Chuyên gia tiết lộ nếu chỉ ngâm chân thôi mà không tác động đến điểm vàng này thì hiệu quả đạt được sẽ kém hơn hẳn.
Ngâm chân kết hợp massage gan bàn chân mỗi tối trời lạnh không chỉ giúp ngủ ngon, giải tỏa stress…
Khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh, ấy cũng là lúc hệ miễn dịch dễ bị suy yếu. Thật tuyệt vời nếu như bạn có sẵn trong tay một số liệu pháp dưỡng sinh tự nhiên, có thể làm ngay tại nhà để trở nên khỏe mạnh hơn. Ngâm chân là việc làm đơn giản nhưng có thể giúp bạn làm được điều đó. Nhưng ngâm chân thôi chưa đủ, kết hợp thêm massage chân thì hiệu quả đạt được càng cao hơn.
Để ngâm chân kết hợp massage chân hiệu quả, bạn cần thực hiện như sau:
Chuẩn bị:
– Một thau nước nóng đảm bảo ngập 2 bàn chân ở nhiệt độ nóng vừa phải.
– Có thể bổ sung thêm gừng hoặc tinh dầu hoa oải hương để được thư giãn hơn.
Cách làm:
– Ngâm chân vào nước nóng khoảng 15 phút.
– Tiến hành massage chân 15 phút. Bắt đầu xoa bóp ngón chân cái để tăng cường sức khỏe phổi và não, xoa bóp tiếp 3 ngón chân tiếp theo để giảm đau.
Thực hiện đều đặn mỗi tối mùa đông sẽ giúp bạn cải thiện giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn, cải thiện sự tiết mồ hôi, lưu thông m.áu tốt hơn, thư giãn cơ bắp, cải thiện ham muốn t.ình d.ục, giải tỏa stress, từ đó sức khỏe làn da cũng được cải thiện, trở nên căng hồng, tràn đầy sức sống.
Vào mùa đông, chúng ta rất dễ bị lạnh bàn chân nhưng đồng thời cũng trở nên lười biếng với việc massage, ngâm chân trong nước hơn. Bàn chân bị lạnh nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến phổi, làm suy hô hấp. Do đó, để phòng chống những căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần tránh để chân bị lạnh. Đồng thời, để tăng sức mạnh cho cơ thể vào mùa đông, giải pháp massage chân là điều không thể thiếu.
Ngâm chân kết hợp massage chân vào mỗi tối trời lạnh – Liệu pháp dưỡng sinh giúp bạn khỏe mạnh mỗi ngày
Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) khẳng định, lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nói cách khác, mỗi vị trí trên cơ thể đều liên quan đến lòng bàn chân. Do đó, massage chân đúng cách có thể giúp bạn cải thiện lưu thông m.áu trong cơ thể, hỗ trợ chữa đau đầu, đau nửa đầu, hạ huyết áp, ngăn chặn đau chân khi có chấn thương khu vực này và cả chuyện tăng cường ham muốn t.ình d.ục, bạn sẽ ngủ ngon và da dẻ cũng căng mịn, hồng hào hơn…
Theo lương y Bùi Hồng Minh, mỗi cơ quan trong cơ thể con người đều có những vùng đại diện ở hai bên chân. Bàn chân trái ứng với nửa người bên trái, bao gồm mắt trái, nửa đầu trái, thận trái, h.ậu m.ôn, tim…, bàn chân phải tương ứng với nửa người bên phải, bao gồm mắt phải, thận phải, gan, mật, ruột thừa… Do đó, khi tác động đến gan bàn chân mỗi bên đồng nghĩa với việc tác động đến những bộ phận tương ứng của khu vực đó.
Trong Y học cổ truyền, bàn chân có mối liên hệ vô cùng mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Ví dụ như mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ hai liên quan đến dạ dày, ngón chân thứ tư liên quan đến gan, ngón chân cái liên quan đến gan và tì, lòng bàn chân đặc biệt có mối liên hệ với sức khỏe của thận.
“Nguyên nhân là ở bàn chân có gan bàn chân. Lá gan bàn chân rất quan trọng. Lá gan này có khỏe mạnh thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh và ngược lại. Đó là lý do vì sao người ta nói chỉ cần massage bàn chân là không cần xoa bóp, bấm huyệt tại những khu vực khác trên cơ thể nhưng vẫn đem lại hiệu quả chữa bệnh nhất định”, lương y Bùi Hồng Minh nói.
Vào mùa đông, do ảnh hưởng của thời tiết lạnh, sự lưu thông m.áu đến cơ thể kém. Đó là chưa kể hiện tượng chân tay bị lạnh trở nên phổ biến hơn. Khi chân bị lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể theo hệ thống kết nối mật thiết lục phủ ngũ tạng. Vì vậy, việc ngâm chân kết hợp massage chân có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Để ngâm chân kết hợp massage, chuyên gia lưu ý thêm nên massage vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất. Khi massage chân, ngoài việc ấn tay, khuỷu tay, gót chân… vào những đầu ngón chân, bạn nên sử dụng lòng bàn tay xát mạnh, xoa tròn lòng bàn chân. Lấy ngón cái bàn chân trái massage cho bàn chân phải và làm ngược lại, hoặc có thể tận dụng chân ghế, chân bàn để massage bàn chân khi bạn cảm thấy đau nhức ngay tại nơi làm việc.
Hiểm họa khi cho trẻ uống aspirin “chữa” đau tăng trưởng
Theo thống kê, có khoảng 40% t.rẻ e.m trong quá trình phát triển đều mắc phải chứng đau tăng trưởng.
Ảnh minh họa.
Tình trạng này thường bắt đầu từ khi trẻ 3 t.uổi và có thể kéo dài đến hết t.uổi dậy thì. Hiện tượng đau trở nên rõ nhất trong giai đoạn trẻ từ 3 – 5 t.uổi và 8 – 12 t.uổi.
Hiện tượng không rõ nguyên nhân
Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng.
Không ít cha mẹ lo lắng khi trẻ kêu đau nhức chân vào ban đêm. Trong khi đó, con vẫn chạy nhảy, hoạt động bình thường vào ban ngày.
Mới đây, bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng – Giảng viên bộ môn Nhi khoa, Trường Đại học Y dược TPHCM chia sẻ về trường hợp b.é g.ái 8,5 t.uổi bị đau do tăng trưởng.
Cụ thể, b.é g.ái phát triển thể chất bình thường. Tuy nhiên, đôi khi, trẻ gặp tình trạng đau bắp chân vào buổi tối. Trẻ hết đau sau khi được xoa bóp và hoàn toàn không có triệu chứng gì khác. Sau khi làm xét nghiệm m.áu và chụp X-quang cho bệnh nhi, các bác sĩ đã loại trừ nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Sau khi chẩn đoán trẻ đau do tăng trưởng, bác sĩ Tưởng không kê đơn thuốc và chỉ tư vấn, dặn dò. Tuy nhiên, mẹ bệnh nhi hoàn toàn bất ngờ trước chẩn đoán này và bày tỏ sự không đồng tình.
Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Tưởng nhấn mạnh, các phụ huynh không nên quá lo lắng, nếu con được chẩn đoán đau do tăng trưởng.
“Đau do tăng trưởng – tên tiếng anh là “Growing pains”, có liên quan đến t.iền sử gia đình. Tình trạng này bắt đầu xảy ra ở trẻ trong độ t.uổi từ 3 – 12, chủ yếu thấy ở trẻ trong độ t.uổi đi học. Vị trí đau thường đối xứng ở hai bên cơ thể, giới hạn ở chi trên và chi dưới như cẳng tay, bắp chân, đùi và vùng khoeo”, bác sĩ Tưởng giải thích.
Theo chuyên gia, tình trạng này liên quan đến việc gia tăng hoạt động thể lực trong ngày của trẻ. Tuy nhiên, trẻ thường không đau lúc đang vận động. Tình trạng đau chỉ xảy ra khi trẻ nghỉ ngơi. Hiện tượng này thường xảy ra vào buổi chiều, tối trước khi đi ngủ, thậm chí ban đêm, gây gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
Tới nay, nguyên nhân của những cơn đau do tăng trưởng vẫn chưa được làm rõ. “Người ta cho rằng, những cơn đau này có thể liên quan đến hội chứng chân không yên. Cơn đau cơ vào ban đêm do hoạt động quá mức vào ban ngày được cho là nguyên nhân gây đau do tăng trưởng”, bác sĩ Tưởng cho biết.
Cụ thể, việc hoạt động quá mức như chạy, leo trèo và nhảy có thể gây tác động cho hệ cơ xương của trẻ và gây đau. Do đó, chính những hoạt động này là yếu tố nguy cơ xảy ra những cơn đau.
Chuyên gia này nhấn mạnh, khi khai thác đủ tính chất và khám lâm sàng nghĩ đến “đau do tăng trưởng”, trẻ thường không cần làm thêm bất kỳ xét nghiệm nào để chẩn đoán.
Khắc phục cơn đau
Để giúp trẻ bớt đau, bác sĩ Tưởng gợi ý, cha mẹ có thể khắc phục tại nhà.
“Phụ huynh có thể xoa bóp chân cho trẻ. Trẻ thường đáp ứng với việc xoa bóp nhẹ nhàng. Trong khi đó, những trẻ khác cảm thấy tốt hơn lúc được ôm ấp”, chuyên gia cho hay.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho con sử dụng đệm sưởi. Bởi, nhiệt có thể giúp làm dịu các cơ bị đau. Phụ huynh nên cho con sử dụng đệm sưởi ở nhiệt độ thấp trước khi đi ngủ hoặc khi trẻ đau chân.
Sau khi con ngủ, cha mẹ có thể tháo đệm sưởi. Việc cho trẻ ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ cũng là một giải pháp hữu hiệu, xoa dịu cơn đau do tăng trưởng.
“Cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Tránh dùng aspirin, do nguy cơ mắc hội chứng Reye. Đây là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng liên quan đến việc cho trẻ dùng aspirin”, bác sĩ Tưởng cảnh báo.
Ngoài ra, chuyên gia này gợi ý, việc cho trẻ tập các động tác kéo giãn cơ vào ban ngày có thể ngăn ngừa cơn đau vào ban đêm. Một số động tác có thể là duỗi thẳng đầu gối, cẳng chân, gập cổ chân – bàn chân khi nằm ngửa. Hoặc, gập đầu gối một góc 90 độ khi trẻ nằm sấp. Thực hiện mỗi lần từ 10 – 20 giây và lặp lại từ 10 – 20 lần mỗi bên.
Cơn đau không do tăng trưởng
Mặc dù các bác sĩ cho biết, đau do tăng trưởng không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám, khi: Cơn đau tiếp tục xảy ra vào buổi sáng; Đau dữ dội ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của trẻ; Cơn đau chủ yếu nằm ở các khớp; Cơn đau có liên quan đến chấn thương; Đau kèm theo các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác như sưng, đỏ, đau, sốt, đi khập khiễng, phát ban, chán ăn, suy nhược hoặc mệt mỏi.
Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc, có nên bổ sung thuốc canxi trong trường hợp con đau do tăng trưởng hay không. Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Tưởng cho biết, phụ huynh nên bổ sung canxi theo nhu cầu của trẻ từ thức ăn.
“Dù tên nghe có vẻ liên quan đến tăng trưởng, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, không liên quan đến giai đoạn xương phát triển nhiều hay ít. Do đó, việc cho trẻ uống canxi là không cần thiết trong trường hợp này”, chuyên gia chia sẻ.