khuân khu trú như áp-xe cơ, áp-xe phần mềm, áp-xe gan, viêm hạch, viêm xương… Chân đoan dê bỏ sót và dễ nhâm vơi bệnh khác, đặc biệt là rất nhầm với bệnh lao, do tinh chât tôn thương rất giông lao. Bệnh Whitmore thể cấp tính có các triệu chứng như sốt cao, mạch nhanh, khó thở, đau cơ, gan lách lớn, sốc n.hiễm t.rùng… Tỉ lệ t.ử v.ong giai đoạn này là 90% nếu không được điều trị và 50% khi được điều trị.

BS chuyên khoa II Hoàng Thị Lan Hương cho biết những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh Whitmore là những người nhâp viên trong khoang thơi gian tư thang 6 đên thang 11; co đô tuôi tư 35 trơ lên; nhâp viên vơi tinh trang viêm phôi, sôt, đa ap-xe; co tiên sư đai thao đương hoăc nghiện rượu, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính, người sử dụng corticoid hoặc ung thư…, hay lam viêc trưc tiêp vơi đât hoăc nươc thai.

“Bệnh Whitmore hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm, điều trị bằng các loại kháng sinh đặc hiệu. Những trường hợp t.ử v.ong thường do bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng” – BS Hương thông tin.

Phú Vang là một trong những huyện thường xuyên ngập lụt ở tỉnh Thừa Thiên – Huế trong thời gian qua. BS chuyên khoa II Trương Như Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, cho hay sau khi nhận được thông tin có nhiều người nhiễm Whitmore, trung tâm đã phát đi những khuyến cáo về phòng chống bệnh Whitmore đến các cơ sở y tế, UBND các cấp để chủ động phòng ngừa. “Chúng tôi đã khuyến cáo người dân khi bị vết thương hở cần tránh tiếp xúc với đất, nước ô nhiễm. Khi bị sốt phải đến cơ sở y tế để khám ngay chứ không được chủ quan” – BS Sơn cho biết.

Ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên – Huế, cũng cho biết ngay sau các đợt lũ lụt, ngành y tế địa phương đã tiến hành phun tiêu độc khử trùng để phòng tránh nguy cơ dịch bệnh xảy ra.

Nên sử dụng giày, dép và găng tay

BS chuyên khoa II Hoàng Thị Lan Hương khuyến cáo người dân, đặc biệt người ở vùng lũ lụt, hạn chế tiếp xúc với đất, nước bùn ở khu vực ngập lụt. Ngoài ra, cần phải sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, nước lụt, nhất là đối với những người có nguy cơ cao (co tiên sư đai thao đương, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính…).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *