Việc đốt than củi, than tổ ong sưởi ấm luôn tiềm ẩn rủi ro ngộ độc khí than (khí CO), ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là gây t.ử v.ong. Tại Hà Tĩnh đã xẩy ra nhiều trường hợp hết sức nguy hiểm.
Liên tiếp các ca ngộ độc khí than
Trong nhiều năm trở lại đây, rất nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra do ngộ độc khí than, thậm chí có các trường hợp t.ử v.ong.
Bà Mai Thị Hới và anh Bùi Văn Cường được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong tình trạng hôn mê sâu (Ảnh: L.M)
Sự việc gần đây nhất vào lúc 9 giờ 50 phút ngày 17/11/2020, Trạm Y tế xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh) tiếp nhận 4 bệnh nhân trong một gia đình, gồm: bà Mai Thị Hới (SN 1966), anh Bùi Văn Cường (SN 1995), chị Bùi Thị Vân (SN 1996) và cháu Bùi Thị Bé, mới sinh 2 ngày t.uổi. Các bệnh nhân sau đó được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa TX Kỳ Anh để nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc khí than. 2 trong 4 người nằm trong tình trạng hôn mê sâu, phải tiếp tục chuyển tuyến trên để điều trị. Đến chiều 19/11, anh Bùi Văn Cường vẫn đang ở tình trạng hôn mê sâu.
Chị Bùi Thị Vân nức nở kể lại: “Tối 16/11, vì mới sinh em bé được 2 ngày nên gia đình đốt than củi để hơ sưởi theo phong tục dành cho phụ nữ mới sinh. Diện tích phòng ở chỉ 6m 2 nhưng lại đóng kín cửa để tránh gió nên mới xảy ra sự việc trên”.
Căn phòng 6m 2 nhưng lại đóng kín khi sưởi than được cho là nguyên nhân chính dẫn tới việc gia đình chị Bùi Thị Vân bị ngộ độc khí than
Trước đó, ngày 4/12/2019, Khoa Cấp cứu chống độc – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận 2 bệnh nhân bị ngộ độc khí CO trong phòng kín. Bệnh nhân là bà Trần Thị X. (65 t.uổi) và chị Lê Thị D. (28 t.uổi) trú tại thị trấn Lộc Hà (huyện Lộc Hà) được người thân phát hiện trong tình trạng bất tỉnh, tím tái khi nằm trong phòng kín với nhiều khí CO từ lò than đặt ở dưới giường. Hai bệnh nhân nhanh chóng được đưa vào cấp cứu tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh. Rất may cả hai sau đó đều qua cơn nguy kịch.
Đáng buồn nhất là vào ngày 19/1/2017, cháu bé mới 4 ngày t.uổi ở Lộc Hà đã t.ử v.ong vì ngộ độc khí do người thân dùng than củi để sưởi ấm…
Qua những vụ việc diễn ra vừa qua cho thấy, các trường hợp ngộ độc khí than thường là bà mẹ sau sinh và những người lớn t.uổi dùng than củi để sưởi ấm. Với tâm lý chủ quan cộng với thiếu kiến thức sử dụng khí đốt nên đã xảy ra nhiều hậu quả thương tâm.
Hiểm họa khôn lường
Bác sĩ Võ Văn Phong, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế TX Kỳ Anh chia sẻ quan điểm về vụ việc đáng tiếc xảy ra trên địa bàn vào ngày 17/11/2020: “Sản phụ sau sinh, nhất là về mùa đông, cần giữ ấm nhưng nằm than nóng không nên khuyến khích vì có thể gây ra một số hậu quả như không điều tiết được than gây cháy, bỏng hoặc khi đốt than sẽ sản sinh ra nhiều khi CO hậu quả là gây ngộ độc cho mẹ, bé và người thân…”.
Thậm chí, những đ.ứa t.rẻ ngộ độc nhẹ, có thể dẫn tới còi cọc và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh…”
Bác sĩ Nguyễn Bá Trọng – Phó trưởng khoa Cấp cứu chống độc BVĐK tỉnh cho biết: “Việc sử dụng thiết bị đốt cháy nhiên liệu trong phòng kín như: máy phát điện, bếp than, lò than… sẽ tiêu thụ oxy rất nhanh, đồng thời sinh ra khí CO2 và CO. Khí CO2 gây ngạt thở còn CO gây ngộ độc, cả 2 khí tạo thành một hỗn hợp nguy hiểm. Trong thời gian rất ngắn, người ở trong phòng kín sẽ cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi và rơi vào hôn mê, nguy hiểm.
Nạn nhân bị ngộ độc khí CO có các dấu hiệu như nhức đầu, chóng mặt, yếu cơ, buồn nôn, ói mửa, đau ngực, mất ý thức. Với những người đang ngủ hoặc say rượu, nạn nhân có thể t.ử v.ong mà không có biểu hiện nào”.
Cũng theo bác sỹ Trọng, khi nghi ngờ nạn nhân có tiếp xúc với khí CO như lò sưởi, bếp than, người nhà cần làm thông thoáng không khí trước khi đi vào vùng nhiễm độc. Mang mặt nạ phòng độc hoặc khẩu trang ẩm, nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, đề phòng khả năng nổ của không khí giàu khí CO.
Oxy được xem là “thuốc giải độc” cho các trường hợp ngộ độc khí CO, khi sơ cứu, người nhà nếu được thì cho nạn nhân thở mặt nạ oxy ngay. Nếu nạn nhân bị ngưng hô hấp tuần hoàn, cần phải cấp cứu ngừng tuần hoàn và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Bé Nguyễn Chính Mạnh đang tập đi, sức khỏe ổn định
Vượt qua những giây phút cam go nhất một cách thần kì, sau những ngày dài nằm ở phòng hồi sức tích cực, tính mạng của bé Chính Mạnh đã giữ được. Hiện bé đang tập phục hồi chức năng.
Chúng tôi gặp lại bé Nguyễn Chính Mạnh. nhân vật trong bài viết: “Chập điện cháy điều hòa: Chồng c.hết, vợ và hai con nhỏ bỏng nặng nguy kịch” tại Viện Bỏng Quốc gia khi bé vừa được chuyển lên khoa phục hồi chức năng. Mặc dù tính mạng bé đã giữ được nhưng những di chứng sau này vẫn còn nhiều điểm đáng lo ngại.
“Mạnh đã trải qua 4 lần phẫu thuật cấy ghép da. Cháu đang tập đi lại, tuy nhiên những vết bỏng để lại sẹo nhiều ở vùng chân khiến cháu đi khó khăn hơn, còn đau rát nhiều”, chị Thúy, mẹ bé chia sẻ.
Bé Mạnh đang tập đi sau chuỗi ngày dài phẫu thuật
Như Báo VietNamNet đã đưa tin, vụ chập điện cháy nhà ở Hà Tĩnh xảy ra vào sáng ngày 16/4. Hậu quả khiến cả gia đình bị bỏng nặng phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Sau một thời gian điều trị tại Khoa cấp cứu Viện bỏng Quốc gia, dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng anh Nguyễn Chính Duẩn (37 t.uổi) và con gái út Nguyễn Ngọc An Nhiên đã không qua khỏi. Bé Nguyễn Chính Mạnh cùng mẹ may mắn giữ được tính mạng. Chị Thúy bị bỏng nhẹ nên đã sớm được xuất viện.
Ngay sau khi hoàn cảnh của gia đình được đăng tải trên báo VietNamNet, đông đảo bạn đọc đã bày tỏ sự quan tâm, kịp thời giúp đỡ. Qua Báo VietNamNet, bạn đọc ủng hộ số t.iền hơn 500 triệu đồng được chúng tôi trao trước đó.
Lần này gặp lại, chị Thúy vẫn không quên nhắc lại: “Cháu Mạnh được như ngày hôm nay là nhờ sự cứu chữa nhiệt tình của các bác sĩ, sự chung tay của nhà hảo tâm. Gia đình không biết nói gì ngoài cảm ơn đến tất cả mọi người”.