Thận là cơ quan giải độc, nếu thận có vấn đề sẽ làm tổn thương tinh thần và thể chất của con người, tuy nhiên thận nằm ở vị trí tương đối ẩn trong cơ thể nên khi thận bị bệnh rất khó phát hiện.
Nếu suy giảm chức năng thận suy giảm, cơ thể sẽ xuất hiện “2 đen 2 hôi”.
Thận được xem là một trong 5 cơ quan quan trọng nhất đối với sức khỏe con người, tương ứng với ngũ tạng là tâm – can – tỳ – phế – thận. Theo đó, thận đảm nhận chức năng lọc, đào thải chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.
Bên cạnh đó, thận còn có nhiệm vụ điều tiết nồng độ chất điện giải, kiểm soát huyết áp và tham gia điều tiết sản sinh hồng cầu. Ngoài ra, thận còn giúp cơ thể tái hấp thu nước, các axit amin và sản xuất ra các hormone điều hòa cơ thể. Nếu chức năng thận kém đi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ bài tiết, gây ra hàng loạt các dấu hiệu bất thường.
Dấu hiệu thận bị suy giảm?
Hai đen
1. Quầng mắt chuyển sang màu đen
Quầng mắt chuyển sang màu đen là dấu hiệu thận gặp vấn đề.
Hiện nay có rất nhiều người bị thâm quầng mắt, đa số đều nghĩ là do thức khuya, nhưng nếu chất lượng giấc ngủ tốt mà tình trạng thâm quầng vào buổi sáng rõ rệt, vậy chứng tỏ trong cơ thể bạn đang tiềm ẩn một số bệnh lý liên quan đến thận. Bởi vì chất độc và rác thải trong cơ thể chưa được đào thải ra ngoài kịp thời, sẽ tạo điều kiện cho chất độc lưu lại trong da và m.áu, hơn nữa da mắt vốn mỏng hơn nên đặc biệt sẽ thấy rõ các cặn melanin, thâm quầng mắt rõ ràng hơn.
2. Tai chuyển sang màu đen
Trong y học Trung Quốc, tai và thận có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Trong y học Trung Quốc, tai và thận có mối quan hệ mật thiết với nhau, có thể nói tai là bộ phận bên ngoài của thận và cũng là nơi phản ánh sức khỏe của thận. Nếu thận bị suy giảm chức năng, không đào thải được chất độc ra khỏi cơ thể kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông m.áu và trao đổi chất bình thường. M.áu quanh tai cũng sẽ bị ảnh hưởng khiến tai có hiện tượng thâm đen, nếu hiện tượng này ngày càng nghiêm trọng, chứng tỏ các vấn đề liên quan đến thận tương đối nguy hiểm.
Hai hôi
1. Bàn chân có mùi hôi
Bàn chân có mùi đặc biệt khó chịu, tức là thận đang hoạt động không bình thường.
Bàn chân có mật độ kinh lạc dày đặc nhất trên cơ thể, sức khỏe của hầu hết các cơ quan trên cơ thể có thể được phản ánh từ bàn chân. Nếu bình thường đi giày và tất mà chân không bị hôi, đặc biệt sạch sẽ. Nhưng ngược lại bàn chân có mùi đặc biệt khó chịu, tức là thận đang hoạt động không bình thường, chất độc và rác tích tụ trong cơ thể gây ra mồ hôi chân bất thường và khiến bàn chân có mùi.
2. Nước tiểu có mùi hôi
Những người có cơ thể tương đối khỏe mạnh thường có nước tiểu màu vàng nhạt và không có mùi hôi, nhưng nếu thiếu nước trong cơ thể mà nước tiểu có màu vàng, có nhiều bọt, thậm chí kèm theo mùi hôi thì có nghĩa là chức năng thận bị suy giảm. Kiến nghị mọi người lúc này nên đến bệnh viện khám để kịp thời có biện pháp phòng tránh.
Nếu thiếu nước trong cơ thể mà nước tiểu có màu vàng, có nhiều bọt, thậm chí kèm theo mùi hôi thì có nghĩa là chức năng thận bị suy giảm.
Nhìn chung, các dấu hiệu thận yếu thường không rõ rệt và đặc thù. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng trên xuất hiện, kiện nghị mọi người cần đi khám và kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân. Bên cạnh đó, nên định kỳ thực hiện xét nghiệm tầm soát các bệnh lý về thận để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý tại cơ quan này, tránh bệnh diễn tiến trầm trọng, gây hậu quả đáng tiếc.
Nguyên tắc chung để phòng bệnh thận là:
– Cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol;
– Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp;
– không hút t.huốc l.á vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn;
– Tập thể dục thể thao mỗi ngày;
– Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu;
– Khi thận bị suy, tùy theo mức độ suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm;
– Dùng thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu m.áu… theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Cách phát hiện sớm thận ứ nước
Thân ư nước la tổn thương làm cho thân bi gian va sưng to. Ứ nươc co thê chi ơ môt bên thân hoăc ơ ca hai bên. Bệnh có thể gây suy giam chưc năng thân, gây tổn thương cấu trúc tế bào thận.
Các tổn thương này có thể hôi phuc nếu giải quyết nhanh, thận hết ứ nước. Trái lại, nếu thận ứ nước kéo dài nhiều tuần, tổn thương là vĩnh viễn. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm rất quan trọng.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây bệnh
Co nhiêu nguyên nhân gây ứ nước ở thận: sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản; nếu là soi nhỏ, nó di chuyển từ thận xuống bàng quang, nhưng nếu hon soi qua to se gây tăc nghen niệu quản, làm cho nước tiểu ư lai trên chỗ tắc; trong khi thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không xuống được bàng quang nên thận bị ứ nước, giãn to.
Niệu quản bị hẹp do vết sẹo mổ lấy sỏi thận trước đó cũng gây tắc nghẽn làm thận ứ nước. Ung thư bàng quang, soi bàng quang, cô bang quang co bât thương cũng gây tắc nghẽn lối nước tiểu từ quàng quang ra niệu đạo, kết quả là nước tiểu ứ lại từ bàng quang, làm thận bị ứ nước. Niệu đạo hẹp do bị viêm nhiễm, do sỏi cũng gây ứ nước thận.
Các khối u từ bên ngoài đường tiết niệu chen ep niệu quản và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến t.iền liệt, phụ nữ mang thai, sa tư cung… Rôi loan chưc năng cua bang quang do u não, tổn thương tủy sống hoặc những khối u, bệnh đa xơ cứng và bệnh đái tháo đường… gây trao ngươc bang quang niêu quan lam thân ư nước.
Thận ứ nước có thể gây suy giảm chức năng thận và gây tổn thương cấu trúc tế bào thận.
Dấu hiệu của thận ứ nước
Biểu hiện của thận ứ nước tùy thuộc vào sự tắc nghẽn là cấp tính hay mạn tính, tắc một bên hay tắc hai bên, vị trí tắc thấp hay cao, có nhiễm khuẩn kết hợp hay chỉ ứ nước đơn thuần. Nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm chỉ tình cờ phát hiện khi đi siêu âm hay khám sức khỏe định kỳ, hoặc người bệnh đi khám vì nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận.
Hay gặp nhất là đau mỏi, tức hông lưng do thận bị căng giãn. Đau thường khởi phát khu trú ở vùng mạng sườn hay hông lưng rồi lan xuống, ra sau. Có thể đau 2 bên nếu tắc nghẽn cả 2 bên và đau tăng lên khi có n.hiễm t.rùng. Người bệnh có thể bị sốt rét run từng đợt khi có nhiễm khuẩn.
Có thể bị rối loạn đi tiểu như tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu m.áu, tiểu đục nếu có nhiễm khuẩn. Thận to là dấu hiệu thường gặp, có thể phát hiện qua khám lâm sàng. Thay đổi số lượng nước tiểu, có thể tăng lên trên 2 lít/ngày hoặc tiểu ít, vô niệu nếu tắc nghẽn niệu quản hoàn toàn cả hai bên.
Ngoài ra, người bệnh bị tăng huyết áp, một số người bệnh có biểu hiện của suy giảm chức năng thận nặng và không hồi phục là phù, da xanh, niêm mạc nhợt biểu hiện tình trạng thiếu m.áu.
Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán sớm thận ứ nước là rất quan trọng vì đa số trường hợp tắc có thể điều trị được và nếu chậm trễ trong điều trị có thể gây tổn thương thận không phục hồi. Bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân bị thận ứ nước là dựa vào triệu chứng của bệnh nhân hoặc dưa vào dấu hiệu khi khám thực thể.
Một quả thận bị ứ nước đôi khi có thể sờ được ở vùng hông. Đặc biệt là thận bị ứ nước nhiều ở trẻ sơ sinh, t.rẻ e.m và người gầy. Một bàng quang trướng lên đôi khi có thể sờ được ở vùng bụng dưới. Bác sĩ cũng có thể dựa vào xét nghiệm để chẩn đoán. Đặt ống dẫn lưu bàng quang thường là nghiệm pháp chẩn đoán đầu tiên được tiến hành ở bệnh nhân có cơn đau quặn thận, cảm giác đè nén ở vùng chậu hoặc trướng bụng.
Về điều trị, tùy tình trạng toàn thân của người bệnh, mức độ ứ nước, nguyên nhân gây ứ nước và chức năng thận suy giảm cấp tính hay mạn tính mà có phương pháp điều trị thích hợp cho từng người bệnh. Phương pháp điều trị thường dùng thuốc, phẫu thuật, dẫn lưu bể thận qua da, cắt bỏ thận, điều trị thận thay thế… để loại bỏ các yếu tố gây tắc nghẽn.
Để phòng ngừa bệnh thận ứ nước, cần chú ý không nên nhịn tiểu. Nên duy trì khám sức khỏe định kỳ hằng năm để phát hiện sớm bệnh, đặc biệt lưu ý ở các trường hợp có sỏi thận, u bướu vùng hố chậu…