Nhiều loại thuốc sẵn có đang được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu nhằm chữa trị Covid-19 một cách hiệu quả.
Một nhóm các nhà khoa học của nhiều nước, dẫn đầu là các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành các cuộc thử nghiệm để nghiên cứu về việc đưa thuốc generic, một loại thuốc thuốc rẻ t.iền và phổ biến được tạo ra giống như một loại biệt dược gốc, vào điều trị đối với các bệnh nhân mắc Covid-19.
Ảnh minh họa: AP
Các nhà khoa học của trường đại học Minesota của Mỹ đã thực hiện một cuộc thử nghiệm trên 1.500 người nhiễm bệnh trong tuần này đối với thuốc Hyrdoxychloroquine, một loại thuốc chuyên sử dụng điều trị bệnh sốt rét nhằm đ.ánh giá liệu có ngăn ngừa được mức độ nghiêm trọng của virus SARS-CoV-2 hay không. Hai cuộc thử nghiệm khác cũng được tiến hành đồng thời đối với loại thuốc huyết áp Losartan.
Trước đó, thuốc điều trị sốt rét đã được thử nghiệm tại Trung Quốc, Australia và Pháp. Bên cạnh tác dụng kháng virus trực tiếp, Hyrdoxychloroquine còn ngăn chặn việc sản sinh và giải phóng các protein liên quan tới các biến chứng viêm do virus.
Các cuộc thử nghiệm đối với thuốc huyết áp Losartan để đ.ánh giá mức độ thuốc có tác động như thế nào đối với quá trình suy các cơ quan nội tạng của bệnh nhân mắc Covid-19. Các nhà nghiên cứu cho rằng losartan có thể đóng vai trò ngăn chặn một loại enzyme liên kết tế bào do virus.
Nhà khoa học Tim Schacker, thuộc trường Đại học Minesota cho biết: “Chúng tôi đang xem xét và sẽ đ.ánh giá hiệu quả của các cuộc thử nghiệm trong toàn bộ quá trình của bệnh. Liệu chúng ta có thể ngăn chặn nó không? Nếu bạn bị nhiễm bệnh, chúng tôi có thể giúp bạn khỏi thực sự không?
Nếu bạn ốm, chúng tôi có thể ngăn chặn các giai đoạn n.hiễm t.rùng và biến chứng không? Nếu các cuộc thử nghiệm thành công, chúng ta sẽ có công cụ mới để có thể tiến hành điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 hiệu quả hơn”.
Các công ty dược phẩm trên khắp thế giới cũng đang chạy đua với thời gian để tìm thuốc điều trị cũng như nghiên cứu vaccine chống lại virus SARS-CoV-2.
Hiện đại dịch Covid-19 vẫn đang lây lan nhanh một cách chóng mặt bất chấp các biện pháp mạnh của cộng đồng quốc tế. 176 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có người nhiễm bệnh. Con số người t.ử v.ong đã vượt mốc 10.000 người trong tổng số hơn 245.000 ca mắc./.
Châu Anh/VOV1 (biên dịch)
Theo Reuters
Bệnh nhân mắc Covid-19 phải xét nghiệm thêm bao nhiêu lần thì mới được xuất viện?
Theo Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Đặng Đức Anh, các bệnh nhân mắc Covid-19 khi có kết quả điều trị tốt sẽ tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm lần 1, lần 2. Nếu 2 xét nghiệm đó cho kết quả âm tính thì bệnh nhân đó được ra viện.
Nhận hàng trăm mẫu bệnh phẩm mỗi ngày
Theo thống kê từ Bộ Y tế, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam ghi nhận 57 ca bệnh mắc Covid-19 với hàng ngàn người được xác định là F1, F2.
GS.TS Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các ca bệnh ngày càng tăng nhanh đã đặt ra thách thức cho các cơ quan chức năng về cơ sở vật chất, thiết bị y tế phục vụ xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân.
Theo tìm hiểu, mỗi ngày, tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận hàng trăm mẫu bệnh phẩm từ các tỉnh thành. GS.TS Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, cán bộ Viện vào thời điểm này gần như không có ngày nghỉ. Nhiều cán bộ trong những ngày này phải đia các địa phương để lấy mẫu, một số cán bộ khác ở lại để thực hiện việc xét nghiệm.
Về vấn đề Kit test vi rút SARS-Cov-2, GS.TS Đặng Đức Anh cho biết, Viện đã đ.ánh giá bộ sinh phẩm của Học viện Quân Y. Đến nay, bộ sinh phẩm đó được giấy phép lưu hành tại Việt Nam. Theo như Học viện Quân Y cho biết, họ sẽ đáp ứng đủ nhu cầu để chúng ta có thể làm xét nghiệm.
Cũng theo Viện trưởng Đặng Đức Anh, hiện nay, tại Hà Nội, có Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có khả năng xét nghiệm vi rút SARS.
Tuy nhiên, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là tuyến cuối trong việc khẳng định một bệnh nhân dương tính Covid-19. “Khi có bệnh nhân dương tính chúng tôi là đơn vị khẳng định cuối cùng” – GS.TS Đặng Đức Anh cho biết.
Ngoài ra, đối với một số tỉnh thành chưa đủ điều kiện, cơ sở vật chất để xét nghiệm Covid-19 thì các mẫu bệnh phẩm đều được gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm.
Vào thời điểm hiện nay, mỗi ngày, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận được hàng trăm mẫu bệnh phẩm và bắt buộc phải hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Thông thường, mỗi mẫu bệnh phẩm, Viện sẽ tiến hành xét nghiệm từ 5 – 9 tiếng. Trong đó gồm nhiều công đoạn như: Nhận bệnh phẩm, xử lý bệnh phẩm, tách chiết, cho vào máy chạy…
Chỉ cần xét nghiệm 1 lần là xác định được có mắc bệnh hay không
Đối với những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chỉ cần làm xét nghiệm 1 lần để xác định được người đó có mắc bệnh hay không. “Một lần là có thể khẳng định được rồi” – GS.TS Đặng Đức Anh khẳng định.
Nói về khả năng các mẫu xét nghiệm cho kết quả khác nhau, ông Đặng Đức Anh cho rằng, việc đó còn tùy vào thời điểm chúng ta lấy mẫu. Ví dụ như sau 14 ngày, sau 21 ngày…
Thường thì các bệnh nhân dương tính với vi rút SARS-COv-2 sẽ được đưa vào bệnh viện để điều trị. Khi có kết quả điều trị tốt sẽ tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm lần 1, lần 2. Nếu 2 xét nghiệm đó cho kết quả âm tính thì bệnh nhân đó được ra viện.
Đối với các trường hợp bệnh nhân chưa có biểu hiện nhưng đã nhiễm vi rút, ông Đặng Đức Anh cho rằng chủ yếu là thời gian chúng ta lấy mẫu xét nghiệm. Thường khi nhiễm bệnh sau 3 ngày thì tải lượng vi rút mới lớn, lúc đó chúng ta thực hiện xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Thế Công (toquoc.vn)