Chứng bệnh diễn biến âm thầm thầy cô giáo hay mắc

Ở Việt Nam, khoảng 1/4 người trưởng thành bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Trong đó, giáo viên, đặc biệt nữ giới, là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Nhật Tiên, Phó khoa Nội, Can thiệp Tim mạch – Hô hấp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ( Hà Nội), cho hay suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng. Đây là thuật ngữ dùng để nói về bệnh lý tĩnh mạch chi dưới bị suy và giãn. Bệnh nhân có thể vừa suy van vừa giãn hoặc bị suy nhưng chưa giãn tĩnh mạch và ngược lại.

Các nghiên cứu lớn ở châu Âu và châu Mỹ cho thấy khoảng 40% dân số trưởng thành mắc bệnh lý này. Hàng năm, ở Mỹ, chi phí điều trị bệnh này lên tới hàng tỷ đô la. Ở Việt Nam, khoảng 1/4 người trưởng thành bị căn bệnh này.

chung benh dien bien am tham thay co giao hay mac 313 5390907

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Nhật Tiên, Phó khoa Nội, Can thiệp Tim mạch – Hô hấp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ảnh: HQ.

“Thông thường, một ngày tại khoa chúng tôi có 20 bệnh nhân đến khám vì bệnh lý tĩnh mạch, tăng dần theo các năm và trẻ hoá dần”, bác sĩ Tiên thông tin.

Đặc biệt, một số nghề có nguy cơ mắc bệnh này, điển hình là giáo viên. “Chúng tôi từng có chương trình phối hợp một số trường học tầm soát cho thầy cô. Kết quả cho thấy các thầy cô giãn tĩnh mạch khá nhiều với tỷ lệ cao hơn hẳn cộng đồng. Theo các nghiên cứu không chính thức, con số này cao hơn 20-30% so với tỷ lệ chung của cộng đồng”, bác sĩ Tiên chia sẻ.

Trong đó, một phần nguyên nhân xuất phát từ việc phải đứng nhiều và đi giày cao gót (đối với cô giáo).

Chuyên gia giải thích việc đưa m.áu từ dưới chân về tim dựa trên 3 cơ chế: Do sự vận cơ (các cơ vùng cẳng chân, bàn chân sẽ bơm m.áu từ dưới chân), do van tĩnh mạch một chiều và do tư thế hoặc hô hấp. Trong đó, sự vận cơ và tư thế rất quan trọng.

Đi giày cao gót làm sự vận cơ ở vùng bàn chân khó hơn so với người sử dụng giày dép đế bằng. Nếu kèm theo việc mặc quần áo bó chật, đặc biệt vùng đùi mông, sự hồi lưu tĩnh mạch sẽ càng khó khăn hơn.

Ngoài ra, phụ nữ thường bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch; đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt; khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp.

Bác sĩ Tiên lưu ý bệnh thường hay bị bỏ sót vì người dân khi có triệu chứng không kịp đến viện hoặc bỏ qua khi nghĩ không quan trọng.

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh cũng thường mờ nhạt và thoáng qua. Người bệnh thường có biểu hiện đau mỏi chân, nặng chân, đôi khi chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường, phù nhẹ khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, nhiều mạch m.áu nhỏ li ti… Những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi. Các tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

Giai đoạn tiến triển, bệnh sẽ gây phù chân, có thể ở mắt cá hay bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da do m.áu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày sẽ có biểu hiện loạn dưỡng. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, m.áu thoát ra ngoài mạch gây phù chân. Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi, nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da thường xuyên, mảng bầm m.áu trên da…

Giai đoạn biến chứng, bệnh gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối, xuất huyết nặng do giãn vỡ tĩnh mạch, nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.

“Suy giãn tĩnh mạch cần phát hiện sớm để dễ dàng hơn công tác điều trị. Thực tế, việc phát hiện sớm và kịp thời sẽ giúp cho điều trị trở nên không quá khó khăn”, bác sĩ Tiên cho hay.

Bác sĩ sẽ điều trị theo giai đoạn của bệnh, kết hợp đa mô thức điều trị.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Tiên, 20-30% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch lại thường đến khám ở các chuyên khoa khác như thần kinh, cột sống, cơ xương khớp, da liễu… Sau đó, họ mới chuyển sang khám chuyên sâu về mạch m.áu. Nhiều bệnh nhân đến khi đã quá muộn.

Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là nguyên nhân gây t.ử v.ong mà ít người biết đến. Khi biến chứng nặng, m.áu ứ trong lòng tĩnh mạch hình thành các cục m.áu đông, trôi về tim, gây thuyên tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến t.ử v.ong.

7 tác hại của việc ngồi vắt chéo chân

Ngồi vắt chéo chân là thói quen hàng ngày của nhiều người nhưng ít ai ngờ tư thế ngồi này lại gây ra các bệnh về lưng, cổ, tĩnh mạch và rất nhiều tác hại khác.

Ngồi vắt chéo chân là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

7 tac hai cua viec ngoi vat cheo chan 3cc 5330047

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia vật lý trị liệu, việc ngồi vắt chéo chân thường xuyên sẽ khiến bạn sẽ có nguy cơ đau lưng và đau cổ. Bởi lúc này, hông hơi xoắn lại khiến khung chậu mất thăng bằng, từ đó gây áp lực lên cột sống và dẫn đến các cơn đau.

“Ngồi vắt chéo chân liên tục hàng ngày, hàng tuần là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng, cổ và thoát vị đĩa đệm”, các chuyên gia khẳng định.

Suy giãn tĩnh mạch vì ngồi vắt chéo chân

Thói quen xấu này còn làm tăng nguy cơ hình thành triệu chứng “tĩnh mạch mạng nhện” (những mạch m.áu nhỏ nổi lên hình mạng nhện), mặc dù nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch là do gen kéo theo việc ngồi quá lâu cũng dẫn đến viêm tĩnh mạch.

Khi ngồi vắt chéo chân, áp lực tĩnh mạch sẽ tăng lên, cản trở m.áu lưu thông, khiến cho các van mạch m.áu thu hẹp và yếu dần lại. Vô tình điều này gây tụ m.áu ở chân và làm cho tĩnh mạch sưng lên.

Vắt chéo chân gây tê liệt cơ

7 tac hai cua viec ngoi vat cheo chan 17c 5330047

Ảnh minh họa

Vắt chéo chân sẽ dồn áp lực lên dây thần kinh mác ở phía sau đầu gối. Bởi vậy, ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài có thể khiến chân hoặc bàn chân của bạn bị tê liệt và giảm lượng m.áu lưu thông ở chân.

Lúc này, các ngón chân của bạn cũng tê buốt và cử động không đúng hướng. Nó gây ra những cơn đau râm ran như thể các cơ đang bị ghim hay kim châm vào vậy. Nếu xuất hiện tình trạng ấy, bạn hãy nhanh chóng xoa bóp mạnh phần cơ bị tê cứng để tăng cường lượng m.áu lưu thông trong tĩnh mạch.

Ngồi chéo chân ảnh hưởng sức khỏe sinh sản

Nam giới ngồi chéo chân thường có xu hướng hai chân kẹp rất chặt, làm cho mặt trong của đùi và bộ phận s.inh d.ục thường xuyên ẩm ướt do mồ hôi và nhiệt độ ở đây cũng tăng lên, gây hại cho chất lượng t.inh t.rùng.

Vắt chéo chân làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa

7 tac hai cua viec ngoi vat cheo chan cc1 5330047

Ảnh minh họa

Phái đẹp thường có thói quen ngồi chéo chân mà không biết rằng đây là một trong những yếu tố gây bệnh phụ khoa cao hơn người khác. Tư thế này sẽ khiến nhiệt độ cục bộ bị tăng cao, hình thành môi trường nóng ẩm ở vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, lâu dần có thể gây thống kinh nặng, viêm â.m đ.ạo và các bệnh phụ khoa khác.

Tác động xấu đến và vóc dáng

Không chỉ khiến cho khớp xương đầu gối yếu đi, nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ngồi bắt chéo chân quá ba tiếng mỗi ngày thường có xu hướng đi hơi nghiêng về phía trước, lưng không thẳng. Luôn giữ lưng thẳng bằng cách ngồi đúng cách: Đầu gối song song và cẳng chân vuông góc với sàn sẽ giúp cho xương sống khoẻ và vóc dáng đẹp hơn.

Tuần hoàn m.áu kém

Ngồi vắt chéo chân sẽ khiến m.áu ở chân bị đình trệ, làm mắt cá chân và chân bị phù nề. Do đó, cần xoa bóp nhẹ từ mắt cá lên đùi nhằm giảm nguy cơ tạo cục m.áu đông trong mạch m.áu ở chân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *