Tập thể dục trong nhiều giờ, chế độ ăn ít chất béo, bỏ bữa sáng… là những cách giảm cân không lành mạnh mà nhiều người thường áp dụng.
Uống nước ép trái cây:.Chế độ ăn kiêng bằng nước trái cây có thể giúp giảm cân nhanh chóng trong thời gian ngắn, tuy nhiên, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Chế độ ăn ít chất béo: Tiêu thụ chất béo lành mạnh sẽ giữ cho chúng ta cảm thấy no trong một thời gian dài hơn và điều này sẽ ngăn việc ăn quá nhiều.
Bỏ bữa sáng: Bỏ qua một bữa ăn sáng sẽ khiến chúng ta cảm thấy đói hơn và khiến ăn nhiều hơn bình thường vào các bữa ăn khác.
Uống soda ăn kiêng: Những loại soda ăn kiêng có thể sẽ chứa chất ngọt nhân tạo, sẽ làm tăng nguy cơ béo phì và hội chứng chuyển hóa.
Tập thể dục trong nhiều giờ: Tập luyện quá sức sẽ khiến bạn dễ cảm thấy đói, ăn nhiều hơn đồng thời khiến cơ thể sẽ mệt mỏi hơn.
Dùng thuốc giảm cân: Thuốc giảm cân có thể giúp chúng ta giảm cân nhanh chóng và dễ dàng tuy nhiên có thể dẫn đến huyết áp cao và các vấn đề về tim.
Lời khuyên: Hãy áp dụng chế độ ăn khoa học kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao một cách lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc giảm cân./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN
Theo Boldsky
Giảm cân kiểu này không khác gì ‘t.ự s.át’
Ăn quá ít chất béo, bỏ bữa, cắt giảm nhóm thực phẩm, ăn kiêng hay tự bỏ đói bản thân là những cách giảm cân phản khoa học, hại sức khỏe bạn cần tránh.
Nước ép trái cây: Chế độ ăn kiêng chỉ dùng nước trái cây giúp bạn giảm cân trong thời gian ngắn vì nó không giảm được lượng mỡ trong cơ thể. Giảm cân theo kiểu này bạn chỉ cân bằng được lượng nước và khối cơ bắp nhưng lại dễ thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.
Ăn quá ít chất béo: Ăn ít chất béo để giảm cân là một ý tưởng tồi. Vì tiêu thụ một số chất béo lành mạnh sẽ giúp tăng cảm giác no, từ đó ngăn bạn ăn nhiều hơn. Ngoài ra, ăn quá ít chất béo cũng dễ khiến bạn mất cân bằng nội tiết tố, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và suy giảm sức khỏe tim mạch hay chức năng của não bộ.
Bỏ bữa: Bỏ bữa sáng, trưa hoặc tối chắc chắn sẽ cắt giảm lượng calo dễ dàng nhưng lại hình thành xu hướng ăn nhiều vào những bữa sau. Do vậy, bỏ bữa không những không giảm được cân mà còn phản tác dụng trong một số trường hợp.
Cắt giảm các nhóm thực phẩm: Vì quá nôn nóng giảm cân mà nhiều người tự ý cắt giảm một số nhóm thực phẩm khỏi chế độ ăn uống của mình. Đây là quan niệm sai lầm dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng do không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Ăn kiêng: Ăn kiêng thực sự giảm được cân rất nhanh chóng nhưng về lâu dài sẽ gây phản tác dụng. Thậm chí, ăn kiêng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn và làm tăng nguy cơ mất nước.
Bỏ đói bản thân: Nếu bạn nghĩ rằng tự bỏ đói bản thân sẽ giảm được cân thì đó là quan niệm sai lầm. Bởi nhịn ăn chỉ giảm được khối lượng cơ bắp. Bên cạnh đó, nhịn ăn cũng dẫn tới các hệ lụy như làm suy giảm quá trình trao đổi chất, thiếu năng lượng và mất cân bằng dinh dưỡng.
Tập thể dục trong nhiều giờ: Tập thể dục chắc chắn giúp giảm cân, nhưng tập luyện quá sức sẽ khiến bạn cảm thấy đói và ăn nhiều hơn. Ngoài ra, giảm cân bằng phương pháp này cũng khiến bạn dễ bị mệt mỏi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về sức khỏe tim mạch hay tâm thần.
Dùng thuốc giảm cân: Thuốc sẽ giúp bạn giảm được cân nhanh chóng và dễ dàng. Những viên thuốc này ngăn cảm giác thèm ăn của bạn nhưng lại tăng tốc độ trao đổi chất. Tình trạng trên dễ khiến bạn bị huyết áp cao và nguy cơ mắc bệnh tim.
Chỉ tập trung vào chế độ ăn uống: Nếu bạn đang kế hoạch giảm cân và chỉ tập trung vào chế độ ăn uống thì khó có được kết quả tốt. Bởi tập luyện thể dục cũng là một phần quan trọng trong liệu trình giảm cân khoa học. Thậm chí, theo các chuyên gia, một liệu trình có 75% là do chế độ ăn nhưng cũng có tới 25% là do tập luyện.
Ăn quá nhiều sau khi tập luyện: Ăn quá nhiều sau khi tập luyện không phải cách tốt để giảm cân. Bởi việc này sẽ làm tăng lượng calo hấp thụ vào cơ thể, dễ dẫn đến tình trạng phản tác dụng trong việc giảm cân.
PHẠM QUÝ
Nguồn: Boldsky/VTC