Cách dự phòng và xử trí Covid-19 ở phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh

Theo Bộ Y tế, cũng như các đối tượng khác, đa số phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, một số rất ít mắc bệnh thể nặng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký Quyết định số 1271/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời Dự phòng và xử trí bệnh Covid-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trước bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và trên thế giới đã ghi nhận một số phụ nữ mang thai nhiễm căn bệnh này.

Theo Bộ Y tế, cũng như các đối tượng khác, đa số phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình (thể bệnh viêm đường hô hấp trên hoặc viêm phổi nhẹ), một số rất ít mắc bệnh thể nặng. Đến nay mới có một 3 trường hợp được báo cáo là một phụ nữ mang thai 30 tuần nhiễm Covid-19 mức độ nặng phải thở máy đã được mổ lấy thai cấp cứu và hồi phục sức khỏe tốt.

cach du phong va xu tri covid 19 o phu nu mang thai tre so sinh 88c 4782650

Theo Bộ Y tế, cũng như các đối tượng khác, đa số phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, một số rất ít mắc bệnh thể nặng.

Đối với thai nhi, các nghiên cứu gần đây về Covid-19 cũng như những nghiên cứu trước đây về bệnh SARS-CoV-2 và MERS-CoV cho thấy, không có bằng chứng nào chứng minh có mối liên quan giữa những bệnh này và tình trạng sảy thai. Chưa có cơ sở khoa học chỉ ra mối liên quan giữa Covid-19 ở phụ nữ mang thai và tình trạng thai bị nhiễm virus trong tử cung hay thai bị các dị tật bẩm sinh do SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho rằng viêm phổi do virus ở phụ nữ mang thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và t.ử v.ong chu sinh…

Dự phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19

Để dự phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19, Bộ Y tế hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư y tế để thực hiện nguyên tắc phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát lây truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

Với phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh đến khám (người bệnh): Hướng dẫn người bệnh và người nhà đến khám đeo khẩu trang, tới khu vực cách ly. Giữ khoảng cách tối thiểu là 2m giữa các người bệnh.

Hướng dẫn người bệnh che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.

Hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế. Người nhà đi kèm với người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 cân phải được xem như là có phơi nhiễm với Covid-19 và cũng phải được tâm soát cho đên hêt thời gian theo dõi theo quy định để giúp chẩn đoán sớm và phòng ngừa Covid-19.

Với nhân viên y tế: Tuân thu thực hành phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền, áp dụng các biện pháp dự phòng giọt b.ắn, dự phòng tiếp xúc, dự phòng lây truyền qua đường không khí theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

Xử trí phụ nữ mang thai nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19

Việc tiên hành chẩn đoán phát hiện sớm người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 thực hiện theo Quyết định số 322/QĐ-BYT ngày 06/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng virus corona mới và các hướng dẫn liên quan của Bộ Y tế.

Bộ Y tế hướng dẫn, nguyên tắc xử trí cần ưu tiên các điều trị nội khoa trước. Phân loại thể lâm sàng và điều trị theo Quyết định số 322/QĐ-BYT ngày 06/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng virus corona mới.

Hạn chế các can thiệp sản khoa trong thời gian nghi nhiễm/nhiễm Covid-19, trừ khi có chỉ định cần can thiệp cấp cứu (rau t.iền đạo/cài răng lược có c.hảy m.áu nhiều, rau bong non, thai suy…) hoặc bán cấp (vỡ ối, chuyển dạ…). Cân nhắc lợi ích giữa mẹ và thai nhi…

Tổ chức các cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch Covid-19

Bộ Y tế hướng dẫn, các khu cách ly tập trung cần liên hệ cơ sở sản khoa tuyến tỉnh để được hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật khi có phụ nữ mang thai.

Các bệnh viện chỉ đạo tuyến sản, nhi: Các bệnh viện được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến lĩnh vực sản khoa và nhi khoa chuẩn bị cơ sở vật chất (chuẩn bị phòng cách ly áp lực âm trong điều kiện cho phép), trang thiết bị (đặc biệt là trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế) nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh nghi nhiễm hoặc nhiễm Covid-19; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới trong các trường hợp cần thiết.

Các bệnh viện phụ sản, nhi, sản – nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh (đối với các tỉnh chưa có bệnh viện chuyên khoa sản, nhi): Cần chuẩn bị đủ cơ sở vật chất (chuẩn bị phòng cách ly áp lực âm trong điều kiện cho phép), trang thiết bị, nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh nghi ngờ hoặc đã xác định nhiễm Covid-19.

Lưu ý mới của WHO về khả năng lây nhiễm COVID-19 ở phụ nữ mang thai

CNN đăng tải, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố các hướng dẫn mới về cách chăm sóc các bệnh nhân nhiễm COVID-19 là t.rẻ e.m, người già và phụ nữ có thai.

luu y moi cua who ve kha nang lay nhiem covid19 o phu nu mang thai cc9 4765437

Ảnh minh họa

Trong buổi họp báo hôm thứ hai (16/3), Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Đây là một bệnh nghiêm trọng. Mặc dù các chứng cứ chúng tôi có được cho thấy những người trên 60 t.uổi phải đối mặt với nguy cơ cao hơn, nhưng người trẻ, bao gồm cả t.rẻ e.m cũng đã tử vong”.

Bên cạnh đó, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Mỹ, việc cơ thể phải trải qua những thay đổi trong quá trình mang thai có thể khiến người phụ nữ gia tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Hướng dẫn của WHO lưu ý, “chưa có chứng cứ về việc phụ nữ mang thai có dấu hiệu hoặc triệu chứng hay có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Cho tới nay, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy lây nhiễm từ mẹ sang con ở giai đoạn thứ ba [của thai kỳ]“.

Tuy nhiên, hướng dẫn cũng kêu gọi các bà mẹ đang mang thai từng có liên hệ với người nhiễm bệnh, cần phải được giám sát chặt chẽ.

Ngoài ra, “phụ nữ mang thai có nghi ngờ, khả năng hoặc được xác định nhiễm COVID-19, bao gồm phụ nữ cần phải cách li, nên được tiếp cận với sự chăm sóc phù hợp” và “tất cả các phụ nữ mang thai gần đây bị COVID-19 hoặc mới phục hồi sau khi nhiễm COVID-19 nên được cung cấp thông tin và tư vấn về việc cho con bú an toàn” cũng như ngăn ngừa lây nhiễm virus.

Ở một động thái khác, theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí y học Pediatrics cũng trong ngày 16/3, t.rẻ e.m bị nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc có ít triệu chứng nghiêm trọng hơn so với người lớn.

Nghiên cứu theo dõi 731 trường hợp dương tính và 1.412 trường hợp nghi nhiễm COVID-19 ở t.rẻ e.m và nhận thấy, trong tổng số 2.143 trường hợp, chỉ có 1 b.é t.rai 14 t.uổi bị t.ử v.ong và gần 6% trong số này ở tình trạng nghiêm trọng – so sánh với tỷ lệ 18,5% ở người lớn.

Các tác giả tìm ra, t.rẻ e.m ít t.uổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị lây COVID-19. Khoảng 13% bệnh nhân t.rẻ e.m từng bị xác định dương tính với COVID-19 nhưng lại không thể hiện triệu chứng bị ốm.

Hiện giới khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho vấn đề tại sao t.rẻ e.m nhiễm COVID-19 lại không rơi vào tình trạng nghiêm trọng như người lớn.

Minh Đức (toquoc.vn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *