Bệnh viện quận Thủ Đức (TPHCM) vừa tiến hành phẫu thuật giải áp cố định cổ cho một bệnh nhân bị yếu tứ chi do vẹo cột sống, hẹp ống sống nặng.
Bệnh nhân hồi phục vận động sau ca mổ.
Bệnh nhân L.A.K (sinh 1952) nhập viện khoa Nội tổng hợp với lý do suy kiệt, suy dinh dưỡng nặng. Sau đó bệnh nhân được chuyển qua khoa Ngoại thần kinh vì yếu tứ chi, hạn chế cử động. Tại đây, bệnh nhân đã được các bác sĩ chỉ định chụp MRI sọ não và MRI cột sống cổ.
Kết quả chụp sọ não không có gì bất thường nhưng MRI cột sống cổ lại cho thấy bệnh nhân bị vẹo cột sống sang bên phải, hẹp ống sống nặng từ C1 đến C5, tổn thương tủy cổ ngang mức C2 – C3. Nếu bệnh nhân không được phẫu thuật và điều trị sớm thì tình trạng sẽ xấu đi, có nguy cơ nằm liệt giường suốt phần đời còn lại.
Trước tình hình đó, các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh đã tiến hành hội chẩn với các khoa Nội tổng hợp, Nội tim mạch và khoa Dinh dưỡng để đưa ra phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân.
Theo đó, các bác sĩ đã thống nhất ý kiến là sẽ nâng tình trạng dinh dưỡng, thể trạng của bệnh nhân lên mức tốt hơn, chuẩn bị tốt cho cuộc phẫu thuật cố định cột sống cổ lối sau. Đây là cuộc phẫu thuật giải áp cố định cổ lối sau, bắt vít từ C1 đến C5.
Sau khi nâng thể trạng bệnh nhân lên mức cần thiết, cuộc phẫu thuật giải áp cố định cổ đã được thực hiện trong 4 tiếng đồng hồ. BS CKI. Trương Long Vỹ – Trưởng khoa Ngoại thần kinh cho biết, đây là một trường hợp khó đòi hỏi phải có phương tiện đầy đủ kể cả đội ngũ nhân viên và hồi sức sau mổ.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cải thiện các triệu chứng dần, kết hợp vật lý trị liệu và dinh dưỡng, đến nay bệnh nhân đã đứng được, có thể giơ được hai tay và hai chân, các triệu chứng đau, tê nhức các chi đã giảm.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu thấy có những dấu hiệu đau, tê cổ, vai, hạn chế vận động, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám sớm, phòng ngừa các biến chứng nặng hơn có thể xảy ra
Theo infonet
Bà mẹ ‘búp bê sứ’ cao 89cm mạo hiểm sinh con
Mặc dù mắc căn bệnh xương thủy tinh chỉ cao 89cm và cả đời sống dựa vào xe lăn, nhưng người mẹ này vẫn quyết định đ.ánh đổi tính mạng để sinh ra đứa con của mình.
Cô Hu Lu, 38 t.uổi, đến từ Hoàng Thạch, Trung Quốc vừa qua đã kể cho chúng tôi nghe về một trải nghiệm với tử thần của mình cách đây 3 năm trước, khi cô quyết định mạo hiểm sinh ra đứa con gái của mình, là kết tinh tình yêu giữa cô và người chồng bại liệt.
Từ nhỏ, cô Hu Lu đã mắc chứng xương giòn, hay còn gọi là bệnh xương thủy tinh. Căn bệnh này đáng sợ tới nỗi, cô Hu Lu có thể bị gãy xương chỉ sau một cái hắt hơi, đây cũng là lí do vì sao mà mọi người thường gọi cô với cái tên “búp bê sứ”.
Cô Hu Lu mắc căn bệnh “xương thủy tinh” chỉ cao 89cm và cả đời sống dựa vào xe lăn
Hu Lu cho biết, từ nhỏ đến lớn, cô đã trải qua hàng trăm lần gãy xương khiến toàn bộ khớp cơ thể bị biến dạng nghiêm trọng. Không những thế, cô còn mắc chứng còi xương và chiều cao cũng chỉ dừng lại ở mức 89 cm. Vì bị cong chân tay và vẹo cột sống, cô chỉ có thể dựa vào xe lăn điện để di chuyển ở nhà. Trong những năm qua, Hu Lu đã tích cực tham gia vào các cam kết phúc lợi công cộng và tình nguyện giúp đỡ người khuyết tật, người già trong khu vực.
Vào tháng 11 năm 2013, Hu Lu và người chồng hiện tại của cô, anh Duan đã gặp nhau trên trang web của người khuyết tật. Duan bị liệt chân trái và anh chỉ có thể đi tập tễnh bằng chân phải. Anh Duan bị thu hút bởi lòng chân thành và lạc quan từ cô Hu Lu. Sau bao nhiêu phản đối từ gia đình, tháng năm 2015 họ tổ chức đám cưới, chính thức về một nhà.
Hu Lu và anh Duan Nengkai đã gặp nhau và kết hôn từ trang web của người khuyết tật
Trước khi đến với anh Duan, cô Hu Lu từng có một cuộc hôn nhân và mang thai. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết đ.ứa t.rẻ sinh ra sẽ có khả năng cao mắc chứng xương giòn giống mẹ, vì thế mà cô đã phải từ bỏ con mình.
Ở lần kết hôn thứ 2 này, việc mang thai nằm ngoài kế hoạch của vợ và chồng. Nhận thấy được sự nguy hiểm của việc lựa chọn sinh con, anh Duan muốn vợ mình bỏ đ.ứa t.rẻ.
May mắn thay, vào tháng 1 năm 2016, bệnh viện thông báo xác xuất con chị Hu Lu bị di truyền từ cha mẹ là rất thấp, cùng với bản năng của người mẹ, cô quyết định giữ con. Những ngày sau đó, cô Hu Lu chỉ có thể ăn uống và sinh hoạt trên giường. Thậm chí, vào tháng thứ sáu của thai kỳ, cô buộc phải nằm nghiêng bên trái suốt một tháng, nếu không muốn thai nhi có thể làm vỡ xương của chính mình.
Cô Hu Lu chỉ có thể ăn uống và sinh hoạt trên giường suốt thời gian mang thai
Gần tới ngày sinh, các bác sĩ cho biết ca sinh con của cô Hu Lu quá gian nan, bởi người mẹ đã lớn t.uổi, mắc bệnh xương thủy tinh, vẹo cột sống, dị dạng xương chậu và rất nhiều vấn đề khác. Ngày đầu tiên của tháng 5 năm 2016, cô Hu Lu được đưa vào phòng sinh, mọi người đều rất lo lắng. Mọi sự chuẩn bị đều đã được hoàn thành để nếu có bất kỳ tình huống xấu xảy ra, tính mạng người mẹ cần phải được đặt lên hàng đầu.
Cuối cùng, b.é g.ái nặng 1,48kg đã được chào đời, tuy lúc vừa lọt lòng em bé có bị ngạt thở, nhưng đã được cứu sống bởi đội ngũ y tế tận tâm. Đ.ứa t.rẻ được chăm sóc và theo dõi trong lồng kính suốt 45 ngày, cô Hu Lu mới được ôm lấy con gái mình. Rất may mắn, đến nay sau 3 năm, các chỉ số sức khoẻ của bé đều ổn định.
Gia đình hạnh phúc nay đã đón thêm một thành viên mới.
Xương thủy tinh là bệnh gì?
Bệnh xương thủy tinh (xương dễ gãy) là rối loạn di truyền liên quan đến cấu trúc xương. Người mắc bệnh này thường dễ vỡ xương, mặc dù có thể ít hoặc không có tổn thương rõ ràng. Ngoài gãy xương, người bệnh đôi khi bị yếu cơ hoặc lỏng khớp và thường mắc dị tật xương bao gồm tầm vóc nhỏ, vẹo cột sống (cong cột sống), các xương dài hình cung.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh xương thuỷ tinh bao gồm:
– Xương yếu và giòn
– Điếc, màng cứng mắt màu xanh
– Răng yếu và đổi màu
– Yếu cơ, lỏng khớp
– Dị tật xương.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet