Cần chú ý phòng bệnh ho gà cho trẻ

Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên, có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.

Bệnh ho gà được coi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và đã có vắc-xin phòng bệnh.

Mọi lứa t.uổi, giới tính, dân tộc, vùng miền địa lý đều có thể bị ho gà, nhưng bệnh xảy ra chủ yếu ở người trẻ t.uổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hiện nay là ở trẻ dưới 5 t.uổi.

Trẻ dưới 6 tháng t.uổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. T.rẻ e.m chưa được tiêm chủng vắc-xin ho gà đầy đủ liệu trình là đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh và thường biểu hiện bệnh lý nặng. Các kháng thể từ mẹ không đủ để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm bệnh.

Đường lây lan vi khuẩn ho gà

Bệnh ho gà lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây truyền từ các đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp của người mắc bệnh. Tính lây truyền rất cao ngay sau khi bị phơi nhiễm với giọt nước miếng của bệnh nhân, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học.

Vi khuẩn ho gà xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở thanh quản, khí quản, ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố tên là Pertussis toxin – đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh.

can chu y phong benh ho ga cho tre 24d 5394449

Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ. Ảnh: Trần Minh

Triệu chứng và biến chứng của bệnh ho gà

Bệnh ho gà ở trẻ tiến triển qua các giai đoạn:

Thời kỳ ủ bệnh: kéo dài từ 6-20 ngày (trung bình khoảng 9-10 ngày): thời kỳ này không có triệu chứng.

Giai đoạn viêm long đường hô hấp: kéo dài khoảng 1-2 tuần, các triệu chứng xuất hiện giống như các bệnh viêm đường hô hấp trên bao gồm sốt nhẹ, chảy nước mũi, ho húng hắng, hắt hơi. Cuối giai đoạn này, ho nặng thành cơn.

Giai đoạn khởi phát: kéo dài từ 1-6 tuần, có trường hợp đặc biệt có thể kéo dài trên 10 tuần với biểu hiện cơn ho điển hình như:

Ho: Trẻ ho rũ rượi, thành từng cơn, mỗi cơn ho từ 15-20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Ở trẻ, những cơn ho xuất hiện nhiều làm trẻ yếu dần như ngừng thở do thiếu oxy, mặt tím tái, mặt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi.

Thở rít vào: xuất hiện cuối mỗi cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, tiếng rít nghe như tiếng gà. Trẻ dưới 6 tháng t.uổi có thể không thấy tiếng rít trong cơn ho.

Kết thúc cơn ho bằng việc khạc đờm trắng, màu trong, dính. Trong đờm có vi khuẩn ho gà cũng là một nguồn lây bệnh. Trong khoảng 2 tuần đầu của giai đoạn này, tần suất các cơn ho khoảng 15 cơn/ngày, sau đó giảm dần, có thể kéo dài trên 3 tuần nếu không được điều trị. Sau mỗi cơn ho, trẻ mệt, có thể nôn, thở nhanh. Có thể kèm theo các triệu chứng sau: sốt nhẹ, mặt và mí mắt nặng.

Giai đoạn phục hồi: Cơn ho ít dần, bệnh nhân hạ sốt. Tuy nhiên sau đó nhiều tháng, ho có thể tái lại gây viêm phổi.

Biểu hiện bệnh ở người lớn và trẻ v.ị t.hành n.iên thường nhẹ, ít gặp cơn ho điển hình hoặc là không có triệu chứng, thường khỏi sau 7 ngày.

Các biến chứng của bệnh ho gà bao gồm: viêm phổi là nguyên nhân t.ử v.ong thường gặp nhất, thỉnh thoảng có kèm theo co giật và thiếu m.áu oxy não. Trẻ càng ít t.uổi, biến chứng ho gà càng nặng. Tình trạng miễn dịch với ho gà ở những người đã bị nhiễm bệnh hoặc đã tiêm ngừa có thể giảm dần theo thời gian.

Biện pháp phòng bệnh

Cách phòng bệnh tốt và hiệu quả nhất là đưa trẻ đi tiêm vắc-xin ho gà phối hợp đủ liều, đúng lịch. Thực hiện chăm sóc trẻ mắc ho gà đúng cách. Cách ly trẻ với những người bị ho gà trong thời gian ít nhất 4 tuần kể từ khi có cơn ho điển hình.

Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng; che miệng lại khi ho hoặc hắt hơi; giữ gìn vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ mỗi ngày. Luôn đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng mặt trời. Vệ sinh những đồ vật tiếp xúc hằng ngày bằng dung dịch vô khuẩn. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà thì phải cho trẻ nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Vì sao phải tiêm nhắc Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà cho trẻ trước khi lên lớp 1?

Sự miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà của cơ thể gần như đã suy giảm hết khi bước sang t.uổi thứ 6. Để duy trì sự bảo vệ trước 3 bệnh nguy hiểm như Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà, chủng ngừa trong giai đoạn sơ sinh là chưa đủ.

Trẻ cần tư vấn bác sĩ để được tiêm nhắc mũi phối hợp 3 thành phần phòng các bệnh Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà tại những thời điểm nhất định, đặc biệt ở nhóm t.uổi trước khi vào lớp 1.

vi sao phai tiem nhac bach hau uon van ho ga cho tre truoc khi len lop 1 9aa 5175950

Tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà cần thiết cho con bạn khi bước vào lớp 1

1. Hỏi: Nếu đã tiêm vắc-xin 6 thành phần (phòng các bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib) từ 6 tuần t.uổi rồi thì có cần tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván nữa không?

Đáp: Câu trả lời là có. Vì theo thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm dần, khiến cơ thể có nguy cơ cao mắc Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván. Đây đều là những bệnh dễ bùng phát thành dịch, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Việc tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần sẽ giúp cơ thể tái thiết lập hệ miễn dịch, từ đó thúc đẩy quá trình tái sản xuất lượng kháng thể phòng bệnh đã được tạo ra từ đợt tiêm phòng trước.

Theo các chuyên gia, những đối tượng sau cần đi tiêm mũi nhắc lại 3 thành phần:

– Từ 4 đến 7 t.uổi

– Từ 9 đến 15 t.uổi

– Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm sau đó

– Người lớn có bệnh lý mãn tính đi kèm như các bệnh lý phổi, hen suyễn, tim mạch, bệnh thận…

2. Hỏi: Tại sao nên tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà ở các cột mốc từ 4 – 7 t.uổi; từ 9 – 15 t.uổi; và tiêm nhắc lại sau đó mỗi 10 năm mà không phải ở những cột mốc khác?

Đáp: Hiện tại, đây là 3 cột mốc t.uổi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị để tiêm nhắc lại, nhằm phát huy công dụng phòng bệnh, vừa thiết lập nên hàng rào miễn dịch cộng đồng giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh một cách hiệu quả. Cụ thể:

– Ở cột mốc từ 4 – 7 t.uổi; từ 9 – 15 t.uổi: sự miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà của cơ thể gần như đã suy giảm hết kể từ lần đầu được tiêm ngừa trong năm đầu đời. Song song đó, 2 nhóm t.uổi này lại thường xuyên hoạt động trong môi trường học đường đông đúc, gặp gỡ nhiều người, chạy nhảy, vận động cũng nhiều hơn… nên nguy cơ mắc các bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà từ đó cũng cao hơn.

– Người lớn và người già: theo t.uổi tác, hệ miễn dịch tự nhiên dần suy yếu nên người lớn và người già luôn là đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như Ho gà, Bạch hầu. Song song đó, do các triệu chứng bệnh ở họ thường nhẹ hơn nên dễ bị nhầm sang bệnh thông thường, vô tình lây bệnh cho những người xung quanh, đặc biệt là các trẻ nhỏ từ 0 – 3 tháng t.uổi chưa được chủng ngừa đang sống chung nhà.

3. Hỏi: Con tôi chuẩn bị vào lớp 1, tôi có nên đưa con đi tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà vào lúc này không?

Đáp: Câu trả lời là có. Vì lúc này, miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà mà trẻ đã được tiêm trước đây đã suy giảm. Nên khi ở trong một xã hội thu nhỏ như trường học, các bệnh truyền nhiễm như Ho gà, Bạch hầu có thể lây lan rất nhanh qua không khí hoặc khi trẻ tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.

Đó là lý do một số tiểu bang của Mỹ đã đưa ra yêu cầu bắt buộc học sinh tiểu học phải nộp đủ giấy chứng nhận đã tiêm phòng các mũi tiêm phòng cần thiết khi làm thủ tục nhập học, trong đó có mũi tiêm nhắc lại 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà.

4. Hỏi: Thiếu niên ở t.uổi 15 nếu có sức khỏe tốt thì không cần tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà đúng không?

Đáp: Điều này không đúng. Trẻ 15 t.uổi dù có sức khỏe tốt nhưng các kháng thể phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà từ đợt chủng ngừa trước ở giai đoạn này đã không còn đủ mạnh để ngăn mầm bệnh tấn công. Và cũng ở độ t.uổi này, trẻ bắt đầu bước vào môi trường năng động, từ đó việc bị trầy xước rất dễ xảy ra. Nếu không được chăm sóc đúng cách, những vết xước nhỏ này có thể trở thành nơi trú ngụ để vi khuẩn uốn ván phát triển gây: co cứng cơ kèm đau, co giật toàn thân, gập người… Thêm vào đó, môi trường học đường đông đúc, liên tục tiếp xúc nhiều người, trẻ càng có nguy cơ tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm ho gà, bạch hầu.

5. Hỏi: Người già có khả năng mắc Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà hay không?

Đáp: Câu trả lời là hoàn toàn có. Vì t.uổi càng cao, hệ miễn dịch tự thân càng bị suy yếu, đồng thời kháng thể từ những mũi chủng ngừa trước đó cũng giảm dần nên người già dễ mắc các bệnh truyền nhiễm có thể gây t.ử v.ong như Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván. Tuy nhiên, do những triệu chứng mắc bệnh của họ thường nhẹ hơn người trẻ nên dễ bị bỏ qua. Điều này khiến bệnh có thời gian phát triển, gây biến chứng nghiêm trọng và dễ lây lan tạo thành dịch. Để phòng tránh 3 loại bệnh nguy hiểm này, người lớn và người già cần lưu ý tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà càng sớm càng tốt.

6. Hỏi: Những phản ứng gì cần lưu ý sau khi tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà?

Tương tự như các mũi chủng ngừa khác, mũi nhắc lại 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà có thể kèm theo một số phản ứng như:

– Thường gặp: Sốt (có thể hết sau 1 ngày); Đau, nổi ban, sưng tại chỗ tiêm.

– Ít gặp: Sốt 39 – 40 độ C, thường kéo dài tới 48 giờ.

Từ những thông tin trên có thể thấy, tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà là việc cần thiết. Đây không chỉ là hành động bảo vệ chính mình mà còn góp phần giúp cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *