Thông thường trong và sau mưa lũ, các vi sinh vật gây bệnh cùng rác thải, chất thải và xác động vật hòa trộn vào dòng nước, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Những bệnh thường gặp là nấm kẽ chân, đau mắt đỏ, tả, sốt xuất huyết…
Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Bệnh xuất hiện quanh năm, tăng cao vào mùa mưa, đặc biệt là sau bão lũ.
Theo y học cổ truyền, SXH thuộc ngoại cảm phong nhiệt thuộc chứng ôn bệnh, còn gọi ngoại cảm ôn tà. Trên lâm sàng biểu hiện sốt cao đột ngột, sốt liên tục, khi sốt cao sẽ dẫn đến tổn thương phần âm tân dịch. Nguyên nhân gây SXH chủ yếu là do hỏa thịnh âm hư, nhức mỏi do nhiệt tà uất kết.
Phép trị: tân lương giải biểu, thanh nội nhiệt, dưỡng âm, cầm huyết, thư cơ, nên vừa giải phong nhiệt vừa cố giữ đến phần âm là chính, kết hợp thanh hỏa mà huyết cầm, giải nhiệt tà đau mỏi sẽ giảm… Sau đây là bài thuốc Nam quý có tác dụng phòng trị SXH khi bệnh còn nhẹ: độ I, II (sốt cao, xuất huyết ít).
Rau má (tích tuyết thảo) là vị thuốc Nam hỗ trợ phòng trị bệnh sốt xuất huyết rất hiệu quả.
Thành phần
Cỏ mực 16g, lá tre 16g, rễ cỏ tranh 16g, rau má 16g, cát căn 16g, đậu đen 40g. Sắc uống ngày 1 – 2 thang, mỗi thang sắc 2-3 lần, mỗi lần đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén, uống liên tục cho đến khi hết sốt, khỏi bệnh. Tác dụng: Giải nhiệt tà dưỡng âm, thanh hỏa cầm huyết, thư cơ, bổ chính khử tà. Chủ trị SXH, sốt nhiễm siêu vi, “ôn bệnh”. Ngoài ra bài này còn chữa cảm cúm, sốt cao, người nóng trong, đau đầu, đau mình dùng đều có hiệu quả tốt.
Cỏ mực (hạn liên thảo): Vị ngọt cay, tính hàn, vào can và thận. Tác dụng giải nhiệt dưỡng âm, thanh hỏa cầm huyết, là chủ dược.
Lá tre (trúc diệp): Vị ngọt mát, vào tâm, phế, vị. Tác dụng thanh tâm, tả hỏa, lợi tiểu. Chữa chứng nội nhiệt tâm phiền nóng bứt rứt khó ngủ, tiểu ít, tiểu dắt, nôn khan.
Rễ cỏ tranh (bạch mao căn): Vị ngọt, tính mát vào tâm tỳ vị, tác dụng mát huyết, thanh nhiệt lợi tiểu cầm huyết, thanh giải nhiệt tà phần lý. Trị chứng khái huyết, xuất huyết tiểu tiện.
Rau má (tích tuyết thảo): Vị ngọt đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, nhuận can, lương huyết, lợi tiểu, giải độc.
Sắn dây (cát căn): Vị ngọt tính bình, vào tỳ vị. Tác dụng tán nhiệt (giải nhiệt tà ra ngoài), sinh tân dịch, bớt khát, tiêu độc thấu chẩn, giải kinh (chống co giật, giảm đau nhức).
Đậu đen (hắc đậu): Vị ngọt tính mát. Tác dụng bổ huyết, trừ phong thanh nhiệt dưỡng âm, giải độc, lợi tiểu, hạ sốt, cầm huyết. Ngoài ra đậu đen rất giàu dưỡng chất như protid, lipid, glucid, vitamin C, B 1 , B 2 , PP, caroten, đều là dưỡng chất có vai trò chất bổ chính khử tà.
Bài thuốc có công năng vừa giải ngoại cảm ôn tà vừa thanh lý nhiệt, dưỡng âm cầm huyết, giải uất nhiệt bớt đau nhức, bổ chính khử tà.
Gia giảm
Nếu sốt kèm đau họng, nổi ban nhiều gia kim ngân hoa 20g. Nếu nhức mỏi cơ gia sắn dây lượng gấp đôi. Nếu nóng bứt rứt, khó ngủ gia lá tre gấp đôi. Nếu ra m.áu cam, ra m.áu chân răng, nôn khan, nôn ra m.áu, xuất huyết đại tiểu tiện, tăng vị rễ cỏ tranh gấp đôi.
Nếu có tiêu chảy: thì cỏ mực, rễ tranh nên sao vàng.
Giai đoạn hết sốt: bệnh nhân người mệt mỏi tay chân lạnh, nổi da gà, dễ vã mồ hôi “huyết áp tụt”, giảm vị cỏ mực, rễ cỏ tranh; thêm sâm ngọc linh 12g hoặc nhân sâm, đảng sâm, mạch môn, mỗi vị 14g; ngũ vị tử 10g, để tăng tác dụng bổ khí liễm hãn dưỡng âm sinh tân.
Đây là bài thuốc Nam phòng trị SXH rất công hiệu, đặc biệt làm giảm các triệu chứng khó chịu bệnh như chứng sốt cao, xuất huyết, nhức mỏi, bứt rứt khó ngủ…
Tác giả đã sử dụng bài thuốc này nhiều năm, cho gần 100 ca đều thấy kết quả tốt, chưa thấy tác dụng phụ, khi hết sốt nhanh phục hồi. Bài thuốc rất dễ uống, dễ sử dụng, dược liệu sẵn có, nếu được sử dụng sớm ngay ngày đầu sốt sẽ không kéo dài.
Tuy nhiên với bệnh nhân thể nặng (đô III va IV), bai nay chi nên phối hợp và hô trơ giảm triệu chứng, nhât thiêt phai đi khám theo dõi cua y hoc hiên đai để xử trí kịp thời tránh biến chứng. Người bệnh nên có chế độ ăn bổ mát, dễ tiêu.
Phòng ngừa SXH
Mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Không ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt; Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ; Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hằng tuần cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra;
Thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy); Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ, vỏ xe…); Thay nước mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi; có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.
Ngăn chặn nỗi lo “dịch chồng dịch” tại các địa phương có mưa lũ
Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, cảm cúm, đau mắt đỏ…
Hiện nay, tại các tỉnh đang bước vào đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, người dân vùng lũ vẫn cần lưu ý việc đeo khẩu trang, để phòng dịch Covid-19, nhằm tránh tình trạng “dịch chồng dịch”.
Theo đ.ánh giá từ Bộ Y tế, đây cũng là thời điểm các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế, bão lũ thường đi kèm với thiên tai, dịch bệnh.
Cụ thể, người dân ở những vùng bị ảnh hưởng rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá do mất an toàn thực phẩm, nguồn nước không đảm bảo, vệ sinh chưa tốt.
Không chỉ vậy, chuyên gia này cũng cảnh bảo người dân còn dễ mắc cúm, cảm lạnh, đau mắt, nước ăn chân cùng nhiều bệnh về da liễu khác.
“Trong thời điểm hiện nay, tôi đặc biệt lưu ý người dân phải cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết, cúm, nhất là những người dân ở miền Trung, sống trong vùng rừng núi cần chủ động phòng dịch bệnh”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng lo ngại.
Bên cạnh đó, mưa bão gây ngập lụt nhiều nơi người dân cũng dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do nguồn nước, nguồn thực phẩm, điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Chưa kể, thiếu lương thực, thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng cũng như sức đề kháng của người dân vùng lũ, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, ông Trần Đắc Phu trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, người dân vùng lũ vẫn cần lưu ý việc đeo khẩu trang, để phòng dịch Covid-19, nhằm tránh tình trạng “dịch chồng dịch”.
Đồng thời, để phòng chống các dịch nguy hiểm khác người dân cần thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn; diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.
Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày; thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và c.hôn x.ác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế; khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân vùng lũ theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, các địa phương tuyên truyền các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó nhấn mạnh đến việc đảm bảo vệ sinh nguồn nước và ngăn chặn tình trạng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng tình trạng khan hiếm thực phẩm để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không đảm bảo.
Bên cạnh đó, theo ông Phong người dân cần tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau những ngày mưa lũ để có bữa ăn đủ dinh dưỡng và đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, người dân không chế biến thực phẩm từ động vật c.hết không rõ nguyên nhân hoặc động vật đang bệnh. Những ngày này, có thể dùng thực phẩm (nước tương, muối lạc…) để thay thế thức ăn từ động vật.