B.é g.ái 2 t.uổi bị viêm phổi nặng vì mẹ chậm trễ đi khám do sợ lây nhiễm Covid-19

Người mẹ cho biết con gái mình bị bệnh kéo dài 3 tuần nay, mới đầu chỉ ho sổ mũi, mua thuốc uống hoài không giảm, nhưng không dám đi bác sĩ vì sợ đến chỗ đông người sẽ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.

Chiều ngày 23/3, Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức (TP. HCM) cho biết đang điều trị cho một b.é g.ái bị viêm phổi nặng vì mẹ không dám cho con đi khám do sợ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, b.é g.ái tên Lê N. N. U. (24 tháng t.uổi, Trung An, Mỹ Tho, T.iền Giang) bị ho, khó thở nên mẹ đưa đến khám bác sĩ.

Khai thác thêm thông tin, người mẹ cho biết bé U. bị bệnh kéo dài 3 tuần nay, mới đầu chỉ ho sổ mũi, mua thuốc uống hoài không giảm, nhưng không dám đi bác sĩ vì sợ đến chỗ đông người bị lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Nay thấy bé thở mệt quá, mẹ mới đ.ánh liều đưa đi bác sĩ.

be gai 2 tuoi bi viem phoi nang vi me cham tre di kham do so lay nhiem covid 19 12e 4783802

Bệnh viện Thủ Đức đang điều trị cho b.é g.ái.

Khi bác sĩ khám cho bé, nhìn thấy lồng ngực rút lõm nhiều khi hít vào. Bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị viêm phổi nặng, khò khè nhiều, cần nhập viện điều trị. Theo bác sĩ, đây là một trường hợp bị bệnh nhưng để quá lâu, không đi khám bệnh sớm, tự ý điều trị tại nhà nên trở nặng.

Bác sĩ khuyến cáo, trong mùa dịch Covid-19, sự cẩn thận là cần thiết, nhưng người dân không nên quá lo lắng, hoang mang, không nên vì sợ mà không đi khám bệnh, bỏ qua thời gian vàng lúc bệnh chưa phát tán nặng trong cơ thể để kịp thời chữa trị, đặc biệt với bệnh mãn tính cần tái khám theo lịch để theo dõi sức khỏe.

Dịch bệnh Covid-19 chủ yếu lây qua đường hô hấp thông qua dịch tiết xuất phát từ người mang mầm bệnh ho, khạc, hắc hơi.

Vì vậy, để tránh lây nhiễm ở một số nơi tập trung đông người hơn lúc nào hết người dân phải rửa tay sạch sẽ thường xuyên, mang khẩu trang đúng cách. Không đưa tay dụi mắt, mũi miệng khi chưa rửa tay, thức ăn phải nấu chín.

Mỗi người là một lá chắn phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, nên mọi người hãy cùng đồng lòng chung sức vượt qua trận dịch này, đó là trách nhiệm của tất cả chúng ta, từ người lớn đến t.rẻ e.m.

Tứ Quý

Sử dụng kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể để thắp sáng lên tia hi vọng cuối cùng, cứu sống bệnh nhân nhi viêm phổi nặng

Nhờ có sử dụng kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) cứu sống bệnh nhân nhi 14 tháng t.uổi trong tình trạng suy hô hấp/ viêm phổi rất nặng. Theo các bác sĩ nếu không dùng kỹ thuật ECMO tiên lượng tỷ lệ t.ử v.ong của bé là 100%.

Trẻ vào viện được tiên lượng rất nặng

Đêm ngày 15/12/2019, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Phúc K.(14 tháng t.uổi), cân nặng 7kg, (Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Trẻ nhập viện trong tình trạng thở gắng sức, tím nhẹ, phải thở máy không xâm nhập.

Sau nhập viện, trẻ có diễn biến bệnh tiến triển nặng, không đáp ứng, phải thở máy xâm nhập, tình trạng CO2 trong khí m.áu tăng cao, được chỉ định thở máy cao tần (HFO). Tuy nhiên, tình trạng trẻ vẫn không cải thiện nhiều, lâm sàng tiến triển xấu, CO2 trong khí m.áu tăng lên rất cao sau điều trị nội khoa tích cực không giảm. Tiên lượng bệnh nhân rất nặng.

su dung ky thuat tuan hoan ngoai co the de thap sang len tia hi vong cuoi cung cuu song benh nhan nhi viem phoi nang ba0fbb

Trẻ vào viện tiên lượng rất nặng nên cuối cùng phải dùng kỹ thuật ECMO để cứu sống.

Qua hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định dùng kỹ thuật ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể) để cung cấp oxy qua màng ngoài cơ thể, từ đó chuyển m.áu có oxy vào hệ tuần hoàn trong cơ thể cung cấp oxy cho mô và các cơ quan trong cơ thể trẻ.

Sau khi kết nối được với hệ thống ECMO, m.áu có oxy được chuyển vào hệ tuần hoàn để cung cấp oxy cho mô và các cơ quan trong cơ thể trẻ được đảm bảo, lượng CO2 trong khí m.áu giảm xuống. Thắp sáng lên tia hi vọng cuối cùng để cứu sống bệnh nhân nhi.

Trong thời gian thực hiện kỹ thuật ECMO, các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu phải thường xuyên theo dõi, túc trực, điều chỉnh liên tục theo diễn biến bệnh để tìm phương án tối ưu nhất cứu trẻ.

Sau 1 tuần chạy ECMO, sức khỏe của trẻ được cải thiện, chức năng phổi tốt lên, khí m.áu CO2 về giá trị sinh lý bình thường. Các bác sĩ tiến hành cai ECMO, sau cai ECMO, trẻ vẫn được thở máy, điều trị nội khoa tích cực giúp trẻ tiến triển tốt, tiến hành rút máy thở cho trẻ tự thở.

Hiện tại sau 10 ngày điều trị tích cực không ngừng nghỉ của cả tập thể Khoa Hồi sức cấp cứu đến nay trẻ đã tỉnh, tự thở khí trời, dấu hiệu sinh tồn ổn định, ăn sữa hoàn toàn, có thể xuất viện trong tuần tới.

su dung ky thuat tuan hoan ngoai co the de thap sang len tia hi vong cuoi cung cuu song benh nhan nhi viem phoi nang 233c9d

Sau thời gian điều trị trẻ qua cơn nguy kịch, đang được chăm sóc và hồi phục tại bệnh viện.

Nếu không kịp thời dùng kỹ thuật ECMO, tiên lượng tỷ lệ t.ử v.ong của bé là 100%

BSCKII Đinh Thị Lan Oanh (PGĐ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết, trường hợp bé K.(14 tháng t.uổi) bị biến chứng suy hô hấp/ viêm phổi/ bệnh phổi mạn không đáp ứng điều trị nội khoa tối ưu – tích cực thì ECMO là lựa chọn cuối cùng có khả năng cứu sống người bệnh. Nếu không được hỗ trợ kịp thời bằng ECMO, tiên lượng tỷ lệ t.ử v.ong của bé là 100%.

Đây là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân bị suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng. Máy sẽ thay tim hoạt động bình thường, bảo đảm m.áu truyền đến các cơ quan trong cơ thể.

Để thực hiện kỹ thuật ECMO cần có một ekip các bác sĩ, kỹ thuật viên vận hành máy liên tục trong suốt thời gian chạy máy. Ekip bác sĩ mạch m.áu có nhiệm vụ đặt hệ thống canulas vào mạch m.áu của bệnh nhân để kết nối máy với bệnh nhân. Bác sĩ Ngoại khoa mạch m.áu sẽ rút hệ thống canulas khi bệnh nhân ổn định cai được máy ECMO.

Đây là trường hợp bệnh nhi đầu tiên được thực hiện kỹ thuật ECMO tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, việc triển khai thành công sẽ giúp việc xử lý các ca bệnh khẩn cấp kịp thời, mang lại cơ hội sống cho nhiều trẻ t.rẻ e.m mắc bệnh hiểm nghèo.

Theo baodansinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *