Sớm nhất cũng phải đến cuối năm 2020 mới có vắc xin chống Covid-19

Các dự án vắc xin, hướng nghiên cứu vắc xin chống Covid-19 là những nội dung được TS – dược sĩ Phạm Đức Hùng, TS – dược sĩ Bạch Đức Hiệp chia sẻ. Họ là 2 nhà khoa học Việt đang làm việc tại Mỹ.

som nhat cung phai den cuoi nam 2020 moi co vac xin chong covid 19 0ad 4782843

Sớm nhất đến cuối 2020 mới có thể có vắc xin chống Covid-19 – Ảnh Getty Images

Mong chờ vắc xin chống Covid-19 là tâm trạng chung của cả giới nghiên cứu và người dân. Thanh Niên phỏng vấn 2 nhà nghiên cứu người Việt tại Mỹ về các dự án vắc xin này, là TS – dược sĩ Phạm Đức Hùng, Bệnh viện Nhi Cincinnati Ohio, Mỹ; và TS – dược sĩ Bạch Đức Hiệp, chuyên gia phản biện cho hơn 20 tạp chí khoa học quốc tế lĩnh vực sinh học phân tử khi mới 29 t.uổi.

Câu hỏi trong bài được bạn đọc và phóng viên gửi tới 2 nhà nghiên cứu trong thời gian qua.

Xin ông cho biết, cấu trúc của virus SARS-CoV-2 và nguyên tắc tạo vắc xin chống virus này là gì?

TS – dược sĩ Phạm Đức Hùng: Có khoảng 20 phân tử protein là những thành phần tạo nên cấu trúc của virus này. Hình 1 cho thấy, 1 cấu trúc được vẽ ra của coronavirus: lõi của SARS-CoV- 2 có 1 đoạn RNA kết hợp với capsid protein gọi là nucleocapsid. Nó được bao bọc bằng 1 màng lipid (mỡ) bên ngoài – đây chính là lý do mà rửa tay bằng xà phòng là cách diệt virus tốt nhất vì ta hòa tan lớp mỡ của nó, virus sẽ c.hết.

Trên lớp mỡ này có một số protein quan trọng cho chức năng của virus, ví dụ protein gai nhọn mà SARS-CoV- 2 dùng để bám và xâm nhập vào tế bào vật chủ ở người.

Theo nguyên tắc phát triển vắc xin, virus bị bất hoạt hoặc một vài thành phần của virus sẽ được đưa vào cơ thể người để các tế bào miễn dịch tiếp xúc đợt đầu, sinh kháng thể và tạo tế bào miễn dịch trí nhớ để lưu lại cách diệt virus. Khi lần tiếp xúc với virus thật xảy ra, tế bào miễn dịch trí nhớ phản ứng mạnh mẽ và diệt virus nhanh chóng.

som nhat cung phai den cuoi nam 2020 moi co vac xin chong covid 19 9ab 4782843

TS – dược sĩ Bạch Đức Hiệp, chuyên gia phản biện cho hơn 20 tạp chí khoa học quốc tế lĩnh vực sinh học phân tử khi mới 29 t.uổi – Ảnh NVCC

WHO đã công bố danh sách 41 ứng viên vắc xin đang được phát triển

Xin các ông cho biết sơ lược về các hướng và tình hình phát triển vắc xin chính chống Covid-19?

TS – dược sĩ Bạch Đức Hiệp: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố danh sách 41 ứng viên vắc xin đang được phát triển. Hiện, các hướng chính và tình hình phát triển vắc xin chính chống SARS-CoV- 2 có thể tổng hợp như sau:

Thứ nhất, vắc xin mRNA-1273 của Moderna Inc.

Vắc xin này là một RNA thông tin (tên là mRNA-1273) mã hoá một phần của protein gai nhọn. Khi tiêm vào cơ thể, cơ thể sẽ tạo kháng thể chống protein gai nhọn này và ngăn quá trình xâm nhập của virus. Sản phẩm của Công ty Moderna Inc., đã được thử nghiệm thành công trên động vật và gần đây nhất, ngày 16.3, vắc xin thử nghiệm này đã được tiêm cho 45 người khoẻ mạnh trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I chống Covid-19.

Nghiên cứu được tiến hành tại Kaiser Permanente Washington Health Research Institute (KPWHRI) (Seattle, Mỹ). Nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin về liều lượng, tính an toàn, độc tính và khả năng đáp ứng miễn dịch. Nếu thành công sẽ tiếp tục thử nghiệm giai đoạn 2 và 3 trước khi ra thị trường.

Thứ hai, INO-4800 từ Inovio.

Là công ty tiên phong trong việc phát triển vắc xin nói chung và vắc xin chống Covid-19 nói riêng. Từ khi nhận được trình tự di truyền của SARS-CoV- 2, Inovio đã nhanh chóng phát triển mô hình vắc xin INO-4800 dùng phần mềm máy tính. Inovio gọi các vắc xin của họ là các thuốc DNA, vắc xin được phát triển bằng cách tối ưu hoá các plasmid DNA tạo đáp ứng miễn dịch tốt cho cơ thể.

Họ liên tục nhận được tài trợ lớn từ cơ quan quốc phòng của Mỹ hoặc liên minh phòng dịch của Mỹ. Gần đây nhất, họ vừa nhận được gói tài trợ 5 triệu đô từ tổ chức Bill và Melinda Gates của tỉ phú Bill Gates và phu nhân để phát triển công cụ đưa vắc xin INO-4800 vào dưới da tăng cường hoạt tính của vắc xin.

Thứ ba, vắc xin phát triển cho người già

Tỷ lệ t.ử v.ong trung bình của người nhiễm Covid-19 là 2 – 4%. Tuy nhiên, tỷ lệ t.ử v.ong cho người cao t.uổi rất lớn, từ 8 – 15%. Người lớn t.uổi và người có bệnh nền thường có hệ miễn dịch suy yếu nên là đối tượng bị tấn công mạnh của virus. Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Boston, Mỹ đang phát triển 1 loại vắc xin dành cho các đối tượng có nguy cơ cao này.

Cùng nguyên tắc là dùng protein gai nhọn của SARS-CoV- 2 để tạo kháng thể, tuy nhiên, họ tập trung phát triển tá dược (là chất đi cùng với protein gai nhọn). Dùng mô hình tế bào đặc hiệu cho người cao t.uổi, bệnh viện này sàng lọc các tá dược có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch lâu dài riêng cho người cao t.uổi.

Việc phát triển tá dược để tăng cường hệ miễn dịch có thể tiết kiệm chi phí trong thời gian dài vì chi phí sản xuất kháng nguyên (protein gai nhọn) là rất lớn.

Thứ tư, các loại vắc xin từ Trung Quốc có thể đưa vào thử nghiệm trên người vào tháng 4.

Các phòng thí nghiệm tại Trung Quốc phát triển vắc xin dựa vào nhiều nguyên tắc: sử dụng virus đã bất hoạt; kỹ thuật di truyền để tạo các protein virus; và điều chỉnh các vắc xin đã dùng cho cúm mùa để diệt 2019-nCoV.

Họ đạt được nhiều thành công bước đầu trên thử nghiệm cho động vật và sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người vào tháng 4 này.

Thứ năm, vắc xin mRNA từ kỹ thuật STARR.

Công ty Arcturus kết hợp với Đại học Duke giới thiệu một phương pháp phát triển vắc xin mới gọi là kỹ thuật STARR. Trong kỹ thuật này, mRNA mã hoá virus có khả năng tự sao chép sẽ được đưa vào cơ thể bằng tiểu phân nano.

Nhờ vậy, mRNA này có thể tạo ra protein virus và kích hoạt miễn dịch nhanh chóng và liều dùng của loại vắc xin mới này cũng sẽ được giảm hơn nhiều lần so với vắc xin mRNA truyền thống. Nghiên cứu đang được tiến hành trên mô hình động vật.

som nhat cung phai den cuoi nam 2020 moi co vac xin chong covid 19 5f0 4782843

TS – dược sĩ Phạm Đức Hùng, Bệnh viện Nhi Cincinnati, Ohio, Mỹ. – Ảnh NVCC

Áp dụng bài học từ phát triển thuốc chống HIV để thuốc có thể đến được với nhiều bệnh nhân có thu nhập khác khau

Vậy, vắc xin chống SARS-CoV- 2 sẽ đắt hay rẻ, thưa 2 nhà nghiên cứu?

TS – dược sĩ Phạm Đức Hùng: Quá trình phát triển vắc xin hay thuốc nói chung thường đòi hỏi đầu tư lớn tới hàng tỉ USD và công ty thường có thời gian độc quyền cho sản phẩm khoảng 10 năm. Một điều có thể làm mọi người lo ngại là nền công nghiệp vắc xin mỗi năm đem về khoảng 60 tỉ USD sẽ tạo ra một vắc xin với giá cả hợp lý cho người dùng.

Trong khi giá vắc xin các loại bệnh truyền nhiễm như cúm mùa, viêm gan A, viêm gan B có sự chênh lệnh khá lớn, từ 15 – 220 USD, lời giải trực tiếp cho câu hỏi về giá của vắc xin phòng Covid-19 có lẽ cần chờ đến khi thực sự có vắc xin ra thị trường. Vì giá cả phụ thuộc vào quá trình đầu tư, sinh lợi của công ty, các yếu tố sản xuất, thời gian độc quyền biệt dược và điều hành của nhà nước.

Tuy nhiên, nguồn tài trợ chủ yếu cho vắc xin chống Covid-19 đa phần từ chính phủ, liên minh đổi mới phòng dịch và cơ quan từ thiện, tiếng nói của công ty vào việc định giá sẽ giảm đi.

Bên cạnh đó, còn điều gì có thể giúp giảm giá vắc xin chống Covid-19 không?

DS – tiến sĩ Bạch Đức Hiệp: Nếu áp dụng bài học từ phát triển thuốc chống HIV để thuốc có thể đến được với nhiều bệnh nhân có thu nhập khác khau. Ban đầu, khi các thuốc kháng HIV được đưa ra thị trường, các công ty đã độc quyền cho mức giá trị liệu 15.000 – 20.000 USD/bệnh nhân/1 năm, quá đắt cho bệnh nhân ở các nước đang phát triển.

Sau chiến dịch toàn cầu nhằm thay đổi tình hình, hiện các công ty đã đăng ký bằng sáng chế cho các liệu pháp trị HIV vào Khối bằng sáng chế thuốc chung (Medicines Patent Pool) theo đề nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Khối bằng sáng chế thuốc chung là một chiến lược được Liên Hợp Quốc hỗ trợ, cho phép các nhà sản xuất thuốc gốc được sản xuất thuốc giá cả thấp. Nhờ chiến lược này, thuốc HIV đã được cung cấp tới tay của hơn 90% bệnh nhân ở các nước có thu nhập thấp, vì giá thuốc được giảm từ 20.000 USD còn 75 USD cho 1 năm trị liệu.

Chính vì vậy, Khối bằng sáng chế thuốc chung hoàn toàn có thể được áp dụng cho trường hợp của vắc xin hay thuốc chống Covid-19.

Hiện tại, ở trong nước, có nhiều người rủ nhau đi tiêm vắc xin ngừa cúm để giảm nguy cơ nhiễm Covid-19. Vậy, vắc xin cúm mùa có tác dụng chống Covid-19 hay không?

TS – dược sĩ Phạm Đức Hùng: Câu trả lời là không, vì cấu trúc của virus gây cúm mùa và Covid-19 này là khác nhau. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin ngừa cúm mùa có lợi vì đầu tiên sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh cúm mùa tốt hơn. Ngoài ra, nếu cơ thể bị bệnh cúm mùa thì sẽ mệt mỏi và yếu đi, có thể dễ bị các bệnh khác, ví dụ như Covid-19, hoặc khi đang mắc cúm mùa mà mắc luôn Covid-19 thì sẽ dễ bị biến chứng nặng hơn.

Với sự đầu tư mạnh mẽ từ chính phủ, các công ty và tổ chức, các chương trình nghiên cứu vắc xin chống Covid-19 đang đẩy nhanh quá trình một cách kỷ lục và tiến triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, dù có đẩy mạnh quá trình phát triển bằng cách rút ngắn thời gian thử nghiệm t.iền lâm sàng, một vắc xin chống SARS-CoV- 2 sớm nhất sẽ chỉ có thể ra mắt vào cuối năm 2020. Thế nên, các biện pháp phòng tránh, cách ly và tự nâng cao hệ miễn dịch bản thân bằng cách điều chỉnh sinh hoạt sao cho hợp lý nhất vẫn là quan trọng hàng đầu trong công cuộc chống dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay.

TS – dược sĩ Bạch Đức Hiệp: Dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội. Làm việc tại trung tâm điều trị ung thư số 1 tại Mỹ – MD Anderson, Mỹ. Anh cũng nhận được cơ hội vào làm việc sau tiến sĩ tại Đại học Y Harvard lĩnh vực miễn dịch neutrophils. Đề tài nghiên cứu chính hiện tại của anh tập trung vào ung thư miễn dịch chuyển hóa.

– Chuyên gia phản biện cho hơn 20 tạp chí khoa học quốc tế (SCIE) với hơn 160 bản thảo đã bình duyệt. Hiện TS Hiệp là Phó tổng biên tập Tạp chí BMC Cancer (SCIE) lĩnh vực ung thư và miễn dịch.

– Đã công bố cá nhân 12 bài báo trên tạp chí quốc tế, trong đó, có các bài về ung thư, miễn dịch, tiểu cầu. Một số nghiên cứu công bố: Vai trò của tiểu cầu trong ung thư và kháng thuốc; Vai trò của exosomes và microRNAs trong ung thư kháng thuốc; Vai trò của tylophora alkaloids và các dẫn xuất trong việc điều chỉnh viêm, nhiễm virus và ung thư; Vai trò của BMP4 trong kháng thuốc và chuyển hóa ở tế bào ung thư phổi.

TS – dược sĩ Phạm Đức Hùng: Dược sĩ, Đại học Y dược TP.HCM. Làm việc tại Bệnh viện Nhi, Cincinnati, Ohio, Mỹ. Anh là chuyên gia về thuốc trị bệnh tự miễn và di truyền. Trước đó, luận án tiến sĩ tại Bỉ của anh làm về dược học phân tử và độc chất học di truyền.

– Đã công bố nhiều bài báo quốc tế về miễn dịch học, bệnh tự miễn và y dược học phân tử trên các tạp chí có hệ số ảnh hưởng cao như Proceedings of the National Academy of Sciences, Hepatology, Nature Scientific Reports. Một số bài đã công bố: Vai trò của chất chuyển hoá Lichen trong việc chống lại ký sinh trùng Plasmodium gây bệnh sốt rét; Đột biến mất chức năng của chất vận chuyển ABCC12 gây ra bệnh viêm gan tắc mật…

Chuyên gia y tế khuyên những việc cần làm khi bị ho, sốt, khó thở

Theo các bác sĩ, trong khi dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, việc xử lý khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở là hết sức quan trọng để đảm bảo sức khỏe của chính người bệnh và phòng chống lây nhiễm cho người thân, cộng đồng.

chuyen gia y te khuyen nhung viec can lam khi bi ho sot kho tho b7c 4779493

Ảnh minh họa: Internet

chuyen gia y te khuyen nhung viec can lam khi bi ho sot kho tho ba6 4779493

Nguồn: Bộ Y tế

HÒA THUẬN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *