Sự tương đồng giữa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và SARS-CoV gây SARS, khả năng tồn tại của virus… là những nội dung được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cập nhật.
1. Covid-19 có giống với SARS không?
Đây là vấn đề gây nhiều thắc mắc trong dân chúng kể từ khi tên SARS-CoV-2 được đặt cho loại virus corona mới gây bệnh Covid-19, cũng như tuyên bố về mối quan hệ “họ hàng” của 2 virus này.
Tuy nhiên WHO khẳng định 2 bệnh Covid-19 và SARS là khác nhau. 2 loại virus corona gây ra 2 bệnh có liên quan về mặt di truyền nhưng những gì chúng gây ra trên bệnh nhân hoàn toàn khác nhau.
SARS gây t.ử v.ong nhiều hơn nhưng ít lây nhiễm hơn Covid-19. Không có dịch SARS ở bất cứ nơi nào trên thế giới từ năm 2003.
Thay vì cố tìm hiểu thêm virus corona sống bao lâu trên các bề mặt, hãy làm điều đơn giản: lau sạch những gì bạn e rằng đã bị nhiễm bẩn – ảnh: THE JAKARTA POST
2. Con người có thể nhiễm Covid-19 và các virus corona khác từ động vật không?
Virus corona vốn là một họ virus lớn thường gặp ở động vật. Đôi khi một số người bị nhiễm những virus này từ động vật rồi lây sang người khác. Ví dụ, SARS-CoV gây bệnh SARS được liên kết với cầy hương, trong khi MERS-CoV có nguồn gốc từ lạc đà. SARS-CoV-2 gây Covid-19 cũng có thể như vậy nhưng cho đến nay, các nguồn gốc động vật có thể có của virus vẫn chưa được xác nhận.
Vì vậy, để bảo vệ bản thân, bạn cần cẩn trọng thực hiện các biện pháp phòng vệ đã được khuyến cáo khi đi đến chợ có bán động vật sống, gặp động vật lạ. Thịt, sữa và nội tạng động vật cần được xử lý đúng cách. Tốt nhất chỉ nên dùng thức ăn đã nấu chín.
3. Virus tồn tại bao lâu trên bề mặt?
Lời khuyên của WHO là đừng mải đi tìm con số chuẩn xác, mà hãy lo vệ sinh các bề mặt có thể bị nhiễm bẩn quanh bạn.
Không rõ virus gây ra Covid-19 tồn tại trên bề mặt bao lâu nhưng dường như nó hoạt động giống các virus corona khác. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy thời gian nó sống trên bề mặt là vài giờ cho đến vài ngày, tuy nhiên điều này có thể thay đổi trong các điều kiện khác nhau (loại bề mặt, nhiệt độ, độ ẩm…). Vì vậy, rất khó đi đến một con số cụ thể.
Cách dễ dàng nhất là dùng chất khử trùng lau mọi bề mặt mà bạn sợ rằng nó đã bị nhiễm bẩn. Ngoài ra nên nhớ rửa tay (bằng xà phòng, nước hoặc dung dịch chứa cồn) và tránh chạm tay lên mắt/mũi/miệng chính là cách để virus từ các bề mặt không tấn công được bạn.
Không có chuyện virus tự “nhảy” từ các bề mặt lên cơ thể bạn, mà phổ biến nhất là chúng được đưa đến mắt/mũi/miệng thông qua chính bàn tay của bạn.
A. Thư
Ngoài rửa tay, đây là những việc bạn cần làm để phòng lây nhiễm Covid-19 hiệu quả
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngoài việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng bạn có thể thực hiện các lời khuyên của chuyên gia y tế sau đây để ngừa nguy cơ mắc bệnh hiệu quả hơn.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, Covid-19 (SARS-CoV-2) là một họ virus lớn gây bệnh hô hấp từ cảm lạnh thông thường đến nặng, đe dọa tính mạng người bệnh như: Hội chứng hô hấp cấp tính (SARS-CoV) năm 2002 và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012. nCoV là chủng virus Corona mới chưa từng biết đến, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin phòng bệnh.
Tính đến thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 đã lan rộng ra 61 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 85.000 người nhiễm, trong đó gần 3000 trường hợp t.ử v.ong.
Biểu hiện nhiễm Covid-19
Cũng giống như các bệnh về đường hô hấp khác, Covid-19 có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Bệnh có thể nặng ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. Hiếm hơn, bệnh có thể gây t.ử v.ong. Người già và những người có bệnh lý nền trước như: tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,…thường có nguy cơ nhiễm và t.ử v.ong cao hơn.
Covid-19 có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Bệnh lây lan chủ yếu là tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt b.ắn tạo ra khi ho hoặc hắt hơi hoặc các xuất tiết từ mũi. Ngoài ra, Covid-19 có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi con người đưa tay dính virus cúm chạm vào mắt hoặc miệng, vì loại virus này phát triển mạnh mẽ trong môi trường niêm mạc mắt, mũi, miệng.
Do đó, việc rửa tay thường xuyên được Bộ Y tế khuyến cáo là biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh. Tuy nhiên, chỉ rửa tay thôi chưa đủ, bên cạnh thực hiện rửa tay với xà phòng sát khuẩn thường xuyên bạn cần thực hiện theo lời khuyên của chuyên gia y tế sau đây để ngừa nguy cơ mắc bệnh hiệu quả hơn.
Giữ gìn vệ sinh đường hô hấp
Cần giữ vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ để ngừa lây nhiễm Covid-19 hiệu quả hơn (Ảnh minh họa)
Do cơ chế lây lan của dịch bệnh, do đó các chuyên gia y tế khuyến cáo để phòng bệnh người dân cần giữ vệ sinh đường hô hấp tránh làm tổn thương, không để virus, vi khuẩn có cơ hội tấn công cơ thể bằng cách xịt họng hoặc súc họng bằng nước sát khuẩn để giữ cho cổ họng luôn sạch sẽ, tránh vi khuẩn, virus tấn công. Vì đặc tính khi thời tiết lạnh, niêm mạc họng bị tổn thương thì virus sẽ dễ tấn công cơ thể. Nên việc xịt họng hay súc họng bằng nước sát khuẩn giúp bảo vệ đường hô hấp khỏi sự tấn công của những loại virus gây bệnh.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đeo khẩu trang và đến các cơ sở y tế khám bệnh ngay khi có triệu chứng hô hấp. Che mũi, miệng khi có hắt hơi và ho, vứt các khăn giấy lau mũi miệng vào thùng rác riêng có nắp đậy. Giữ ấm cơ thể, đảm bảo chế độ ăn đầy đủ. Tránh tiếp xúc và tụ tập ở nơi đông người, nơi không thoáng khí. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp các vật nuôi, động vật hoang dã để ngừa Covid-19 hiệu quả.
Theo giadinhvietnam